Downloadsachmienphi.com

Mùa Hè Tươi Đẹp

Mùa Hè Tươi Đẹp - Cesare Pavese
Mùa Hè Tươi Đẹp –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Mùa Hè Tươi Đẹp – Cesare Pavese

TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC

Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một xứ sở kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện một cuộc phiêu lưu hoan lạc.

Dịch thuật, giới thiệu và biên khảo về những tác phẩm tinh hoa sẽ mở ra các lối cổng dẫn vào những cảnh tượng văn chương khác nhau, qua những không gian và thời gian vừa hiện thực vừa kỳ ảo.

Khát vọng hiểu biết và vui thú trong đời là bản tính của con người ở mọi nơi và mọi thời. Các tác phẩm văn chương thật sự vĩ đại đều mang lại hai điều đó: vui thú và hiểu biết. Nhưng hiểu biết là niềm vui hiếm khi tự đến một cách dễ dãi. Cần đón đợi và hồi đáp.

Mọi tác phẩm tinh hoa cần được đón đợi và hồi đáp trong niềm hân hoan có tên là “ĐỌC”.

ĐỌC. Cầm sách lên và đọc. Trong sách có bạn hiền, có người đẹp, có mọi thứ. Do vậy, chúng tôi chủ trương TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC, xem đó như cửa ngõ của hiểu biết và niềm vui.

Cesare Pavese – cuộc đời và tác phẩm

Chọn tiểu thuyết “Mùa hè tươi đẹp” của tác giả Cesare Pavese để dịch sang tiếng Việt trước hết do giá trị văn học [1] của tác phẩm và sau đó là tầm quan trọng của tác giả trong nền văn học Ý trong thế kỷ XX.

Viết từ năm 1949, bối cảnh là lối sống của lớp trẻ tại miền Bắc Ý sau thế chiến II, nhưng tính đương thời (contemporaneita) của tiểu thuyết vẫn còn đậm nét. Thấp thoáng đâu đây một cuộc sống gần với hoàn cảnh xã hội Việt Nam trong thời hội nhập: Cùng với tăng trưởng kinh tế là lối sống buông thả, khởi đầu cho sự đánh mất những giá trị đạo đức. Tính hiện thực và khả năng khai thác tâm lý nhân vật cũng được tác giả thể hiện qua cách viết và sử dụng ngôn ngữ khác lạ, đến nay vẫn còn giữ nguyên phong cách hiện đại.

Đến với các tác phẩm của Cesare Pavese chúng ta sẽ liên tục khám phá: Ngoài tiểu thuyết người đọc còn gặp nhiều bản dịch của các tác giả Anh, và trong cùng thể loại cũng luôn có rất nhiều sự khác biệt. Sự khác biệt này đã được tác giả tái tạo, bắt đầu từ văn phong đa dạng, lối xếp đặt các bối cảnh liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ phong phú… để người đọc khỏi nhàm chán rồi dẫn họ nhận thức về những quan điểm khác bằng sự tế nhị và nhạy cảm của mình. Ngoài ra, có lẽ không phải là một sự tình cờ mà một trong những tác phẩm cuối cùng của ông lại là một tập thơ mang tựa đề “Cái chết sẽ đến, nó có đôi mắt của em”, như một dự báo cho việc tự sát, một thông điệp mà cũng là lời từ biệt… đã làm tác giả lừng danh, và trở thành một trong những tác giả Ý được đọc nhiều nhất trong thế kỷ XX.

Trong những trang viết cũng như qua thư từ, rất nhiều lần Pavese nói về ước muốn được nổi tiếng, không chỉ riêng mình mà còn cho nơi ông ra đời, một ngôi làng chỉ có những túp nhà nho nhỏ và sình lầy.

Ông đã viết như thế này:

“ Quê tôi chỉ có những túp nhà nho nhỏ và bùn lầy, nhưng nó nằm kề con đường liên tỉnh mà khi còn bé tôi hay chơi đùa. Xin nhắc lại, tôi là một kẻ có nhiều tham vọng, tôi muốn đi khắp thế giới, đặt chân đến những miền đất thật xa rồi quay lưng và nói với người hiện diện: “Các bạn chưa bao giờ nghe nói đến một ngôi làng chỉ có bốn mái nhà phải không? Đây, tôi đã đến đây từ đó ”.

Ngôi làng nhỏ đó có tên là Santo Stefano Belbo, thuộc vùng Langhe của tỉnh Cuneo, nơi Pavese đã chào đời vào ngày 9/9/1908. Nhưng ông đã sớm rời gia đình để sinh sống ở thành phố Torino, và trong lòng chưa bao giờ khuây khỏa nỗi nhớ quê xưa.

Cha chết khi ông còn rất nhỏ và sự mất mát này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của cậu bé, vốn nhút nhát nhưng cộc cằn và khép kín, tuy yêu sách vở và thiên nhiên nhưng luôn tìm cách cô lập mình với người khác. Sau khi chồng mất, với bản tính lạnh lùng và cẩn trọng, ông đã giáo dục con như một người cha khô khan và nghiêm khắc chứ không như một người mẹ ngọt ngào và trìu mến.

Khi sống và tiếp cận với thực tại điên cuồng của một thành phố kỹ nghệ lớn và đầy sương mù như Torino, Pavese càng biểu hiện tất cả những bất an sâu sắc về sự hiện sinh, những ám ảnh tâm lý và bắt đầu đi tìm kiếm sự chân thực.

Như tất cả những chàng trai trẻ, Pavese cũng mang trong lòng đầy mâu thuẫn và nhiều xung đột, với một sự nhạy cảm thái quá. Do vậy ông hành động theo ý nghĩa tiêu cực và tự làm hao mòn những xác tín mà cuộc đời mình đã gánh chịu. Trong các bức thư của mình, ông thường nhắc đến một thói tật vô lý, muốn tự sát, báo trước cho số phận bi thảm của mình. Có lẽ chính vì nỗi bất an đó mà ông phải đi tìm một biện pháp khắc phục bằng cách thực hiện các thành tựu nghệ thuật, nhất là qua các tác phẩm văn học, giống như kẻ “Đi tìm thời gian đánh mất” của Marcel Proust.

Thiếu khả năng đối phó với cuộc sống, ông đã gặp vô vàn khó khăn trong quan hệ giữa người và người: Sống, đối với Pavese đã trở thành một “nghề” cần phải học trong đau đớn và trong tình huống đó, nghệ thuật với ông đã trở thành một sự cần thiết nhằm thay thế sự sống. “Tôi đã học viết nhưng chưa học sống” nên viết lách đã trở thành biện pháp duy nhất, khả năng duy nhất để ông biết mình đang sống và cảm thấy mình dù chỉ trong chốc lát. Pavese viết: “Chỉ khi viết tôi mới là người bình thường, quân bình và bình an”. Đối với văn học trong thế kỷ XX tính xác thực của thi ca được xác định bởi tầm nhìn phiền muộn của con người, được nuôi dưỡng trong số phận đầy âu lo. Tính xác thực và cái chết với ông như đã trở thành đồng nghĩa, vì sống là “Chuẩn bị cho cái chết”.

Cùng với nhu cầu về tình yêu, khởi nguồn từ sự cô đơn và ý muốn vượt thoát sự cô độc, tự mâu thuẫn giữa những lời tuyên bố đầy kiêu hãnh về mình và ý thức về sự thiếu khả năng vui sống, Pavese đã chọn văn học như một giải pháp nhằm giải quyết các xung đột nội tâm.

Tuy vậy trong các tác phẩm của ông cũng có vài lần ghi lại trong đời mình, đó là các buổi thảo luận trong các quán ăn với công nhân, với những người rong, những con người vô danh và tầm thường, nhưng về sau tất cả đều trở thành nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Ông luôn có cảm giác là mình còn trẻ, được tái sinh và trong những năm cuối cùng của đại học, bởi trong đời tư của ông có sự tham gia của một người mà sau này trở thành trung tâm của linh hồn ông: “người đàn bà có giọng khàn khàn”. Cesare Pavese như bị biến đổi hoàn toàn: Trong suốt thời gian đó lúc nào ông cũng có cảm giác là người đàn bà ấy ở bên cạnh mình, ông bỗng trở nên tử tế, nhân bản, trìu mến, cởi mở với mọi người. Người đàn bà đó đã mang đến cho ông sự say đắm của tuổi thơ, khuôn mặt của nàng “như một đám mây”, nhưng đó là một áng mây ngọt ngào bay giữa trời xanh lơ lửng trên những ngọn đồi của quê ông.

Năm 1930, lúc chỉ vừa 22 tuổi, ông tốt nghiệp đại học với luận án về sự lý giải thi ca của Walt Whitman và bắt đầu cộng tác với tạp chí “Văn hóa”. Ông dạy học vào buổi tối ở các trường tư thục, nhưng đồng thời cũng dịch rất nhiều tác phẩm văn học của Anh và và nổi danh rất sớm. Dường như những năm tháng trung và đại học đã giúp cho chàng trai cô độc tìm được những gắn bó bạn bè: điều này giúp anh hiền hơn trong các cuộc bút chiến và phẫn nộ trong văn học.

Năm 1931, chỉ vài tháng sau khi tốt nghiệp thì mất: vì chưa có dịp tỏ bày lòng ngưỡng mộ và chứng minh tình thương cùng sự trìu mến của mình với mẹ, niềm ân hận đó đã tạo nên một đường rãnh sâu sắc và cay đắng trong tâm hồn tác giả. Còn lại một mình, ông chuyển về sống với cô em Maria, và ở lại bên cô cho đến lúc chết.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo