Downloadsachmienphi.com

Việt Điện U Linh

Việt Điện U Linh - Lý Tế Xuyên
Việt Điện U Linh –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Việt Điện U Linh –

Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.

I. Soạn niên của tác phẩm

Soạn niên của tác phẩm đã được ghi rõ ở cuối bài Tựa của Lý Tế Xuyên. Đó là năm Kỷ Tị, Khai Hựu nguyên niên, tức là năm 1329. Nhưng có nhiều học giả hoài nghi sự xác thực của soạn niên này cũng như họ đã không đồng ý mà cho rằng là một nhân vật đời Trần. Ý kiến của các học giả ấy không phải là không có căn cứ lịch sử và bởi vậy chúng tội sẽ trình bày dưới đây hai quan niệm khác nhau về soạn niên của tác phẩm.

A. Tác phẩm và tác giả thuộc vào đời Lý

Hai học giả đã chủ trương Việt Điện U Linh Tập không thuộc vào đời Trần là Chư Cát Thị và Hoàng Xuân Hãn.

Trong bài tựa đề năm Giáp Ngọ (1774) khi kiểm lại Việt Điện U Linh Tập, Chư Cát Thị, người Hồng Đô (Hải Dương), Biên Tu bộ Lễ đời của Lê Văn Hưu và cho rằng chỉ chép phần tiếp theo mà thôi1. Như vậy, theo Chư Cát Thị thì Việt Điện U Linh Tập là một tác phẩm được viết vào đời Lý nhưng Lý Tế Xuyên là một văn sỹ đời Trần. Lý Tế Xuyên không phải là một tác giả đầu tiên và duy nhất của Việt Điện U Linh Tập. Ông chỉ là một trong những người đã tăng bổ tác phẩm. Lý do của Chư Cát Thị đã căn cứ trên nhiều văn liệu có thể tin cậy được, đó là những tác phẩm mà chính Lý Tế Xuyên đã nhiều lần dẫn chứng, tỉ dụ Giao Châu Ký của Triệu Xương, Giao Chỉ Ký của Tăng Cổn, Sử Ký hoặc còn gọi là Đại Việt Sử Ký và Ngoại Sử Ký của Đỗ Thiện v.v… Chuyện Sỹ Nhiếp là chuyện đầu tiên của Việt Điện U Linh Tập gần như là một bản sao lại chuyện Sỹ Nhiếp của Tam Quốc Chí2; ngoài ra, Lý Tế Xuyên còn nghiên cứu dã sử, tục truyền, nhất là những thần tích của các làng v.v… và như vậy, nói rằng sách của ông đã có từ đời Lý cũng không phải là vô lý hẳn. Tuy nhiên, nếu đứng trong quan điểm tôn trọng tiền nhân của các nhà văn xưa, ta có thể một phần nào hiểu được rằng sự sử dụng tài liệu, và làm ngược lại sẽ là đi ngược với tinh thần ấy, đi ngược lại tập quán và phong trào. Như chính Lý Tế Xuyên đã tuyên bố trong bài Tựa, ông có thể là một người đầu tiên đã chép lại sự thực “tuỳ thiển kiến ti văn chép thành bộ U Linh này”. Những tài liệu đã dẫn chứng một cách minh bạch dĩ nhiên xác nhận sự hiện diện của những tác phẩm đã có trước nhưng không phải vì thế mà phủ nhận phần sáng tác của Lý Tế Xuyên. Những tác phẩm đã dẫn chứng ở đầu các chuyện, theo 3 đến nay đều thất truyền, do đấy, ta không có đủ bằng chứng để biện biệt chỗ nào là của Lý Tế Xuyên, phần nào là của những sách đã dẫn, nhưng ít nhất phần sắp đặt các tình tiết trong chuyện, cách bố cục tác phẩm, sự duy nhất trong lời văn cũng như tính cách nhất trí của câu khẳng định một phần mà người đọc kỹ có thể nhận ra ngay. Việc xét sách này sách kia không làm giảm bớt phần độc sáng của mà chỉ biểu lộ sự khiêm tốn, tinh thần trung thực có thể nói được là khoa học 4 của ông mà thôi.

Trong cuốn Lý Thường Kiệt xuất bản tại năm 1949, trong lời chú số 1 trang 20, sau khi cho rằng những tài liệu mà Lý Tế Xuyên dùng có thể có từ đời Lý, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết: “Tựa sách Việt Điện U Linh có niên hiệu “Hoàng Triều Khai Hữu nguyên niên” tức là đời Trần Hiến Tông (1329). Nhưng họ tác giả là họ Lý. Biết rằng tất cả họ Lý bấy giờ đã phải đổi ra Nguyễn, ta có thể nghĩ rằng Lý Tế Xuyên ở đời Lý. Chức của Lý Tế Xuyên (giữ kinh Đại Tạng, thư hỏa chính chưởng, trung phẩm phụng ngự, chuyển vận sứ ở An Tiêm lộ) rất có thể là chức đời Lý. Nếu thật như vậy thì đến đời Trần có kẻ sao lại, thêm và chữa sách Việt Điện U Linh”. Theo như trên, giáo sư Hoàng Xuân Hãn còn đi xa hơn Chư Cát Thị nữa và phỏng đoán Lý Tế Xuyên là một nhân vật đời Lý; nhận xét của giáo sư căn cứ trên sự kiêng huý của đời Trần.

Trong An Nam Chí Lược 5, Lê Trắc viết: “Họ Trần thay lập tất cả tông tộc nhà Lý và dân chúng có họ Lý đều bắt đổi ra họ Nguyễn để dứt lòng mong mỏi của dân”. Trong Việt Sử Lược và Thiền Uyển Tập Anh, tất cả họ Lý đều viết thành họ Nguyễn; phần 2 của Việt Sử Lược đáng lẽ đề là nhà Lý, đã đề là nhà Nguyễn 6, Lý Đạo Kỷ viết là Nguyễn Đạo Kỷ, Lý Triệt viết là Nguyễn Triệt v.v…7 Lý Tế Xuyên không thể nào dám đề rõ ràng tên họ của ông trên đầu tác phẩm nếu tác phẩm được làm vào đời Trần và nếu Lý Tế Xuyên là người đời Trần, như vậy Lý Tế Xuyên sống vào đời Lý và Việt Điện U Linh Tập trong tình trạng hiện nay là tình trạng của một tác phẩm đời Lý đựơc tăng bổ và hiệu đính dưới đời Trần. Nhưng theo chỗ nghiên cứu của chúng tôi, lý luận của giáo sư Hoàng Xuân Hãn có thể bổ sung được. Trước hết, sự kiêng huý tuy có thực nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt đối.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo