Downloadsachmienphi.com

Không Phải Lỗi Của Đàn Ông

Không Phải Lỗi Của Đàn Ông - Trần Ngật
Không Phải Lỗi Của Đàn Ông –

Không Phải Lỗi Của Đàn Ông

Tác Giả:

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Không Phải Lỗi Của Đàn Ông –

Bắt đầu từ hiện tượng “Trần Thế Nữ” thấy được trong thời gian

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tôi – Jane một cô gái hơn hai mươi tuổi, vừa mới và đi du học tại Mỹ, đã quen với cảnh yêu nhau rồi chia tay của các chàng trai cô gái xung quanh tôi. Từ đó tôi có thêm kiến thức về thế giới tình cảm phức tạp. Trước kia, tôi chỉ biết từ “Trần Thế Mỹ” dùng chỉ những người đàn ông ham mới nới cũ, vong ân bội nghĩa, thế nhưng, một du học sinh nghèo, bỗng nhiên hội nhập vào xã hội phương Tây đầy sự cám dỗ của vật chất, trong người chỉ có vài chục đô la Mỹ, tất cả bắt đầu từ số không thậm chí từ con số âm, thật sự là quá trình thử thách của con người. Giai đoạn này, các du học sinh không gặp phải hiện tượng “Trần Thế Mỹ” trước mà lại là gặp phải một “Trần Thế Nữ”. Hơn nữa, không những chỉ có một hai trường hợp các cô gái thay lòng đổi dạ, mà lần lượt hết người này đến người khác. Sự việc này là những chuyện thật xảy ra trong giới du học sinh.

Vào những năm giữa của thập kỷ 80, tôi không hề biết rằng, Binh vừa đặt chân đến Mỹ, chưa gặp được người vợ mà anh đêm mong ngày nhớ, liền được tin cô ta đã yêu người khác! Vợ của Binh đến du học sớm hơn tôi, Binh lại đến sau tôi một năm. Do là người ở Trung Quốc, nên chúng tôi thân ngay từ ngày đầu Binh đến trường. Tôi đã quên những chuyện cụ thể thuở đó, chỉ nhớ đã cùng học chung một chương trình, thế nhưng Binh thì nhớ tôi đã đối xử tốt với Binh như thế nào, cùng ăn cơm chung trong sân trường, nói chuyện, an ủi anh vào lúc khó khăn nhất… Binh thay đổi rất nhiều, đến hai mươi năm sau, mấy lần gặp nhau tại các cuộc họp mặt lớp, tôi đều không nhận ra anh ấy là Binh của ngày nào, vì ngày nay chúng tôi đều dùng tiếng Anh để gọi tên anh ấy.

Trong buổi tập huấn đầu tiên cho các du học sinh, có mười anh chị du học sinh cũ đến giới thiệu cho chúng tôi những kinh nghiệm trải qua, trong đó có vợ Binh là du học sinh duy nhất đến từ Trung Quốc. Cảm giác của tôi lúc đó rất ngưỡng mộ người này, vì cô đến chẳng bao lâu, lại có thể trưởng thành như thế, khả năng hội nhập tốt như thế, tôi cần phải học tập cô ấy nhiều hơn. Các du học sinh thường hay sinh hoạt tập thể, khá thân nhau, chỉ có vợ Binh là chẳng thấy bóng dáng đâu cả. Cho đến sau khi Binh đến Mỹ, tôi mới nhận ra được, nếu như khả năng hòa nhập tốt như thế, thì việc thay lòng đổi dạ cũng sẽ rất nhanh. Ít ra thì tôi nhận thấy hiện tượng như vậy từ chuyện của vợ Binh.

Lúc đó, Binh không phải chỉ đối diện với vấn đề người yêu phản bội, mà còn phải đối mặt với tình cảnh éo le, anh ta đã mất đi sự tự do và tự trọng trong cuộc sống ở Mỹ. Trong lần trả lời phỏng vấn của bạn tôi tên là Lật Tử, Binh kể lại hồi ức của mình:

Từ San Francisco đến Tân Châu, vừa bước xuống máy bay, tôi như bị “tử hình” khi nghe câu đầu tiên mà vợ tôi nói là: “Em đã yêu người khác rồi!”

Tin này đối với tôi, một người vừa mới vượt đại dương hy vọng được đoàn tụ cùng người mình yêu, như “Sét đánh ngang tai”. Một mặt, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề; mặt khác, tôi phải tự mình đối mặt với nhiều vấn đề đang xảy ra. Tôi mới đến nước Mỹ, mọi thứ đều xa lạ, tuy là trường học thu nhận tôi, nhưng ngôn ngữ không thông thạo, nghe giảng bài không hiểu, tôi đành phải đăng ký học thêm tiếng Anh.

Tất cả bạn bè lo lắng sợ tôi không chịu đựng nổi áp lực tâm lý, khuyên tôi nên về nước. Tôi cũng đã từng nghĩ đến chuyện quay về. Nhưng suy đi nghĩ lại, nghĩ đến việc “bị vợ bỏ”, nếu về nước thì dám nhìn mặt ai? Việc đã đến nông nỗi này, tôi phải cố gắng chịu đựng, không được nghĩ ngợi gì nữa! Tôi tự hứa với bản thân, phải vượt qua khó khăn này trước đã, sau đó mới nghĩ đến chuyện về nước!

Vài tháng sau, chúng tôi tìm luật sư, chính thức ly hôn.

Mặc dù tôi đã tự nhủ với bản thân rất nhiều lần: việc ly hôn giữa hai chúng tôi là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra, ly hôn rồi lại có thể làm lại từ đầu, nhưng đến giây phút cầm tờ quyết định ly hôn trên tay, tôi vẫn thấy bị sốc. Tôi tự hỏi, cô ấy từ lúc mới mười ba tuổi đã quấn quít bên tôi không rời nửa bước, là người thân gần gũi nhất, cùng lớn lên với tôi, từ đây sẽ trở thành người xa lạ rồi sao? Chẳng lẽ tình cảm vợ chồng trong phút chốc bị chia cắt bởi một tờ giấy sao?

Các bạn học cảm thông với tôi, đã tìm giúp tôi thuê một phòng trọ rẻ một tháng chỉ có ba mươi đô la. Đó là phòng khách của chủ nhà, không có cửa, chỉ có một bức màn vải cách ly tôi với thế giới của họ. Trong phòng không có máy điều hòa, chỉ có cái lò sưởi. Tôi phải tự chặt lấy một số cành cây ở sân vườn sau nhà để đốt lò sưởi ấm. Nhưng chỉ có thể sưởi ấm phía trước ngực, còn sau lưng tôi vẫn là một tảng băng lạnh giá. Thế rồi tôi kéo giường tới trước cửa lò, ngồi trên giường giữ cho lửa không tắt, cứ thế trải qua từng đêm, từng đêm dài dằng dặt.

Thực ra, sao tôi lại không buồn? Tiếng Anh vẫn chưa thạo, điện thoại reo cũng không dám nghe, ngay cả tiếng “Hello” cũng nói không được. Lúc đó, điều mà tôi lo lắng nhất là phải sớm vượt qua trở ngại về ngôn ngữ, cho nên cả ngày tôi đều cầm bảng từ vựng trên tay, đi đến đâu học tới đó. Lúc đó tôi vừa học ngoại ngữ vừa làm việc trong một nhà hàng, tiền cơm không được vượt quá bảy đô la một tuần, số tiền còn lại dùng để trả tiền trọ, mua sách vở, mua bảo hiểm xe hơi, xăng dầu, sửa chữa… Từ khi qua Mỹ, thời gian rất dài tôi sống trong tâm trạng lo âu, buồn bã.

Khi làm ở nhà hàng, tình cờ có một chuyện xảy ra khiến cho tôi có lòng tin vào cuộc sống.

Giống như rất nhiều du học sinh mới đến Mỹ, khi mới làm bồi bàn, tâm lý không khỏi lấn cấn. Khi còn ở trong nước tôi cũng đạt được ít nhiều thành tựu, sao lại đến nước bưng đồ phục vụ người ta? Mỗi khi nghĩ đến việc này, đôi tay đang bưng các món ăn lại bắt đầu run lên.

Một ngày cuối tuần, nhà hàng đông khách và náo nhiệt hơn nhiều so với ngày thường. Ông chủ đứng trước cửa, ánh mắt ông vừa quan sát phía trước cửa để đón tiếp khách mới đến, vừa nhìn quanh đếm số lượng thực khách. Tất cả bồi bàn hối hả chạy quanh các bàn phục vụ. Mọi thứ đều ngay ngắn, trật tự. Lúc này có một cặp vợ chồng trẻ người đi vào, người đàn ông mặc đồ tây, mang giày da, đeo cặp kính không có viền, dáng vẻ rất đường bệ; người phụ nữ mặc chiếc đầm trắng, phong cách rất quý phái.

“Cho hai ly rượu nho đỏ của Pháp trước.” Sau khi người đàn ông ngồi xuống, nhỏ nhẹ nói với tôi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo