Downloadsachmienphi.com

Cơ May Thứ Hai

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cơ May Thứ Hai –

Virgil Gheorghiu sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Rabileni, Rumani.

Học xong triết học và thần học tại các trường đại học Bucarest và Heildelberg, ông làm báo rồi làm bí thư sứ quán Bộ Ngoại giao.

Sau khi Rumani thiết lập chế độ mới, ông không tán thành, bèn sang cư trú tại Pháp năm 1948. Cuốn tiểu thuyết GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM (1949) làm cho tiếng tăm ông lừng lẫy trong thế giới phương Tây.

Ba năm sau, ông xuất bản cuốn CƠ MAY THỨ HAI.

Sự nghiệp văn học của Virgil Gheorghiu có tính chất khá phức tạp. Có ý kiến cho rằng ở ông, có hai con người mâu thuẫn trong Gheorghiu: tác giả của thiên phóng sự “Đôi bờ sông Dniestr bừng cháy” và cuốn tiểu thuyết “Giờ thứ hai mươi lăm”.

Năm 1954, Gheorghiu lại xuất bản một cuốn sách lấy tên là “Người đi du lịch một mình”, một cuốn tiểu thuyết có tính chất tự truyện mà các nhà phê bình tuyên bố “không tài nào phân biệt nổi đây là sự thực và đâu là hư cấu”.

Năm 1981, một cuốn sách khác ra đời, một cuộc “Đối thoại chuyên nhất về mình”, bị báo Le Monde phê phán: “Con người tự xưng là nhà thơ của Chúa Christo và của Rumani lần này lên tiếng tố cáo những đồng bào di tản của mình, những người bảo vệ nhân quyền, những trí thức ly khai, là mật vụ của K. G. B”.

(Edgar Reitchman: Le Monde 26/6/86)

Năm 1986, ông xuất bản một cuốn tập Hồi ký: “Chứng nhân của Giờ thứ hai mươi lăm” (Plon, 1986) là “tác phẩm chủ yếu của tôi” – Ông nói – “mà dựa theo đó người đời sẽ phán xét tôi trong tương lai và Chúa sẽ xử phạt tôi trong ngày phán xét cuối cùng”.

Ngoài ra, Gheorghiu còn viết trên hai chục cuốn sách nữa, hầu hết thuộc lại tình báo bình thường, không có gì xuất sắc cho lắm.

Nói rằng trong Virgil Gheorghiu có hai con người mâu thuẫn nhau, có lẽ không đúng, nhưng ai cũng thừa nhận rằng đó là một tâm hồn rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy nhiên, xét từng mặt thì ta vẫn thấy được có một điểm nhất quán trong con người đa dạng và phức tạp đó.

Trước hết, Virgil Gheorghiu là con người rất nhạy cảm trước mọi thời cuộc. Mỗi một sự kiện lớn trong lịch sử đều gây cho ông một phản ứng tức khắc, gần như một phản ứng bản năng. Là một thanh niên trí thức, yêu nước, ông đã buồn đau, bất bình thấy một vùng đất của Rumani bị sát nhập vào nước Nga mấy lần trong mấy mươi năm, từ năm 1878 đến năm 1920, rồi từ năm 1940 lại nhập vào Liên Xô (cũ). Năm 1941, quân đội Rumani, sát cánh cùng quân Đức Quốc xã chiếm lại được Bessarabie; Gheorghiu phấn khởi viết bài phóng sự “Đôi bờ sông Dniestr bừng cháy” (không dịch ra tiếng Pháp nên chẳng mấy ai biết đến). Sau này, khi Đức Quốc xã thất bại bị tiêu diệt rồi bị Tòa án quốc tế xử án là tội phạm chiến tranh, người ta mới phát hiện ra thiên phóng sự đó và dư luận đã công kích tác giả của nó một cách dữ dội. Thực ra đó là dư luận của những người không phải là người Rumani của những năm 1952-1953 phê phán một nhà văn Rumani vì quá vui mừng trước việc chiếm lại được một vùng đất nước lâu nay bị sát nhập vào nước ngoài, mà ca ngợi người lính Hitler đã kề vai sát cánh với người lính Rumani làm nên thành tích đó, thì cũng là điều dễ hiểu và hợp với cái lôgic thông thường mà thôi. Hơn nữa, đó là sự việc mười hai năm về trước, khi Gheorghiu chưa đủ sáng suốt để nhận chân về tính chất của quân đội Hitler.

Nhưng khi cuộc chiến tranh tiến tới giai đoạn quyết liệt, khi tội ác diệt chủng của đội quân Quốc xã đã phơi bày lồ lộ ra, thì lòng căm thù tội ác cùng với lòng nhân ái và ý thức bảo vệ quyền người của Gheorghiu đã dậy lên mãnh liệt và kết tinh ở cuốn tiểu thuyết GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM, một cuốn tiểu thuyết dữ dội, sáng bừng, trong đó những nhân vật tuyệt vời bi tráng bị nghiến nát bởi những ảo tưởng đẫm máu của lịch sử hiện đại, với lời văn xúc động, hấp dẫn đến kỳ diệu, khiến người ta đã cầm lấy cuốn sách là phải đọc liền một mạch không ngừng cho đến hết.

Ba năm sau, năm 1952, cuốn tiểu thuyết CƠ MAY THỨ HAI ra đời. Chủ đề vẫn là cuộc đại chiến thứ hai, nhưng ở vào giai đoạn ác liệt nhất, giai đoạn điểm đỉnh chuẩn bị kết thúc.

Một bức tranh toàn cảnh châu Âu với những cảnh tàn phá khủng khiếp, những nhà giam, những trại tập trung, những cái chết chóc, phân tán, chia ly, những nghi kỵ, âm mưu, những sự thủ tiêu, những sự phản bội… Đặc biệt nổi bật lên ở cuốn tiểu thuyết này là cái cảnh tầng tầng lớp lớp những người dân các nước có chiến tranh đi qua, phần lớn là những trí thức, bỏ cửa nhà, làng mạc quê hương ra đi, đi rất xa, sang những nước ở bên kia Đại Tây Dương: một cuộc di tản ở quy mô có lẽ lớn nhất trong lịch sử. Lúc này, Đồng Minh là kẻ chiến thắng, tất nhiên có những tổ chức cho phong trào; nhưng chu đáo và kịp thời sao nổi cho hàng triệu người thuộc nhiều thành phần, nhiều nước, cùng muốn được ra đi cùng một lúc? Ở đây, tác giả lại có dịp để tố cáo cái văn minh phi nhân tính hóa của phương Tây, cái “văn minh kỹ thuật” đo phẩm giá con người bằng chiều cao tính bằng centimét (!) và bằng mức dày hay thưa của hàm răng làm tiêu chuẩn tuyệt đối để chấp nhận hay không chấp nhận nhập cư, và làm những công việc lao động bình thường vụn vặt nhất (!).

Và cái hình ảnh cuối cùng của cuốn sách đọng lại trong sâu thẳm của nhận thức con tim của mọi người, là cái chết của ba nhân vật Kostaky, Pillat và Magdalena. Kostaky di tản sang Canada. Ông xin được việc làm; nhưng điều kiện làm việc quá khắc nghiệt, hủy hoại hết cả khả năng sức lực của ông; ông phải tìm cách rời bỏ Canada tìm một nơi nương thân khác.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo