Downloadsachmienphi.com

Cách Dựng Gia Phả Tổ Phả

Cách Dựng Gia Phả Tổ Phả - Vũ Đức Huynh
Cách Dựng Gia Phả Tổ Phả –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cách Dựng Gia Phả Tổ Phả –

Một bộ tổ phả là sự gọi tắt bộ phả của một dòng họ, của một chi họ hay của một cành họ.

Gia phả là quyển phả của một gia tộc – gia đình.

Tộc phả và gia phả không phải là một khái niệm mới mẻ, bởi vì nó đã có từ hàng nghìn năm. Đó là những từ mà bất kỳ ai trong đời cũng đã từng một lần nghe thấy. Song không phải ai cũng đã có dịp nhìn thấy một bộ phả.

Lý do: Tổ phả không còn nhiều ở các dòng họ, chi họ và cành họ; và vì thế được cất giữ cẩn thận ở các nơi thờ cúng của dòng họ.

Song chủ yếu là các tổ phả, gia phả đã được lập dựng từ thời trước đa phần bằng chữ Hán hay chữ Nôm.

Những ông trưởng họ, trưởng gia không phải ai cũng có khả năng đọc hiểu bộ phả mà mình đang có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn.

Những bộ phả đã được lập dựng bằng chữ Quốc ngữ hay đã được dịch chuyển từ tiếng Hán – Nôm sang chữ Quốc ngữ còn rất hiếm.

Lập dựng phả đã có thời phát triển và phổ biến mạnh. Những dòng họ lớn trên đất Việt đều đã từng lập dựng bộ phả của dòng họ mình. Nhiều chi họ, cành họ của các dòng họ lớn tản mát ở khắp nơi nơi khởi tổ của dòng họ. Họ cũng đã từng lập các chi phả, cành phả của mình. Song, các chính biến…, các cuộc chiến tranh đã ảnh hưởng nhiều đến lịch sử lập dựng phả và làm hư hỏng mất mát phả nhiều, hoặc bởi nhiều nguyên nhân bất khả kháng khác mà việc lập dựng phả từ nhiều thế kỷ đã giảm và ngừng hẳn.

Bộ Tổ phả, gia phả là nơi ghi lại quá trình hình thành và phát triển của một dòng họ, của một gia tộc – gia đình.

Có thể nói bộ phả là cuốn lịch sử dòng họ, là cuốn lịch sử của một gia tộc tàng chứa nhiều mục đích, ý nghĩa mà các đời tiên tổ để lại cho con cháu muôn đời sau. Nó trở thành báu vật của dòng họ, gia tộc.

Một bộ tổ phả, gia phả có ý nghĩa và mục đích không thể bác bỏ. Nó không chỉ đối với các thế hệ của một dòng họ, một gia tộc mà còn đối với văn hóa thời đại. Do đã lâu, việc lập dựng phả bị quên lãng; nên kiến thức về việc lập dựng phả không còn phổ biến trong dân chúng.

Để đáp ứng nhu cầu lập dựng phả và cung cấp kiến thức lập dựng một bộ phả, cuốn “Cách lập dựng tổ phả, gia phả” được biên soạn công phu, chi tiết dễ nhận thức và dễ ứng dụng, nhằm trợ giúp bạn đọc có kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm, qua đó có thể tự tổ chức nhóm lập dựng một quyển gia phả, một bộ tổ phả mới cho gia đình hay cho dòng họ của mình, hoặc để khôi phục bộ phả của dòng họ đã bị hư hại, hoặc muốn bổ sung vào tổ phả, chi phả, cành phả. Những diễn tiến mới của họ, chi họ, cành họ v.v…

Hy vọng cuốn “Cách lập dựng tổ phả, gia phả” sẽ trở thành một cuốn cẩm nang dựng phả cho bạn đọc, góp phần khôi phục lại ý thức cần có một bộ phả cho dòng họ, một gia phả ghi lại sự phát triển của dòng tộc, của gia đình để lại cho các thế hệ muôn đời sau những truyền thống tốt đẹp và những tấm gương cho con cháu cần noi theo để hoàn thiện nhân cách làm người trở thành những con người có ích cho quốc gia cho dân tộc.

1. Nhận thức về phả và văn hóa phả

Phả là một dạng văn bản ghi lại diễn tiến của sự phát triển của một dòng họ, của một gia tộc.

Nói cách khác, phả là loại hình văn bản sử. Bởi nội dung cụ thể của nó là ghi lịch sử phát triển của một dòng họ, của một gia đình.

2. Phả là một nét văn hóa

Một đất nước, một dân tộc có dạng văn bản ghi lại quá trình phát triển lịch sử xã hội qua từng giai đoạn, từng thời kỳ… với đầy đủ các sự kiện, các hình thái xã hội, các nhân vật v.v…, một cách trung thực, chuẩn xác có xuất xứ và có thời gian… Đó là một bộ sử quốc gia, một bộ sử của dân tộc.

Do đó có câu: “Nước có sử, nhà có phả” điều này nói lên tính chất chung của sử và phả do nội dung chúng hàm chứa.

Các nhà hiền triết cố xưa của Trung Hoa như đức Khổng Tử (Khổng Trọng Mi tự Khổng Khâu) thời xuân thu hay đức Lão tử (Lý Nhĩ tự Bá Dương) sống cùng thời với Khổng Tử (theo tự là Tử Trường (145T) thái sử công).

Ở thời Đông Hán (Trung Hoa) đến Mạnh Tử cũng đã từng viết văn, viết truyện sử, xem sao, xem lịch v.v… Họ là những bậc chí hiền, chí đức, chí dũng không sợ những quyền lực. Đặc biệt những sử quan trong lĩnh vực viết sử, làm phả, họ giám hy sinh đời mình để viết sự thật, trong sử, trong phả dù sự thật ấy có thể làm vua chúa tức giận bởi những trang sử hay phả không làm hài lòng họ với những bài sử ký hay chuyện ghi trong phả.

Sử và phả tàng chứa những trang văn trần thuật khiến cho khi đọc người ta có thể hình dung được những diễn tiến lịch sử xã hội, những diễn tiến của một dòng họ, một gia tộc. Sử và phả song hành là nét văn hóa được lưu tâm ở mọi thời đại, ở mọi quốc gia.

Song, phả là sự biểu đạt lịch sử mang tính riêng tư của một dòng họ, một gia tộc. Nó đã trở thành nét văn hóa phổ biến trong xã hội.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo