Downloadsachmienphi.com

Thiền Luận

Thiền Luận - D.T. Suzuki
Thiền Luận –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thiền Luận –

ZEN in its essence is the art of seeing into the nature of one’s own being, and it points the way from bondage to freedom. By making us drink right from the fountain of life, it liberates us from all the yokes under which we finite beings are usually suffering in this world. We can say that Zen liberates all the energies properly and naturally stored in each of us, which are in ordinary circumstances cramped and distorted so that they find no adequate channel for activity.

Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát, đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này. Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

This body of ours is something like an electric battery in which a mysterious power latently lies. When this power is not properly brought into operation, it either grows mouldy and withers away or is warped and expresses itself abnormally. It is the object of Zen, therefore, to save us from going crazy or being crippled. This is what I mean by freedom, giving free play to all the creative and benevolent impulses inherently lying in our hearts. Generally, we are blind to this fact, that we are in possession of all the necessary faculties that will make us happy and loving towards one another. All the struggles that we see around us come from this ignorance. Zen, therefore, wants us to open a ‘third eye’, as Buddhists call it, to the hitherto undreamed-of region shut away from us through our own ignorance. When the cloud of ignorance disappears, the infinity of the heavens is manifested, where we see for the first time into the nature of our own being. We now know the signification of life, we know that it is not blind striving nor is it a mere display of brutal forces, but that while we know not definitely what the ultimate purport of life is, there is something in it that makes us feel infinitely blessed in the living of it and remain quite contented with it in all its evolution, without raising questions or entertaining pessimistic doubts.

Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một năng lực huyền bí. Khi nguồn nội lực ấy không được vận dụng đúng cách thì, hoặc bị mốc meo mà mai một, hoặc nghịch biến mà phát loạn. Nên, đó là chủ đích của Thiền, nhằm cứu ta hoặc khỏi khùng điên, hoặc khỏi tàn phế. Tôi muốn nói tự do là vậy, mở thông tất cả nguồn kích động đầy và từ hòa ấp ủ trong con tim chúng ta. Ta thường quáng mắt không biết mình đang làm chủ cả một kho tàng vô tận gồm đủ năng khiếu cần để sống vui, và thương yêu lẫn nhau. Mọi cuộc tranh đấu diễn ra quanh ta toàn bắt nguồn từ sự vô minh ấy, nên Thiền muốn ta mở bừng con mắt thứ ba – huệ nhãn – theo thuật ngữ Phật giáo, trên cảnh giới ấy ta chưa bao giờ mơ tưởng đến, bị khuất lấp bởi vô minh. Hễ vẹt mây vô minh thì càn khôn toàn hiển, và đó là lúc nhãn quang ta, lần đầu tiên, phóng chiếu tận thể tánh của chúng ta. Bấy giờ, ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri; nhưng dầu không thấu triệt được ý nghĩa tối hậu của kiếp người, vẫn có cái gì trong đó khiến ta vui không cùng để mà sống, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế.

When we are full of vitality and not yet awakened to the knowledge of life, we cannot comprehend the seriousness of all the conflicts involved in it which are apparently for the moment in a state of quiescence. But sooner or later the time will come when we have to face life squarely and solve its most perplexing and most pressing riddles. Says Confucius, ‘At fifteen my mind was directed to study, and at thirty I knew where to stand.’ This is one of the wisest sayings of the Chinese sage. Psychologists will all agree to this statement of his; for, generally speaking, fifteen is about the age youth begins to look around seriously and inquire into the meaning of life. All the spiritual powers until now securely hidden in the subconscious part of the mind break out almost simultaneously. And when this breaking out is too precipitous and violent, the mind may lose its balance more or less permanently; in fact, so many cases of nervous prostration reported during adolescence are chiefly due to this loss of the mental equilibrium. In most cases the effect is not very grave and the crisis may pass without leaving deep marks. But in some characters, either through their inherent tendencies or on account of the influence of environment upon their plastic constitution, the spiritual awakening stirs them up to the very depths of their personality. This is the time you will be asked to choose between the ‘Everlasting No’ and the ‘Everlasting Yea’. This choosing is what Confucius means by ‘study’; it is not studying the classics, but deeply delving into the mysteries of life.

Khi ta căng đầy nhựa sống, chưa thức tỉnh trong việc đời, ta không thể nhận ra được tầm nghiêm trọng của những cuộc xung đột nằm trong cuộc sống, tạm thời chúng như ngủ im trong thế tịnh. Nhưng trước sau gì có ngày ta phải nhìn thẳng vào cuộc sống; phải đối diện với đời, và thẳng thắn giải quyết những bí mật khắc khoải nhất, cấp bách nhất của kiếp người. Khổng Tử nói:

“Ta mười lăm tuổi để chí vào sự học, ba mươi tuổi thì trụ vững bốn mươi thì hết ngờ, năm mươi biết mạng trời, sáu mươi nghe tai, bảy mươi thì tuy lòng muốn mà vẫn không ra ngoài phép tắc”.

Một câu nói cao kiến làm sao của bậc chí thánh Trung Hoa! Các nhà đều tán đồng kiến giải ấy, vì thường thường vào lối mười lăm tuổi, người con trai mới bắt đầu trịnh trọng quan sát quanh mình, và tra hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả nguồn năng lực siêu hình, bấy lâu vùi kín trong tiềm thức, bỗng dưng như cùng một lúc trào vọt ra. Nếu chúng bùng ra dồn dập và bạo quá, tâm trí có thể mất thăng bằng một thời gian, lâu hoặc mau; trên thực tế, nhiều trường hợp kiệt quệ thần kinh như vậy đã được ghi nhận trong tuổi trẻ, mà nguyên do chánh không ngoài sự đổ vỡ thế quân bình nội tại. Thường thì hậu quả không vết tích gì sâu đậm; nhưng ở đôi căn tạng thì khác hẳn; hoặc vì những khuynh hướng nội tại, hoặc vì sức tác động mạnh của những luồng ảnh hưởng xung quanh vào bản chất dễ cảm kích, cơn thức tỉnh tâm linh ấy chấn động họ đến tận cùng cá thể. Đó là lúc phải dứt khoát chọn giữa cái “vĩnh viễn có” và “vĩnh viễn không”. Chính sự chọn lựa ấy mà Khổng Tử gọi là “học”. Học đây không phải là học kinh sách, mà chính là lặn sâu vào những bí mật của cuộc sống.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo