Downloadsachmienphi.com

Bí Mật Đội Quân Lê Dương Pháp

Bí Mật Đội Quân Lê Dương Pháp - Đào Ngọc Ninh
Bí Mật Đội Quân Lê Dương Pháp –

Bí Mật Đội Quân Lê Dương Pháp

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bí Mật Đội Quân Lê Dương Pháp –

Quân đội là công cụ bảo vệ lợi ích một giai cấp, tầng lớp, quốc gia, đó là chuyện bình thường. Nhưng việc một quốc gia, một nhà nước sử dụng một đội quân bao gồm – song không phải chỉ cấu thành từ các công dân của mình để bảo vệ lợi ích của mình, lại là một chuyện khác. Lại càng khác nữa nếu lại là việc chuyên nghiệp hoá một đội quân đánh nhau chỉ vì được thuê tiền. Nhưng đó là sự thật trong lịch sử quân sự thế giới. Những đội quân đánh thuê xuất hiện từ rất sớm. Thời đế quốc La Mã cổ đại đã có các binh đoàn lính đánh thuê người Sparta. Tại Pháp, việc tuyển mộ lính đánh thuê người nước ngoài đã có từ thế kỷ 12 dưới triều vua Philippe Auguste dưới hình thức “những đại đội tự do”. Việc tuyển mộ những đội quân đánh thuê người nước ngoài chiến đấu cho mình không phải là chuyện hiếm hoi. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1831, những đội quân đánh thuê làm nhiệm vụ bảo vệ và tham gia những cuộc chiến tranh mà người trả tiền thuê nó tham gia. Tóm lại, đó là một đội quân thông thường chỉ khác là gồm người nước ngoài và chiến đấu cho người trả tiền thuê.

Đối với đội quân Lê dương Pháp ra đời năm 1831 thì ngoài những đặc điểm chung của những đội quân đánh thuê chuyên nghiệp, nó có đặc điểm riêng là ra đời nhằm phục vụ những cuộc chiến tranh xâm chiếm và bảo vệ những thuộc địa của Pháp. Vì vậy, lịch sử của nó gắn liền với những thuộc địa, khu vực “Pháp quốc hải ngoại” của “Mẫu quốc”. Trên thế giới, hiện nay chỉ có Pháp và Tây Ban Nha là tổ chức đạo quân Lê dương nhưng đội Lê dương Tây Ban Nha chỉ là học theo mô hình của Pháp và quy mô cũng như quá trình chiến đấu của nó tầm vóc nhỏ bé hơn nhiều. Đội Lê dương Tây Ban Nha được lập ra chỉ để bảo đảm an ninh cho khu vực Morocco thuộc Tây Ban Nha mà thôi. Ở Việt Nam, những người đã sống qua những năm kháng chiến 1946-1954 đều nghe danh biết tiếng “lính Lê dương”. Thế nhưng, có lẽ đó phần lớn là kinh nghiệm có được trong quá trình chiên đấu cũng như quan sát trong cuộc sống của những chiên sĩ Vệ quốc đoàn hay những người dân bình thường. Khi nói đến 1ính Lê dương thường được mô tả là một loại lính ác ôn khét tiếng. Cũng có khi xảy ra sự nhầm lẫn. Cha của tác giả, nhũng người đã trực tiếp cầm súng chiên đấu suốt 9 năm kháng chiên, khi kể lại những kỷ niệm chiến đấu của mình cho con cháu nghe, đôi khi nhắc đền cụm từ “lính Lê dương mũ đỏ”. Thực ra, mũ nồi đỏ là của binh lính các tiểu đoàn dù thuộc địa Pháp, học theo trang phục của các đơn vị biệt kích dù SAS của Anh thời Đại chiến thế giới thứ hai. Sự nhầm lẫn này có lẽ bắt nguồn chính từ cái “danh tiếng lẫy lừng” của lính Lê dương nên người ta có thể quy chụp cho nó tất cả mọi thứ, một sự quy nạp không hẳn là hoàn toàn oan uổng.

Tác giả chỉ là một người yêu thích môn lịch sử, mong muốn được chia xẻ với quý vị độc giả một nguồn thông tin tham khảo về một đạo quân đánh thuê chuyên nghiệp, một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới. Trong quá trình cầm bút, chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả xa gần.

Việc sử dụng lính đánh thuê trong quân đội Pháp đã có từ rất sớm.

Từ thế kỷ 15, vua Louis 11 đã tổ chức đội quân đánh thuê toàn lính cận vệ người Scotland. Nhiều triều đại sau đó, từ vua Francois 1 đến Louis 16 đều sử dụng các đơn vị lính đánh thuê người Đức và Thụy Sĩ.

Đội quân Lê dương là một đạo quân đánh thuê chuyên nghiệp. Nó thể hiện ở chỗ những người ra nhập không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ tuyên thệ trung thành với Đội Lê dương. Người ta không hỏi gì về quá khứ của kẻ gia nhập mà chỉ đòi hỏi anh ta phải hoàn thành hợp đồng khi đã ký. Đã ký rồi thì không có đường lui.

Năm 1567, đơn vị Ngự lâm quân Thuỵ Sĩ này đã cứu vua Charles 9 thoát chết nên lại càng được các triều đại vua chúa tiếp theo tin dùng. Trong Cách mạng Pháp, trước nguy cơ quân Phổ xâm lược, Quốc hội Pháp đã thành lập “Binh đoàn tình nguyện người nước ngoài” ngày 7/6/1792. Một số binh đoàn người Italia, Ba Lan, Hà Lan cũng được tổ chức trong thời kỳ các cuộc chiến tranh cách mạng. Hoàng đế Napoleon cũng sử dụng rộng rãi các binh đoàn lính đánh thuê nước ngoài người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức và Ba Lan. Các binh đoàn này đã chiến đấu trên khắp châu Âu từ Tây Ban Nha sang đến Jena, Nga và Wagram.

Năm 1815, sau thất bại của Napoleon, các binh đoàn nước ngoài bị giải thể nhưng một thời gian ngắn sau lại xuất hiện cái gọi là “Binh đoàn Hoàng gia người nước ngoài”. Năm 1821, binh đoàn này đổi tên thành “trung đoàn Hohenlohe”. Khoảng 10 năm sau, trong những ngày đầu lên ngôi, vua Louis Philippe cho giải thể trung đoàn Hohenlohe và tổ chức lại các đơn vị lính đánh thuê người nước ngoài với tên gọi mới là Binh đoàn người nước ngoài (Foreign Legion).

Chữ Legion vốn nguồn gốc từ Le gio, một từ tiếng La tinh chỉ các binh đoàn chiến đấu – La Mã thời cổ đại. Khi Pháp đưa đội quân này sang xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã Việt. hoá từ Legion thành ra Lê dương. Cái tên đội quân Lê dương dần dần trở nên quen thuộc từ đó.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo