Downloadsachmienphi.com

Bệnh lý học tinh thần trong đời sống hằng ngày

Bệnh lý học tinh thần trong đời sống hằng ngày - Sigmund Freud
Bệnh lý học tinh thần trong đời sống hằng ngày –

Bệnh lý học tinh thần trong đời sống hằng ngày

Tác Giả:

Thể Loại: Y Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bệnh lý học tinh thần trong đời sống hằng ngày –

Học thuyết phân tích tinh thần, do bác sĩ tâm thần, nhà người Áo, Freud, sáng lập vào đầu thế kỷ XX. Mới đầu, Freud nghiên cứu với tư cách là nhà tâm thần học, bác sĩ thần kinh đối tượng nghiên cứu của ông chủ yếu là những người mắc chứng hystêri không phải do nguyên nhân sinh lý, mà do nhân tố tâm lý. Freud quy nhân tố tâm lý này là ý thức về tính dục bị đè nén từ thời nhi đồng, từ đó ông sáng lập ra “học thuyết về bản tính dục vô thức”, cho rằng sự khởi phát bệnh thần kinh là hậu quả của sự đè nén lâu dài đối với ý thức tính dục. Freud tổng kết những phát hiện của ông thành học thuyết tâm lý hoàn toàn mới, giàu tính sáng tạo. Ông phát triển toàn diện học thuyết này vào lĩnh vực triết học, xã hội, tôn giáo, văn hoá, hình thành hệ thông tư tưởng rộng lớn.

Nhưng, hệ thống tư tưởng của Freud có một khuyết điểm chí tử. Đó là, xuyên suốt học thuyết của ông là quan điểm về sinh vật học, phủ nhận tính lịch sử của nhân tính, phủ nhận ảnh hưởng của các nhân tố xã hội, văn hoá đối với sự phát triển nhân cách. Theo đà phát triển của trào lưu phân tích tinh thần, một số học giả phân tích tinh thần không ngừng phát triển có tính chất phê phán tư tưởnq của Freud, ngày cànq nhấn mạnh tác động của các nhân tố văn hoá, xã hội, dần dần tách khỏi học thuyết của Freud. Năm 1911 Adler bắt đầu phản đối học thuyết bản năng của Freud, nhấn mạnh ảnh hưởng của các điều kiện xã hội và quan hệ xã hội đối với sự phát triển nhân cách, xây dựng môn cá thể của trường phái phân tích tinh thần, về sau, Jung đã xây dựng lý luận phân tích tình thần của riêng ông. Nhất là vào những năm 40, trường phái phân tích tình thần mới ra đời ở Mỹ, do nhấn mạnh tác động của nhân tố văn hoá, xã hội mà đối lập rõ rệt với học thuyết phân tích tinh thần của Freud, đại biểu chủ yếu của trường phái này là Fromm. Fromm vận dụng lý luận phân tích tinh thần của mình để phê phán xã hội tư bản, hình thành tư tưởng độc đáo về chủ nghĩa nhân bản.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo