Downloadsachmienphi.com

Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa

Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa - Nguyễn Đắc Xuân
Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa –

Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa –

Các chúa Nguyễn có công chinh phục và khai phá vùng đất Nam kỳ. Nhờ đó mà khi các chúa Nguyễn mất ngôi (1774), một người cháu của các chúa là Nguyễn Phúc Ánh đã sử dụng được nhân tài vật lực của Nam kỳ để khôi phục lại ngai vàng mở ra triều đại các vua Nguyễn sau nầy. Các quan lại giúp cho Nguyễn Phúc Ánh lập nên Đế chế Nguyễn là người Nam kỳ. Về sau một số con cái các quan người Nam kỳ làm dâu (phủ thiếp), làm rể (phò mã) các vua Nguyễn. Nhiều bà Phủ thiếp có chồng, có con, có cháu được nối ngôi vua, được phong Hoàng hậu, hậu, Thái hoàng Thái Hậu. Nhiều bà có đạo đức, có học vấn, có tuổi thọ cao nên ảnh hưởng lớn đến đời sống cung đình.

Vua Gia Long có 21 bà vợ còn biết tên, nhưng chỉ có 3 người được Nguyễn Phước Tộc Thế Phả ghi tiểu sử. Đó là các bà: Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan, người Huế gốc Thanh Hóa; bà Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang người Huế; bà Đức Phi Lê Thị Ngọc Bình con vua Lê Hiển Tông, em cùng cha khác với Ngọc Hân Công chúa. Mười tám bà còn lại nhờ có con nên còn nhớ tên. Nhiều người khác không có con không ai nhớ tên. Có lẽ trong số những người làm vợ vua Gia Long có tên (không có tiểu sử) hoặc quên tên có nhiều người gốc Nam kỳ. Một người tài hoa và đam mê như vua Gia Long mà suốt 25 năm hoạt động ở Nam kỳ lẽ nào không có được một mối tình!

Vua Minh Mạng có hàng trăm bà vợ, nhưng Nguyễn Phước Tộc Thế Phả cũng chỉ ghi tên 43 bà (có con), trong số 43 bà đó cũng chỉ có một số ít bà được ghi tiểu sử. Trong số ít bà được chép tên đó có 4 người phụ nữ Nam kỳ. Đó là:

Bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa (1791 – 1807), người huyện Bình An, Biên Hòa (nay là Thủ Đức TP. HCM), con gái Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi. Năm 15 tuổi, bà được vua Gia Long và Hoàng hậu Thiên tuyển chọn làm phủ thiếp cho Hoàng tử Đảm (sau nầy là vua Minh Mạng). Bà Hoa có tính dịu dàng, thận trọng, một lòng hiếu kính. Bà sinh Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị) được 13 ngày thì mất giữa tuổi 17. Vì kỵ húy tên Hoa của bà mà các vua Nguyễn cấm thần dân không được dùng từ “hoa”. Những tên có từ hoa đều phải đổi như: Cầu Hoa thành cầu Bông, tuồng hát Phàn Lê Hoa thành Phàn Lê Huê hay Phàn Lê Ba, cửa Đông Hoa thành cửa Đông Ba, tỉnh thành tỉnh Thanh Hóa…

Bà Thục tần Nguyễn Thị Bảo (1801 – 1851), người Gia Định con quan Tư không Nguyễn Khắc Thiệu, bà vào hầu vua Minh Mạng từ lúc còn ở Tiềm Để(1), sau bà được tấn phong Thục tần. Bà Nguyễn Thục tần sinh được 4 hoàng tử, nhưng chỉ nuôi được một người là Miên Thẩm (1818 – 1870) và 3 bà công chúa: Vĩnh Trinh (1824 – 1892), Trinh Thận (1826 – 1904) và Tĩnh Hòa (1830 – 1882). Về sau cả bốn người con của bà trở thành những nhà thơ nổi tiếng nhất ở cố đô Huế. Đó là các ông bà Tùng Thiện Vương, Qui Đức, Mai Am, và Huệ Phố. Ngoài thơ, bốn người cháu ngoại Nam kỳ nầy còn giỏi nhạc (trong phủ Tùng Thiện có lập một đội nhạc riêng).

Bà Hòa tần Nguyễn Thị Khuê, húy Bích Chi, người Phúc Lộc, Gia Định, con gái Chưởng cơ Nguyễn Văn Thanh, trấn thủ tỉnh Quảng Yên. Bà sinh 10 người con: 4 hoàng tử và 6 hoàng nữ.

Bà Cung nhân Nguyễn Thị Nhân, người thứ 38 trong danh sách 43 bà phi có tên của vua Minh Mạng, quê ở Gia Định, con gái của Chính đội Nguyễn Văn Châu. Bà là sinh mẫu của Hoàng tử Miên Ký (1838 – 1881). Miên Ký là một thân thần giỏi văn chương triều Tự Đức nên được phong là Cẩm Quốc công. Bà Thái Hoàng hậu Từ Dũ, tên thật là Phạm Thị Hằng, người Gò Công, con gái Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng. Thuở nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, tính rất hiếu hạnh. Thiên Cao Hoàng hậu nghe tiếng bà hiền đức cho tuyển vào cung hầu Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị). Vì đức hạnh và thuận thảo nên bà được vua rất sủng ái. Bà là người kính cẩn, nghiêm trang, cử chỉ hợp lễ. Những lúc có khánh hạ, triều bái trong cung lúc nào bà cũng giữ đúng lễ nghi, mọi người trông dung mạo bà đều phải kính nể. Thời Thiệu Trị, bà giữ chức Thượng nghi kiêm cai quản tất cả các bà trong Lục nghi. Bà là tấm gương cần kiệm, nhân hậu, có ảnh hưởng lớn đối với vua Tự Đức. Bà ra đời thời Gia Long (1810), được tuyển vào cung thời Minh Mạng, làm vợ vua Thiệu Trị, làm vua Tự Đức, và sống tuổi già trải qua các đời Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh và bà mất (năm 1901) thời Thành Thái (1889 – 1907) (gần 10 đời vua). Bà đã chứng kiến những sự kiện lịch sử lớn của đất nước và trong Hoàng cung xảy ra suốt chiều dài thế kỷ XIX.

Người Nam kỳ, đặc biệt là người Gò Công hết sức trọng vọng bà, dù đường sá xa xôi khi có những của ngon vật lạ như mắm tôm, gỏi cá, trái sầu riêng, giáng châu (măng cụt), các giống lúa gạo thơm… họ đều đem ra dâng tiến cho bà. Người Huế có giống gạo thơm, biết làm mắm tôm, biết ăn gỏi cá từ ấy.

Bà Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm, người An Giang, con của Kinh môn Quận công Nguyễn Văn Nhân, bà được tiến cung cùng một lần với bà Phạm Thị Hằng con gái Phạm Đăng Hưng, nhờ tước của cha nên Lệnh phi có vị thứ trước bà Phạm Thị Hằng. Tiếc cho Lệnh phi chỉ sinh được một hoàng nữ là Nhàn Yên (An Thạch Công chúa) nên về sau bà có thứ bậc sau bà Hằng.

Bà Đức tần Nguyễn Thị Huyên, người gốc Thừa Thiên nhưng từ đời ông đã vào Gia Định, con gái Cai cơ Nguyễn Đức Xuyên. Bà là sinh mẫu của Hồng Diêu (1845 – 1875) hoàng tử thứ 25 của vua Thiệu Trị.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo