Downloadsachmienphi.com

Chuyện Của Tuệ Tử

Chuyện Của Tuệ Tử - Nghiêm Ca Linh
Chuyện Của Tuệ Tử –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Chuyện Của Tuệ Tử –

Sau này khi đã trở thành người lớn, Tuệ Tử vẫn nhớ rất rõ về hai cú đạp mà cô từng chịu. Bàn chân đạp cô là bàn chân đi đôi giày cao gót và tất màu da chân.

Quả nhiên Tuệ Tử đã tìm thấy những vật chứng này trong chiếc làn cũ nát bằng dây liễu của mẹ. Từ đó Tuệ Tử tin rằng từ khi mới nửa tuổi cô đã có trí nhớ. Lúc ấy cô được đặt trong một chiếc nôi mây, bà ngoại gọi nó là “tổ lắc”. Khi được nửa tuổi cô nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng lứa và cũng không được rắn chắc, khỏe mạnh.

Đó là nguyên nhân khiến bà ngoại kiên quyết bọc chặt cô trong chiếc địu. Hôm ấy Tuệ Tử đúng là một đứa trẻ đáng ghét, miệng cứ ngoác ra gào khóc, dỗ cách nào cũng không được. Không dỗ được con thì của Tuệ Tử không thể đi đâu được, thế là mẹ cũng khóc. Cuối cùng tức quá, bà mẹ hai mươi hai tuổi đã giơ chân đá vào cái nôi, cái nôi bỗng chốc trở thành con lật đật, lắc mạnh như muốn lật ngược. Cú đá làm chân mẹ bị đau, cơn tấm tức lại càng bùng lên, bà ngoại giữ thế nào cũng không được, mẹ giơ bàn chân thứ hai đá mạnh một cái khiến chiếc nôi văng “bịch” vào chân tường. Tuệ Tử được bọc kín trong chiếc tã nằm chờ chết, tự nhiên cũng cảm thấy một mối nguy hiểm mang tính hủy diệt. Cô vội im bặt, bắt đầu những hành động lựa gió xoay buồm đầu tiên trong cuộc đời. Sau này, mỗi khi nghĩ lại chuyện này Tuệ Tử không khỏi cảm thấy chạnh lòng, không hiểu vì sao người mẹ đứt ruột đẻ ra cô lại có hành động tàn nhẫn khiến cho cả mẹ đẻ và con của mình phản đối như vậy?

Khi lớn lên, bề ngoài Tuệ Tử tỏ ra vâng lời, nhưng trong lòng thì đầy sự thương hại đối với mẹ. Thương hại không phải là một thứ tình cảm tốt đẹp, người được thương hại phải chấp nhận sự ghét bỏ đ ược che đậy trong sự thương hại ấy.

Vì chuyện này mà bà ngoại của Tuệ Tử không đội trời chung với con gái. Bà cảm thấy của Tuệ Tử là người kém cỏi và thất bại trong việc nuôi dạy Tuệ Tử. Hai cái đạp Tuệ Tử ấy chính là sự công nhận cuối cùng rằng, mẹ cô không xứng đáng làm một người mẹ. Bà ngoại còn sống ngày nào thì Tuệ Tử sẽ được an toàn ngày ấy. Hễ mẹ và cha của Tuệ Tử có ý định đón con đi là lập tức bà ngoại nói: “Đồ không biết xấu hổ! Làm gì còn con mà đón!” Ông ngoại của Tuệ Tử cũng nói: “Tuệ Tử không thể theo chúng nó được, nó còn phải học toán.”

Ông ngoại là một chiến binh già, có tiền chế độ và được cung cấp thực phẩm, hơn nữa không cần xếp hàng cũng mua được thịt và lương thực. Vết thương của ông ngoại rất kỳ lạ, nghe nói, đầu và cổ của ông cứ ngúc ngoắc như vậy là di chứng do bị thương, ví dụ nói chuyện với ông ở phía trước bên trái ông lại cúi đầu về phía sau bên phải, vì vậy mà cách thức phản đối của ông hoàn toàn ngược lại với người khác.

Những người không quen thì cho rằng ông là một người rất cứng đầu, không mấy thân thiện.

của Tuệ Tử khi gặp mặt ông ngoại thì chỉ hơi cúi đầu, khi nói với bà ngoại về ông thì thường hỏi: “Ông già không lén mua quà vặt cho Tuệ Tử đấy chứ? Ông già không ra ngoài đánh nhau với người khác chứ?”

Trong ấn tượng của Tuệ Tử, ông ngoại chưa bao giờ đánh nhau với người khác. Một người ngang ngược như ông thì cần gì phải đánh nhau với ai? Đôi lông mày của ông rậm một cách đặc biệt và trắng như cước, khi ông chau mày lại thì người nào đó hãy coi chừng. Nghe nói ông đã bị mất ba ngón chân trong khi đánh trận, vì vậy mà ông phải đi cà nhắc. Huống hồ ông lại còn có cả một đống những huân huy chương, khi ông có chuyện gì đó với ai ông thường đeo hết chúng lên ngực áo. Với một lô huân huy chương trên ngực như vậy, khi đi nhanh hoặc khi nổi giận, trên người ông thường phát ra những tiếng xủng xoảng của kim loại.

Ông ngoại nói: “Anh có biết tôi là ai không?”. Như thế là quá đủ, đối phương cũng không dám biết ông là ai nữa. Gặp phải những người ngốc nghếch, ông ngoại sẽ thêm một câu: “Sao anh không hỏi xem, năm xưa khi ta bị băng bó ở chân, vị lãnh đạo tỉnh nào đã đưa bô cho ta?”

Ông bà ngoại không mấy yêu thương nhau, họ chỉ có thể cảm nhận và dành tình cảm cho nhau thông qua thương đối với Tuệ Tử. Tai của ông ngoại không được tinh, khi ông kể chuyện mình đã từng làm cấp phó cho một vị thủ trưởng nào đó, bà ngoại liền hạ giọng chêm vào một câu: “Phó quan gì! Chỉ là chân phục vụ thì đúng hơn!”. Khi lớn lên Tuệ Tử mới phát hiện ra rằng, thật ra ông ngoại chẳng hiểu gì về lịch sử, còn thua cả Tuệ Tử lúc còn bé. Khi xem phim, Tuệ Tử thường hay hỏi: “Đây là người tốt hay người xấu?”, nhưng ông ngoại hoàn toàn không biết trong chiến tranh mình là một người tốt hay người xấu. Mãi cho tới khi có người đến xem kỹ những huân huy chương của ông mới phát hiện ra vấn đề nghi hoặc to lớn này.

Như vậy, chúng ta cũng đã có được những nét đại thể về ông ngoại: một ông già chừng sáu mươi tuổi, dáng người không cao nhưng rắn chắc, bước đi cà nhắc, đầu không ngừng ngúc ngoắc, không tin hoặc là luôn phủ định người khác, trên ngực ông là hơn chục chiếc huân huy chương các loại, trên lưng ông là Tuệ Tử hai tuổi rưỡi.

Còn trong túi của Tuệ Tử chứa đầy bỏng gạo, cô bé vừa ngồi trên lưng ông ngoại vừa ăn. Các cô nhà trẻ nhìn thấy ông cháu họ tới gần thì đều ngây người ra một lát, sau đó thì thì thầm: “Không biết ở đâu ra một ông già kỳ quái với một con bé kỳ quái như vậy?” Chờ sau khi Tuệ Tử đăng ký xong thì các cô nhà trẻ cũng thay đổi phần nào ấn tượng ban đầu với ông ngoại, họ thấy kính nể vị anh hùng già có nhiều chiến công hiển hách, những chiếc huân huy chương đã làm xệ chiếc áo của ông xuống, vì vậy mà vạt áo bên trái dường như thấp hơn hẳn vạt bên phải. Màu sắc của những chiếc huân huy chương ấy đã trở nên bóng và mờ, chẳng còn phân biệt rõ, các cô nhà trẻ chỉ còn đọc được mấy chữ: “Chiến dịch Hoài Hải”, “Chiến thắng Độ Giang”, “Chống viện Triều”…

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo