Downloadsachmienphi.com

Các cụ trạng Việt Nam

Các cụ trạng Việt Nam - Phan Kế Bính
Các cụ trạng Việt Nam –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Các cụ trạng Việt Nam –

Trải qua thăng trầm của các thời đại, các Trạng Đại Việt liên tục xuất hiện, tạo dựng nên một nền học vấn Đại Việt huy hoàng. Mặc dù nền khoa bảng hoàn toàn dựa vào kinh sách của Nho gia nhưng ở mỗi vị Trạng nguyên, ý chí độc lập về tinh thần, về tri thức luôn thức tỉnh mạnh mẽ.Tuy xuất thân từ những hoàn cảnh, thời đại khác nhau nhưng ở họ đều có một điểm chung vượt lên trên nghèo khó là sự ham học hỏi. Họ là những người hiền tài, muốn đem hết tài năng và đức hạnh của mình phục vụ cho Tổ Quốc. Cũng nhờ đó, họ đã để lại cho nước nhà một nền học vấn uyên thâm, đã và đang được các thế hệ sau tiếp nối và phát triển.

Ở Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, làng Tiên Châu xưa có một người tên là Lê Như Hổ, nhà nghèo mà học giỏi, nhưng ăn khỏe quá, mỗi bữa ăn một nồi bảy cơm (đáng lẽ mười người ăn mới hết) mà không no. Cha ông không kiếm đủ cho con ăn, buồn lắm, phải cho Lê Như Hổ gửi rể một nhà giàu ở làng Thiên Thiên.

Ở nhà vợ, Lê Như Hổ ăn mỗi bữa một nồi năm, nhưng không dám đòi thêm, sợ cha vợ buồn. Vì thế, ông không mạnh nên việc học hành có ý hơi lơ đãng. Bố mẹ vợ phàn nàn với bố mẹ đẻ Lê Như Hổ. Ông bố đẻ mới hỏi:

– Chớ tôi hỏi thực ông, mỗi bữa ông cho cháu ăn uống ra sao?

– Mỗi bữa, tôi cho cháu ăn một nồi năm.

– Thảo nào! Nhà tôi tuy nghèo mà còn phải cho cháu ăn mỗi bữa một nồi bảy. Ông cho cháu ăn ít nên nó biếng nhác là phải lắm. Ông thử cho cháu ăn thêm coi.

Ông bố vợ nghe lời, về cho con rể ăn mỗi bữa một nồi bảy. Lê Như Hổ học có ý chăm hơn trước một chút thôi. vợ thấy con rể như thế phàn nàn với chồng:

– Ăn một nồi bảy cơm mỗi bữa mà tối đến chỉ học được dăm ba tiếng. Ông khéo lựa rể quá. Cái ngữ này chỉ ăn khỏe cho mập thôi, chớ có gượng mà học cũng chỉ là học lấy lệ, chớ chẳng trông cậy gì được đâu.

Ông bố vợ nói:

– Nó ăn khỏe tất có sức hơn người. Trời cho nhà mình đủ ăn thì cứ việc gì nói ra nói vào lôi thôi.

– Ông nói tức anh ách. Cứ ăn khỏe thì làm việc khỏe hay sao? Thì đấy, nhà ta có mấy mẫu ruộng bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu người đấy, ông nó đi dọn xem có được không nào.

Lê Như Hổ nghe thấy nói thế, tức quá, hôm sau ăn cơm sáng xong vác con dao phát bờ ra ruộng. Đến nơi thấy, có cây cao bóng mát, ông nằm ngủ một giấc say sưa. Mẹ vợ đi chợ về qua đấy, thấy con rể gối đầu lên gốc cây ngáy pho pho, lật đật chạy về nhà gắt với chồng:

– Kìa, ông ra ruộng mà xem con rể ông kia. Tưởng là ăn xong vác dao ra ruộng làm gì, hóa ra ngủ khoèo. Ông còn bảo tôi thổi thật nhiều cơm cho nó ăn nữa hay thôi?

Bà lôi cho được ông chồng ra ruộng để xem tận mắt thằng con rể ăn khỏe mà “lười chẩy thây chẩy xác” ra. Bất ngờ ra đến nơi thì cả hai ông bà đã thấy ruộng sạch quang cả rồi. Thì ra trong khi bà vợ từ ruộng về nhà, ngầy ngà cãi nhau với chồng thì Lê như Hổ đã thức giấc, cầm dao phái cỏ như điên. Cỏ hoang bụi rậm đều bị chặt phăng phăng, thậm chí có những vũng lầy có cá cũng không kịp chạy, chết nổi lều bều cả lên mặt nước.

Đến lúc ấy, bố vợ Lê Như Hổ mới biết kỳ tài của con rể. Cũng từ hôm ấy, bà mẹ vợ bữa nào cũng thổi riêng một nồi mười cho rể ăn cho đủ no thì quả Lê Như Hổ học hành không biết mệt.

Một hôm, vợ Lê Như Hổ sai Lê Như Hổ đi kêu thợ về gặt lúa. Lê Như Hổ bảo:

– Mẹ ở nhà cứ thổi cơm sẵn, con kêu họ về, họ ăn xong là làm việc liền.

– Con kêu thợ gặt, nhưng không ai chịu làm. Thôi, để con ăn xong, làm một mình cũng được.

Nói xong, Lê Như Hổ ngồi ăn hết cả một nồi hai mươi. Bố mẹ vợ trông thấy phát sợ, hỏi:

– Con ăn như thế không sợ bể bụng ra?

Lê Như Hổ cười:

– Con ăn một nồi hai mươi cũng như người ta ăn ba bốn chén. Cha mẹ đừng lo, ăn xong, con đi làm liền. Con xin cam đoan làm một mình đến chiều tối thế nào cũng xong.

Ăn xong nồi hai mươi, Lê Như Hổ đem liềm hái và gánh đòn càn ra ruộng. Quá trưa, đến chiều thì xong hết. Lê Như Hổ bó lúa lại làm bốn gánh chất cả lên đòn càn quảy về luôn một lúc. Bao nhiêu thợ cấy thấy ông một mình gánh nhiều như thế mà cứ đi phăng phăng như không, đều phải lắc đầu le lưỡi. Từ đó, bố mẹ vợ Lê Như Hổ hết sức quí mến Lê Như Hổ.

Hồi ấy ở một làng gần đấy, nhân tiết xuân có mở hội đánh vật hàng năm. Năm nào. Lê Như Hổ cũng đến phá giải. Đô vật nào thấy ông cũng đều chịu thua, vì ông ta mạnh như hổ, không ai sánh kịp (vì thế mới có tên Như Hổ).

Võ đã giỏi, văn ông lại hay. Từ ngày được bố mẹ vợ cho ăn no, Lê như Hổ học hành tấn tới một cách lạ kỳ. Năm ba mươi tuổi, văn ông đã lừng lẫy hết cả vùng Hưng Yên, sang đến Thái Bình, Nam Định. Ông đỗ tiến sĩ trong thời Quang Hòa nhà Mạc.

Bấy giờ có một người đỗ đồng khóa với Lê Như Hổ, tên là Nguyễn Thanh, người huyện Hoàng Hóa, tỉnh thanh Hóa. Một hôm, Nguyễn Thanh nói với Lê Như Hổ về nhà của mình:

– Nhờ trời, tôi cũng khá, chẳng giàu có gì nhưng ăn cả đời chưa hết.

Lê Như Hổ nói:

– Cả gia tài của bác, may ra chỉ đủ cho tôi ăn vài tháng.

Nguyễn Thanh nghe thấy nói thế, cho là Lê Như Hổ đùa giai, bèn nói:

– Bác khinh tôi quá. Cả gia tài tôi như thế mà bác bảo chỉ đủ cho bác ăn ba tháng. Bác không sợ mang tiếng nói dóc sao?

– Dóc hay không, chẳng cần nói lôi thôi làm gì? Hôm nào bác thử mời tôi ăn một bữa xem sao. Thấy Lê Như Hổ thách như vậy Nguyễn Thanh mời liền.

Lê Như Hổ một hôm đến nhà Nguyễn Thanh thực nhưng chẳng may hôm ấy Thanh lại có việc quan vắng nhà.

Như Hổ đi thẳng vào nhà nói với vợ Nguyễn Thanh:

– Tôi với quan Nghè đây là bạn tâm giao, hôn nay có việc qua đây vào thăm bác và nhờ bữa cơm. Bà vợ Nguyễn Thanh ân cần tiếp rước, một mặt gọi gia đình đầy tớ làm heo làm gà, một mặt hỏi Lê Như Hổ có bao nhiêu quân lính để liệu đầu người mà thổi nấu.

Lê Như Hổ nói:

– Thưa phu nhân, không có bao nhiêu, chỉ có độ hơn ba mươi người.

Bà Nguyễn Thanh sai làm ba mươi heo, dọn bảy tám mâm cỗ ra mời Lê Như Hổ dùng cơm, nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy quân lính nào vào ăn cả. Lê Như Hổ cười mà bảo:

– Ối chao, họ không tới thì mặc, để tôi ăn cả cũng được.

Nói rồi ông ngồi ăn hết cả bảy tám mây cỗ, chỉ một lát thì làm bay hết cả mấy nồi hai mươi cơm, hai con heo, mấy mâm sôi, còn gà vịt, rau cải không thèm kể.

Ăn xong, Lê Như Hổ từ tạ ra về.

Đến chiều tối, ông Nguyễn Thanh trở về, bà vợ kể chuyện lại và lè lưỡi sợ ông bạn ăn khỏe như thần, Nguyễn Thanh vỗ đùi bảo:

– Thôi, Lê Như Hổ rồi!

Bà vợ nói:

– Ờ, đúng đấy, ông ta ăn như hổ. Tôi ở nhà dưới nhìn lên thấy ông ta sới cơm ra chén chỉ và một miếng thì hết, còn sôi thì ông ta chỉ ăn độ mười miếng thì hết một mâm.

Một bữa khác, Nguyễn Thanh đi qua làng Lê Như Hổ, bước vào nhà thăm, nhân thể để tạ lỗi, Lê Như Hổ sai người nhà cũng làm ba con lợn, thổi năm sáu mâm sôi, ba bốn nồi hai mươi cơm, y như hôm vợ ông Nguyễn Thanh đã đãi mình để đãi lại Nguyễn Thanh. Mỗi người ngồi riêng một bàn. Lê Như Hổ ăn hết bàn mình mà Nguyễn Thanh thì ngắc ngứ ăn chưa hết một phần sáu. Lê Như Hổ đành lại phải ăn giùm cho Nguyễn Thanh. Ông Thanh hỏi:

– Thế thì gia nhân đầy tớ còn gì mà ăn nữa?

Lê Như Hổ nói:

– Gia nhân thổi cơm và nấu đồ riêng để ăn rồi. Ông không cần phải lo.

Nguyễn Thanh chắc lưỡi than:

– Ông ăn như thế, mấy lúc mà hết nghiệp. Ngày xưa, ông Mộ Trạch nổi tiếng là người ăn khỏe mà chỉ ăn hết mười tám bát cơm, mười hai chén chanh là cùng. Bây giờ thấy ông ăn, mới biết ông Mộ Trạch còn kém ông xa lắm.

Hai người cùng cười ầm cả lên. Về sau, Lê Như Hổ làm đến thượng thư, được vua phong làm Thiếu bảo Lữ Quốc Công, thọ bảy mươi tuổi.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo