Downloadsachmienphi.com

Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm - Quốc Đại
Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm –

Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm –

Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát. Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chínhkhông cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết. Ngày 6-11- 1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “suicide with no hand” (tự sát không có tay) Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng. Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật.

GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một Tổng thống “ Cộng hoà”. Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: ” Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi”. Trong thời gian này tinh thần của Tổng thống Diệm đang trải qua cơn dao động cực độ. Những nhân vật gần ông đều nhận thấy ông trở nên nóng nảy bất thường, hay thở dài, nét mặt đăm chiêu thoáng buồn. Có lẽ Tổng thống Diệm đã linh cảm được tai hoạ sắp đến với ông ta, gia đình và chế độ. Ông Ngô Đình Nhu lại càng biểu hiện một cách mau chóng. Ông Nhu già hẳn đi, nét mặt chảy dài. Bức hình của ông Nhu đăng trên tuần báo Express số 909 – (15-12-1968) chính là mấy bức hình chụp vào những ngày cuồi cùng trong đời ông. Khuôn mặt ông Nhu càng in một vẻ căm giận cùng với vẻ đẹp của đường nét điêu khắc.Tuy nhiên ông Nhu vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh và sẵn sàng đối phó… Sáng sớm ngày 30-10-1963 ông Diệm lững thững đi xuống vườn hoa trước cửa dinh Gia Long, ngắm mấy chậu non bộ nhỏ mới đắp xong và đặt dưới gốc cây. Ông bận bộ đồ xám nhạt, đội mũ len chống chiếc ba toong như khi đi thăm địa điểm dinh điền. Ông ngắm vài phút ngó lên bức ảnh lớn của ông treo cao đằng sau bàn giấy của ông Đổng Lý Bộ phủ Tổng thống rồi mỉm cười lên lầu.

TIẾP KHÁCH LẦN CUỐI

Ngày 31-10, hầm trú ẩn xây trong dinh Gia Long đã hoàn tất, để có thể chịu đựng được loại bom 500 kilôgam. Cũng vào ngày đó, ông Ngô Đình Nhu tiếp kiến các đại diện Uỷ ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo. Cùng ngày phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ Phật giáo miền Nam đáp máy bay ra Huế để tiếp tục cuộc điều tra. Đại sứ Cabot Lodge đã nhận được đầy đủ tin tức về kết quả và thái độ của Phái đoàn này tại Sài Gòn và thấy rằng sẽ bất lợi cho những toan tính âm mưu của ông. Vụ đàn áp Phật giáo phải được duy trì để lấy cớ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm như ông Lodge mong muốn. Sáng 1 nhằm vào ngày lễ các Thánh, côngsở đều được nghỉ, Tổng thống Diệm đã tiếp người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ cuối cùng trong đời ông. Đó là Đô đốc Harry D.Felt, Tổng Tư lệnh lực lượng tại Thái Bình dương. Đô đốc Harry D.Felt chắc hẳn biết rõ những gì xảy tới, trong mấy giờ nữa sẽ kết thúc chế độ của Tổng thống Diệm mà ông ta theo lễ nghi vẫn xưng tụng như một nhà lãnh đạo anh minh của miền Nam. Hồi 13 giờ 30 súng bắt đầu nổ từ nhiều nơi trong đô thành… Ai gây nên tiếng súng đó? Bắt đầu từ một thế lực nào? Tướng lãnh? Quần chúng? Mỹ? Thực ra, những âm mưu lật đổ Tổng thống Diệm đã sắp đặt từ tháng 5-1963, rồi được âm thầm tiến hành… Buổi tối ngày 28-10, do sự sắp xếp từ trước Trung tướng Trần Văn Đôn đã tiếp xúc bí mật với giới chức Mỹ tại nhà một nha sĩ . Tướng Đôn luôn luôn nhắc nhở người Mỹ giữ bí mật hoàn toàn và không thảo luận vấn đề này với bất cứ một ai, ông ta đã cố gắng thuyết phục Đại sứ Cabot Lodge chấp nhận chương trình hành động của nhóm ông và làm như thế nào để Hoa Kỳ đồng ý cho bật đèn xanh càng sớm càng tốt.

Lúc đầu nhóm đảo chính dự định khai hoả vào ngày 31-10 (theo sự Trước nữa, nhóm đảo chính cùng với sự đạo diễn của mấy chuyên gia CIA đã dự định đảo chính nhân ngày kỷ niệm 26-10. Nhưng đêm 25-10 ông Nhu đã nhận được báo cáo đầy đủ: Nhóm đảo chính với các tướng Đôn, Minh ra tay hành động trong cuộc duyệt binh tại đường Thống Nhất vào sáng 25-10. Dịp này sẽ bắt sống Tổng thống Diệm và ông Nhu sau đó sẽ thanh toán dinh GiaLong và thành Cộng hoà. Vào phút chót, ông Sinh Trưởng phòng CIA toà Đại sứ Mỹ (người thay thế Đại tá Rieharson) đã thông báo kịp thời cho Lu Conein biết là chưa thể bật đèn xanh bởi có kẻ trong toà Đại sứ tiết lộ cho ông Nhu. Hiển nhiên là Cabot Lodge đã đóng vai trò một nhà “lãnh đạo” đứng bật đèn cho cuộc đảo chính 1-11-1963. Cabot Lodge được coi như tiếng nói có thẩm quyền của phe “Tự do” Harriman. Những nguyên nhân nào khiến cho Mỹ phải gấp rút tìm mọi cách lật đổ chế độ Tổng thống Diêm? Hẳn nhiên, về phía Mỹ không phải là nguyên nhân Phật giáo. Đơn giản vì quyền lợi nước Mỹ trước hết. Cái gai chính yếu của Đại sứ Cabot Lodge cũng như Smith Conein và nhóm đảo chính là tướng Tôn Thất Đính. Làm sao nhổ được cái gai này? Tuy nhiên, cho đến ngày 28-11 tướng Đôn có thể đã tạm yên tâm về mặt tướng Đính. Điều mà phe đảo chính lo ngại nhất là lực lượng đặc biệt của Đại tá Tung. Lực lượng này vẫn được coi như thành phần nòng cốt của chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 29-12, tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và từng là Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt di chuyển ra khỏi Sài Gòn. Đó cũng là một phần kế hoạch nhằm vô hiệu hoá những lực lượng trung thành với chế độ. Hơn nữa, tướng Đính đang được lòng tin cậy của ông Nhu. Theo dư luận đồn đại sau ngày đảo chính, ngày 1-11-1963 thì chính ông Nhu đã giao phó cho tướng Đính thực hiện một cuộc đảo chính giả với danh hiệu Bravo I và II nhằm phá vỡ kế hoạch đảo chính thực của nhóm tướng lĩnh đang liên kết với Cabot Lodge. Nếu thực sự cuộc đảo chính sẽ xảy ra, ông Nhu chấp nhận một cách không nghi ngờ việc tướng Đính “móc nối” với nhóm Đôn, Minh. Chính ông Nhu đã từng nói với tướng Huỳnh văn Cao: “Khánh với Đính là chỗ người trong nhà cả. Không lo”. Ông Nhu tuy cao tay lắm nhưng đâu có thể học được chữ ngờ qua trường hợp của tướng Đính!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo