Downloadsachmienphi.com

Dưới Cái Nhìn Của Anh Hề

Dưới Cái Nhìn Của Anh Hề - Heinrich Boll
Dưới Cái Nhìn Của Anh Hề –

Dưới Cái Nhìn Của Anh Hề

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Nước Ngoài

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Dưới Cái Nhìn Của Anh Hề –

Trời đã về đêm khi tàu vào ga Bonn. Tôi đã cố để mình không rơi vào trạng thái cử động như một cái máy, trạng thái này đã hình thành ở tôi sau năm năm không ngớt đi đi, về về: qua sân ga, xuống bậc thang máy, lên bậc thang khác, đặt xắc du lịch xuống dưới chân, rút từ áo khoác ra vé tầu đưa cho nhân viên hỏa xa, ra quầy bán báo mua mấy số báo, buổi chiều, ra khỏi ga và gọi taxi. Trong năm năm, không ngày nào tôi không phải rời khỏi một nơi nào đó để đến một nơi khác, buổi sáng trèo lên, bước xuống các bậc thang, để rồi lại bước xuống, trèo lên những bậc thang khác vào buổi chiều, sau đó gọi taxi, tìm tiền trong túi áo trả cho người lái xe, mua những số báo buổi chiều ở một quầy bán báo và trong tận hưởng cái vẻ uể oải máy móc bề ngoài đã được nghiên cứu một cách uyên bác.

Từ khi Marie bỏ tôi ra đi với tên Cơ Đốc giáo Zỹpfner kia, cái quá trình ấy còn trở nên máy móc hơn, nhưng không vì thế mà mất đi nguyên tắc uể oải của nó. Căn cứ vào đồng hồ xe taxi tôi biết được khoảng cách từ nhà ga đến khách sạn hoặc từ khách sạn đến nhà ga: khách sạn ở cách nhà ga hai, ba hoặc bốn mác rưỡi. Từ khi Marie bỏ tôi, tôi đâm ra mụ mẫm, lẫn lộn nhà ga và khách sạn, luống cuống tìm vé tầu đưa cho người gác cửa khách sạn hoặc hỏi nhân viên nhà ga số buồng của tôi ở khách sạn. Nhưng một cái gì đó, có thể gọi là định mệnh vẫn nhắc tôi nhớ đến nghề nghiệp và vị trí của tôi. Tôi là diễn viên hài. Nghề nghiệp được khai: “Nghệ sĩ hài”. Tôi không thần phục một nhà thờ nào, tuổi hai mươi bảy, và một trong những tiết mục xiếc của tôi có tiêu đề: Trở về và ra đi, tiết mục kịch câm dài, gần như quá dài đến nỗi cuối cùng khán giả đâm ra lẫn lộn không còn biết đâu là lúc tôi trở về và đâu là lúc tôi ra đi. Vì tôi thường luyện lại vai lần cuối cùng khi đi tầu (nó gồm sáu trăm vai mà thuật biên đạo múa hẳn là tôi phải nắm rất chắc), cho nên không có gì là lạ nếu lúc nào đó tôi trở thành nạn nhân của chính việc nặn óc của tôi, để rồi lao vào một khách sạn, giương mắt tìm xem giờ tàu, ghi nhớ nó, rồi vội vã trèo lên hoặc bước xuống thang gác cho khỏi lỡ tàu, trong khi đúng ra tôi chỉ có việc bình thản trở về phòng mình và chuẩn bị cho buổi diễn.

Rất may là trong phần lớn các khách sạn, người ta biết tôi. Trong khoảng thời gian năm năm, có thể hình thành một nhịp điệu sống không phải là biến đổi nhiều lắm như người ta tưởng. Hơn nữa ông bầu của tôi biết tôi tính khí kì cục, đã chăm lo tránh cho tôi những va chạm không cần thiết. Ông ta chú ý đảm bảo sao cho “sự nhạy cảm nghệ sĩ” (nguyên văn) được tôn trọng hoàn toàn. Cho nên vào đến phòng tôi ở, tôi như ngụp trong vầng hào quang của sự sung túc: những bông hoa tươi đã được cắm trong một chiếc bình xinh đẹp, và chưa kịp cởi xong áo khoác, quẳng giày vào góc buồng (tôi chúa ghét mang giày) thì một cô hầu phòng xinh xắn đã mang cà phê đến kèm theo rượu cognac, đẩy tôi vào bể tắm pha dầu thơm dịu mầu xanh biếc. Nằm dài trong bể tắm, tôi đọc báo (không có lấy một tờ báo nào đáng gọi là tử tế), đôi khi tôi đọc đến sáu tờ, không bao giờ dưới ba tờ, vừa khe khẽ hát bằng giọng mozzo [1] những bài kinh lễ… chỉ những bài kinh lễ thôi: đồng ca, lễ ca, thánh ca thừa hưởng của thời kì đi học. Bố tôi, theo đạo Tin Lành một cách cứng nhắc, trung thành kiểu hậu chiến, chủ trương hòa giải về mặt tôn giáo, đã ghi tên tôi vào học ở một trường Cơ Đốc giáo. Riêng tôi, tôi không sùng đạo, thậm chí không đi lễ nhà thờ bao giờ và chỉ sử dụng nhạc điệu kinh lễ hoàn toàn vào mục đích chữa bệnh. Đúng là các bài hát đã giúp tôi hai lần chữa được bệnh kinh niên của tôi: u uất và đau đầu. Từ khi Marie trở thành tín đồ Cơ Đốc (mặc dầu chính em là tín đồ Cơ Đốc giáo, nhưng theo tôi phải dùng công thức này mới thích hợp), hai căn bệnh ấy của tôi chỉ có tăng lên, đến mức bản Tantum Ergo [2] hoặc các bài Kinh Cầu nguyện, cho đến khi đó vẫn là thuốc giảm đau của tôi, đã mất hết tác dụng. Có một phương thuốc tạm thời chấp nhận được: rượu, về lâu dài phương thuốc đáng kể lẽ ra phải là: Marie. Nhưng Marie đã bỏ tôi. Bất cứ diễn viên hài nào nghiện rượu đều suy sụp còn nhanh hơn cả người thợ lợp nhà say rượu lao đầu từ trên nóc xuống.

Khi bước ra sân khấu hoàn toàn say rượu, tôi thực hiện không chính xác những động tác, không thể tránh khỏi không có sự nhầm lẫn tệ hại nhất mà một diễn viên hài có thể mắc phải: khinh thị những khám phá của chính mình. Thế là suy sụp! Ngược lại, khi tỉnh táo, mối lo sợ của tôi không ngừng tăng lên cho đến khi bước ra sân khấu (nhiều lúc tôi phải tự đẩy mình bước ra), điều mà các nhà phê bình lại cho là “trò hề có suy nghĩ, tính toán, đằng sau đó người ta cảm thấy tiếng đập của một con tim”, thật ra đó là sự biến hình của tôi thành một con rối. Ngoài ra mới tệ hại làm sao khi con rối đứt dây, tôi khuỵu xuống. Một thầy tu nhập định! Đôi khi trông tôi hẳn giống như thế. Trong đống văn liệu Marie vẫn khệ nệ mang theo, tôi thường chỉ còn nhớ những từ “trống rỗng” và “vô vị”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo