Downloadsachmienphi.com

Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga

Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga - Yukio Mishima
Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga –

Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Nước Ngoài

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga –

Mối tình của vị cao tăng chùa Shiga ra đời vào thời kì văn học hậu chiến ở Nhật Bản, giai đoạn các nhà văn Nhật hoang mang khi nhiều giá trị truyền thống bị rạn vỡ trước thất bại của thần quốc và sự sụp đổ quyền lực của Thiên hoàng. Với tinh thần ái quốc đến mức cực đoan, Mishima Yukio là một tên tuổi biểu trưng cho sự khác biệt của văn học giai đoạn đó. Ông kiên trì hoài vọng các giá trị quá khứ – một trong những điều đã đưa ông trở nên thân thiết với nhà văn lão thành đầy danh tiếng lúc bấy giờ là Yasunari Kawabata. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bối cảnh mà Mishima chọn lựa trong câu chuyện này, cũng như nhiều tác phẩm khác của ông, là bối cảnh của triều đại huy hoàng nhất lịch sử nước Nhật – thời Heian.

Bối cảnh Heian, nền tảng là tinh thần Phật giáo, Mishima kể lại một câu chuyện cổ về mối tình của vị cao tăng đức cao vọng trọng với một vị thứ phi của nhà vua. Tình tiết truyện không có gì quá đặc biệt, điều Mishima chú trọng hoàn toàn là diễn biến tâm lý nhân vật. Những mâu thuẫn được đặt ra, giữa hai con người, hai thân phận, hai giai cấp, hai lối sống, hai nỗi đau… nhưng mâu thuẫn lớn nhất, theo tôi, có lẽ là mâu thuẫn trong chính bản thể mỗi người.

Đây là câu chuyện về nội tâm của một con người, trước dục vọng và sự giải thoát. Mishima dành một chương đầu tiên để giới thiệu đôi lời về cõi Tịnh Độ – đích đến của các nhân vật trong truyện. Nhưng những lời dông dài ấy dường như chỉ là một sự chế nhạo ngấm ngầm đối với lớp vàng ròng mà con người phàm trần dát lên cửa Phật. Do đó, nội dung truyện là một quá trình đánh tráo khái niệm, xóa nhòa các lằn ranh giữa cõi vô minh. Tưởng là có mà hóa ra không, tưởng là không mà thực ra là có.

Một

Chưa chịu bỏ công khảo chứng gì cả mà đã bắt đầu vào chuyện, tôi xin chịu mang tiếng là người không chuẩn bị kỹ càng. Căn cứ duy nhất tôi có hiện nay chỉ là truyền thuyết chép lại trong Thái Bình Ký (1) quyển 37. Và như quí vị đều biết, nếu đem so sánh với câu truyện đời xưa liên quan đến ông tiên Nhất Giác (2) bên Thiên Trúc thì chi tiết về mối tình của vị cao tăng chùa Shiga(3) trong quyển sách vừa nhắc đến chỉ có thể xem như là quá sơ sài.

Trong thâm tâm, tôi thực tình không định tìm hiểu sự thể mối tình lạ lùng đó mà chỉ đơn thuần muốn biết biến chuyển tâm lý của các nhân vật thế nào thôi. Trong lòng họ, lúc ấy chắc có sự rối ren do xung khắc giữa và tín ngưỡng. Bên trời Tây, không thiếu gì trường hợp như vậy nhưng ở Nhật Bản, chuyện đó kể ra rất hiếm. Trong yếu tố tình yêu của kiếp này rõ ràng đã thấy chen vào vấn đề những kiếp về sau. Cuộc sống hiện tại và những kiếp tương lai tranh giành chỗ đứng không những trong tâm trí của vị lão tăng mà của cả người đàn bà được ông yêu. Phóng đại một chút thì câu chuyện tình của họ được thành hình đúng vào thời điểm cấu trúc của cái thế giới hai người tưởng tượng đang ở trong một trạng thái chênh vênh, chưa biết sẽ sụp đổ hay không. Nếu nói cho chính xác thì vào thời của hai người nghĩa là khoảng giữa triều Heian(4) về sau, tư tưởng Tịnh Độ(5) rất phổ biến trong dân chúng nhưng chưa hẳn là một tín ngưỡng mà chỉ là sự khám phá một thế giới vô cùng rộng lớn bằng tâm trí.

Theo sách Vãng Sinh Yếu Tập(6) của đức tăng thống Huệ Tâm(7) thì cho dù có nói đến thập lạc tức mười điều vui thỏa để ca ngợi cõi Tịnh Độ thì chỉ mới làm cái việc kể sơ sơ về một sợi lông trên chín bộ lông bò(8). Mười điều vui thỏa ấy là cái vui “thánh chúng lai nghênh”, cái vui “liên hoa sơ khai”, cái vui “thân tướng thần thông”, cái vui “ngũ diệu cảnh giới”, cái vui “khoái lạc vô thoái”, cái vui “dẫn tiếp kết duyên”, cái vui “thánh chúng câu hội”, cái vui “kiến Phật văn pháp”, cái vui “tùy tâm cúng Phật” và cái vui “tăng tiến Phật đạo”. Đất trên cõi Tịnh Độ là lưu ly, đường trên Tịnh Độ do những sợi dây vàng dệt lại mà thành. Mặt đất tiếp liền nhau, không thấy bến bờ. Mỗi một khu vực trên đó đều có năm trăm ức cung điện lâu đài làm bằng bảy thứ quí giá : kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, san hô, mã não(9) và mỗi giường nằm cẩn đầy châu báu đều có những lớp vải vóc tuyệt đẹp trải lên. Trong điện trên lầu có không biết cơ man nào các vị thần tiên đang cùng nhau tấu nhạc, cất tiếng ca hát tán tụng công đức của Như Lai. Trong sân những giảng đường, tinh xá, cung điện, lầu gác đều có hồ tắm mát. Hồ bằng hoàng kim thì dưới đáy trải một lớp cát bằng bạch ngân còn hồ lưu ly thì có cát thủy tinh. Mặt trước hồ bao phủ bằng một vùng sen lấp lánh ánh sáng, khi gặp làn gió nhẹ lại lay động và sinh ra muôn màu muôn vẻ. Thêm vào đó, những loài chim như vịt trời, ngỗng, uyên ương, hạc, khổng tước, anh vũ, già-lăng-tần-gia(10) (loài chim có khuôn mặt nhân và giọng ca thánh thót) cũng như những giống chim có trăm sắc quí, ngày đêm không ngừng cất tiếng lảnh lót để ngợi ca Đức Phật. Thế nhưng cho dù tiếng hát có ngọt ngào đến đâu, nếu trên đó tập họp đông đảo chim chóc như thế này thì quả là có hơi ồn ào.

Những khoảnh rừng bên hồ hay cạnh bờ sông toàn loại cây quí giá. Lùm cây bằng vàng tía, cành bạch ngân, hoa san hô, tất cả soi bóng trên mặt nước trong như gương. Trên tầng trời rộng, không có gì ngoài những sợi dây báu đong đưa không biết bao nhiêu là quả chuông cũng là báu vật, vang vọng thanh âm của Phật pháp nhiệm mầu. Ngoài ra còn biết bao nhiêu nhạc khí lạ lùng, không cần người đánh cũng phát ra tiếng và lan mãi về xa trên bầu trời trong vắt, hư không.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo