Downloadsachmienphi.com

Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa

Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa - Đới Tư Kiệt
Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa –

Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Nước Ngoài

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa –

Vài lời về học tập cải tạo: cuối năm 1968, Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng Trung Hoa, Mao chủ tịch, phát động một chiến dịch làm biến đổi đất nước tận gốc rễ. Đại học đóng cửa, tất cả “trí thức trẻ”, nghĩa là bọn con trai con gái tốt nghiệp trung học, bị đưa về thôn quê để được “cải tạo bởi bần nông”. (Vài năm sau tư tưởng không tiền khoáng hậu này gây cảm hứng cho một nhà cách mạng khác ở Á châu, lần này là Cam Bốt, để thực hiện một kế hoạch thậm chí tham vọng và triệt để hơn: ông ta đày toàn bộ dân thủ đô, già cũng như trẻ, “về nông thôn”).

Không ai rõ lý do thật đằng sau quyết định của Mao Trạch Đông. Có phải là thủ đoạn gạt bỏ Vệ binh Đỏ đang tuột khỏi vòng kiểm soát của ông? Hay là ảo tưởng của một nhà cách mạng hoang tưởng vĩ đại muốn tạo một thế hệ mới? Không ai biết động cơ thực của ông. Hồi đó Lạc và tôi thường bí mật bàn bạc như hai kẻ âm mưu. Chúng tôi kết luận rằng tất cả chỉ vì Mao ghét giới trí thức.

Chúng tôi không phải là kẻ đầu tiên bị dùng làm vật thí nghiệm trong cuộc thí nghiệm vĩ đại bằng người này, cũng chẳng phải là kẻ cuối cùng. Đầu năm 1971, chúng tôi đến ngôi làng ở xó núi, và tôi chơi vĩ cầm cho trưởng làng. So với bạn đồng lứa, chúng tôi không đến nỗi tệ lắm. Hàng triệu thanh niên đã đi trước, và hàng triệu sẽ theo sau. Nhưng hoàn cảnh chúng tôi thật mỉa mai, vì cả Lạc và tôi chưa đứa nào xong trung học. Chúng tôi chưa được may mắn theo học ở một trường cấp cao. Khi bị gửi lên miền núi như tiểu trí thức, chúng tôi mới có ba năm cấp hai theo luật định.

Khó mà thấy làm sao hai đứa tôi có thể đủ tư cách là trí thức, trong hoàn cảnh kiến thức chúng tôi học được ở trường cấp hai là số không. Giữa tuổi mười hai và mười bốn, chúng tôi phải đợi Cách mạng Văn hoá lắng xuống trước khi trường mở cửa lại. Và rốt cuộc khi được nhập học, chúng tôi cay đắng thất vọng: môn toán bị loại khỏi giáo trình, cũng như vật lý và hoá học. Từ đó, các bài học giới hạn vào những khái niệm cơ bản về kỹ nghệ và nông nghiệp. Bìa sách giáo khoa vẽ hình công nhân, cánh tay to như Sylvester Stallone, đội mũ kết và vung cây búa khổng lồ. Bên cạnh là chị nông dân, hay đúng hơn, một đảng viên Cộng sản trong lớp vỏ chị nông dân, đội khăn đỏ (theo câu nói đùa tục tĩu trong bọn học trò chúng tôi, chị thắt khăn vệ sinh quanh đầu). Trong nhiều năm, các cuốn sách giáo khoa đó và Sách Đỏ của Mao là nguồn kiến thức duy nhất của chúng tôi. Mọi sách khác đều bị cấm.

Thoạt tiên, chúng tôi không được nhận vào trung học, rồi vai trò trí thức trẻ khoác lên chúng tôi, vì lý do cha bị dán nhãn hiệu “kẻ thù trong nhân dân”.

Cha tôi là bác sĩ. Cha tôi chuyên về phổi, mẹ tôi là cố vấn về bịnh ký sinh trùng. Cả hai làm việc tại bịnh viện ở Thành Đô, một thành phố có bốn triệu dân. Tội của họ là “chuyên gia khoa học thối tha”, tiếng tăm khiêm nhường ở cấp tỉnh. Thành Đô là thủ phủ của Tứ Xuyên, một tỉnh có dân số một trăm triệu. Xa Bắc Kinh, nhưng rất gần Tây Tạng.

So với cha tôi, cha Lạc là một nha sĩ nổi tiếng khắp Trung quốc, một danh nhân thực sự. Một hôm, trước khi Cách mạng Văn hoá, ông kể cho rằng ông đã chữa răng cũng như bà Mao và Tưởng Giới Thạch, tổng thống nền Cộng hoà trước khi Cộng sản tiếp quản. Có kẻ bao nhiêu năm ngắm chân dung Mao mỗi ngày, để ý răng ông rất ố, nếu không nói là vàng, nhưng chẳng ai nói ra. Nhưng đây là một nha sĩ xuất sắc, công khai nói Người Thuyền Trưởng Vĩ Đại của Cách mạng trồng răng giả, khơi khơi như thế. Không thể tin nổi, một tội ác điên rồ không thể tha thứ, tệ hơn tiết lộ bí mật quốc gia. Nặng tội hơn nữa là đã dám nhắc tên Mao và vợ ông cùng một hơi với thứ cặn bã tệ hại nhất trên trái đất: Tưởng Giới Thạch.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo