Downloadsachmienphi.com

Con Đường Lập Thân

Con Đường Lập Thân - W.J.Ennever
Con Đường Lập Thân –

Con Đường Lập Thân

Tác Giả:

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Con Đường Lập Thân –

Năm 1948, tôi dạy tư cho bốn em nhỏ và chỉ kiếm được bốn trăm đồng một tháng mà đã bỏ ra năm trăm đồng để theo học một lớp hàm thụ của viện Pelman do thành lập ở Londres năm 1898, ba bốn chục năm trước lớp học Dale Carnegie. Viện đó có lẽ đi tiên phong trong phong trào dạy người lớn tự trao dồi khả năng cùng nhân cách (tiếng Anh gọi là self improvment), có nhiều chi nhánh ở các kinh đô Âu, Mỹ; nổi danh tới nỗi tên viện đã được ghi vào các tự điển lớn Anh ngữ.

Người ta gởi cho tôi mười hai tập nhỏ, mỗi tập năm sáu chục trang, bàn về một vấn đề luyện khả năng tinh thần và sau bài học có một số bài tập để làm trong một hay hai tuần, như vậy từ ba tới sáu tháng sẽ hết chương trình.

Bài học thì tôi đọc kĩ, còn bài tập thì tôi không làm hết vì có một số bài tôi cho là không cần phải làm. Ngay từ buổi đầu, tôi đã thích phương pháp giản dị, sáng sủa và thực tế của viện. Cái lợi nhất cho tôi là học xong, tôi lạc quan, tự tín, biết được khả năng tinh thần nào cần cho sự thành công, và tôi phải luyện thêm những khả năng nào, tóm lại là tôi biết rõ con đường của tôi hơn, và tự biết rõ tôi hơn.

Sau đó tôi tìm thêm những sách của chi nhánh Pelman tại Paris để học, những cuốn trong loại Tâm lí và kiến thức tổng quát như La logique dans la vie của M.Doralle, La culture dans la vie của Désiré Roustan, Mobilisation de l’énergie của Charies Baudcuin… và mười năm trước đây tôi kiếm được cuốn Your mind and how to use it của chính nhà sáng lập ra viện Pelman, ông W. J.Ennever.

Ông viết cuốn này khi về già, tóm tắt những cương lĩnh trong phương pháp Pelman và những kinh nghiệm của ông trong mấy chục năm điều khiển viện.

Bất kì cuốn nào trong loại Self Improvment dù của Anh hay của Pháp (Pháp gọi là Culture Humaine), thì cũng luôn luôn chú trọng vào thực tế và khuyên ta làm những bài tập vì sách loại đó không phải để đọc mà để học.

Nhưng trong bốn năm chục cuốn tôi đã tìm được từ trước tới nay, không có cuốn nào dắt dẫn ta kĩ lưỡng từng bước, khuyến khích ta, nhắc nhở ta, thúc giục ta gần như bắt buộc ta phải tự trao dồi như cuốn này.

Lối trình bày đã khác hẳn: mỗi phần, sau những đoạn lí thuyết, không khi nào nặng nề, là những câu hỏi để ta có dịp tự kiểm soát lại xem ta đã hiểu kĩ chưa, rồi tới một số bài tập mà tác giả chia ra cho ta làm sáu ngày trong một tuần, trừ chủ nhật. Sách có bảy phần, như vậy mỗi ngày chỉ cần từ nửa tới một giờ gắng sức thì hai tháng sẽ xong, và lúc đó, đúng như tác giả đã nói: ta có cảm tưởng đã đi được một quãng đường dài, mà cái ngày khởi hành (tức ngày bắt đầu đọc sách) có vẻ như đã xa lắc xa lơ. Sở dĩ vậy là vì mặc dầu sách chỉ có non hai trăm trang mà “chứa rất nhiều sự kiện và kinh nghiệm”, mở rộng tầm mắt cho ta thấy được “một mới”.

Tóm lại, công dụng của cuốn này bằng công dụng của cả chương trình hàm thụ Pelman tôi đã theo hai chục năm trước đây mà bây giờ có ai muốn học, chắc phải đóng từ ba tới năm ngàn đồng là ít.

Phương pháp của tác giả cũng đặc sắc nữa và hoàn bị hơn cả. Không như đa số các nhà khác chỉ nhấn mạnh vào một vài phương diện, một vài khả năng của tinh thần, ông chú trọng tới sự phát triển đồng thời và điều hòa mọi cơ năng của ta để tinh thần ta được quân bình, cho nên ông chỉ cho ta cách luyện cả tình cảm, trí tuệ và nghị lực, tức ba yếu tố căn bản tạo nên cá tính, tư cách con người mà từ hai ba ngàn năm trước, các đại triết gia của nhân loại đều đưa lên hàng đầu. Thích Ca và Khổng Tử, mặc dầu nhân sinh quan khác nhau mà đều đề cao ba cơ năng đó: Bi, Trí, Dũng của Thích Ca tức Nhân, Trí, Dũng của Khổng Tử; mà Bi với Nhân thuộc về Tình cảm, còn Dũng thuộc về Nghị lực.

Một điểm độc đáo nữa là tác giả cho sự tập trung tinh thần là điều kiện tiên quyết để luyện ba yếu tố Tình cảm, Trí tuệ và Nghị lực. Ông bảo có tập trung tinh thần thì ta mới thích vấn đề ta nghiên cứu, mới nhớ mau, nhìn thấy được hết các khía cạnh mà phán đoán ít lầm, mới nắm được cơ hội mà lợi dụng hoàn cảnh, tự gây được lòng tự tín, hơn nữa, mới nén được những cảm xúc hỗn loạn mà tự chủ được, tăng lên được, nghĩa là lập được sự quân bình cho tinh thần, không để cho tình cảm thắng lí trí và nghị lực. Ông không nói ra, nhưng chúng ta hiểu rằng thuyết Tập trung tinh thần của ông gần như thuyết Tĩnh tâm của Tống Nho và thuyết Thiền định của đạo Phật. Vì chú trọng tới sự tập trung tinh thần như vậy nên tự điển Webster’s mới cho học thuyết Pelmanism của ông đồng nghĩa với Concentration (Tập trung).

Ông khuyên chúng ta một cách tập trung tinh thần rất hiệu nghiệm là nghiên cứu. Chịu thu thập hết tài liệu liên quan tới một vấn đề nào đó, tập trung hết tinh thần, xét hết các khía cạnh của nó thì trong một thời gian hoặc dăm sáu tháng, hoặc dăm sáu năm – tùy vấn đề – ai cũng có thể phát triển được những điều mới lạ, viết được một bài hoặc một cuốn, mà tự nhiên cá tính, lòng tự tín của mình tăng lên mạnh, diệt được mặc cảm tự ti nếu có. Lời khuyên đó xác đáng, tôi xin Độc giả đặc biệt chú ý tới.

Do kinh nghiệm, người ta biết rằng chỉ khoảng vài ba phần trăm theo được hết các lớp hàm thụ, còn thì bỏ dở nhưng ai đã theo được hết thì thế nào cuộc đời cũng thay đổi hẳn, không sớm thì muộn. Điều đó rất dễ hiểu: trong bất kì ngành nào, số người không trên năm phần trăm.

Như tôi đã nói, cuốn này cũng như một loại bài giảng của một lớp hàm thụ. Vậy thì một trăm độc giả, chỉ có dăm ba vị áp dụng được đúng phương pháp của Ennever. Tôi xin có lời mừng trước vị nào ở trong số đó. Bước đầu chỉ cần hăng hái luyện tập trong hai tháng, rồi sau mọi sự sẽ dễ. Nếu trong hai tháng đó, bạn chịu chuyên cần như khi học thi Tú tài thì không có lí gì bạn không tấn bộ vì phương pháp toàn áp dụng những luật về “tinh thần” và đã chịu sự thử thách trên nửa thế kỉ nay rồi. Vậy vấn đề là bạn có coi trọng sự trao dồi khả năng cùng cá tính của bạn bằng một bằng cấp trung học hay không.

Sài gòn ngày 01-02-1969

NGUYỄN HIẾN LÊ

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo