Downloadsachmienphi.com

Hậu hắc học – Mặt dầy tâm đen

Hậu hắc học - Mặt dầy tâm đen - Lý Tôn Ngô
Hậu hắc học – Mặt dầy tâm đen –

Hậu hắc học – Mặt dầy tâm đen

Tác Giả: Lý Tôn Ngô

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Hậu hắc học – Mặt dầy tâm đen – Lý Tôn Ngô

“Tôi viết “Hậu Hắc Học” vào cuối triều đại Mãn thanh, chia làm 3 tập: Tập đầu: Hậu Hắc Học; Tập giữa: Hậu Hắc kinh; tập cuối: Tạp lục Hậu Hắc truyện. Năm đầu của thời Dân Quốc đã đăng tải trên “Công luận nhật báo” ở Thành Đô. Độc giả có nhiều dư luận xôn xao, tôi cũng nhận được lời khuyên của bạn bè, tập giữa mới in nữa chừng đành phải dừng lại vậy. Trong thời gian ấy, tôi còn viết một bài: “Tôi hoài nghi các thánh nhân”, nhưng không tiện đăng lên báo chí. Về sau không biết bản thảo quăng đâu mất. Năm Dân Quốc thứ 16, theo ký ức mới viết lại cả hai bài, đưa vào tập sách. Năm Dân Quốc 23, một người bạn quên biết ở Bắc Kinh, theo ý chủ quan, đem ba tập tách ra in từng tập lẻ. Năm Dân Quốc 25 theo ý muốn của nhiều độc giả nên đã tái bản lần nữa. Năm Dân Quốc thứ 26, nhà xuất bản Quốc Dân báo Thành Đô đã đem tập đầu in thành một cuốn sách nhỏ và phát hành, do Đường Chu Phong và Trung Giang Tạ Thụ Thanh viết lời bạt .”

Lý Tôn Ngô, tác giả của “Hậu Hắc Học”, sinh ở Thành Đô năm 1879, năm thứ 5 đời Quang Tự (triều đình nhà Thanh), mất năm 1944 (trước cách mạng 5 năm). Lúc mới sinh, cha đặt cho ông cái tên là Thế Toàn, ông cho rằng tên đó không hay, nên tự đặt tên là Thế Giai, tự là Tôn Nho, muốn biểu lộ ý chí theo Khổng Tử; về sau ông không vừa ý với đạo Nho của Khổng Tử, cho nên đổi tên và lấy biệt hiệu là Tôn Ngô. Theo ông “hai chữ Tôn Ngô là ngọn cờ độc lập tư tưởng của tôi” Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, ông đã từng đảm nhận một vài chức quan nhỏ ở cấp Tỉnh của Chính phủ Dân quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, làm giáo sư đại học ở Tứ Xuyên, về sau ông từ chức và dành thời gian nghiên cứu và viết.

Lý Tôn Ngô đã từng nghiên cứu, đọc kỹ lưỡng 24 pho sử lớn của Trung Quốc, các sách của Bách gia Chư tử và nhiều sách khác nữa, nhằm khám phá sự nhận thức của lịch sử, cũng như các học thuyết khác nhau từng tồn tại lâu đời ở như Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Phật và cả những học thuyết khác trên thế giới đã được truyền bá vào Trung Quốc. Khi sinh thời, ông đã tìm tòi, suy nghĩ rất nhiều về những người từ thời xưa đến thời ông, họ có “bí quyết”gì? Ông đem nhận thức của mình chỉnh thành lý luận “Hậu Hắc Học”.

Chữ “Hậu” có nghĩa là “Dày” và được viết rõ là “Mặt dày”; Chữ “Hắc” là “Đen”, cũng được viết rõ là “Tâm đen” hay “Tâm can đen tối”. Theo ông đây là một triết lý rất đặc biệt, vì vậy trong khi dịch, chúng tôi phải viết hoa ở đầu các chữ “Hậu Hắc Học” với ý định nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ mới lạ này.

Hậu Hắc Học” chế giễu một cách sâu cay sự đen tối của một số chế độ chính trị với những bệnh tật, thói hư tật xấu trong chốn quan trường của xã hội cũ. “Hậu Hắc Học” lần đầu tiên được công bố trên “Công luận nhật báo” ở thành đô năm Dân quốc nguyên niên, nhưng vì nội dung châm biếm rất sâu cay của nó về thói hư tật xấu trong chốn quan trường nên đã dấy nên sự đố kỵ và bị công kích dữ dội. Qua nhiều năm sau, năm 1934 mới chính thức xuất bản thành sách và được giới học giả cùng với nhiều học giả của Trung Quốc hưởng ứng, bình luận rất tốt. Trong mấy chục năm sau cách mạng Tân Hợi, xã hội Trung Quốc bị rối loạn, do đó tác giả ũng khắc họa và phân tích những hiện tượng xã hội và các “Chính trị gia” thời đó trong “Hậu Hắc Học”. Do đó có nhiều học giả nổi tiếng ở Trung Quốc đã bình luận và đánh giá: “Hậu Hắc Học” là một kỳ thư hiếm có. Để chứng minh cho lập luận “Hậu Hắc Học” của mình, ông đã đi sâu nghiên cứu và viết tiếp “Tâm lý và lực học”, “Tính linh và điện từ”, đó là những công trình nghiên cứu mà ông rất tâm đắc.

Theo nhà xuất bản “Cầu Thực” ở Bắc Kinh Trung Quốc. “Hậu Hắc Học” đã được truyền bá rộng rãi ở nước ngoài nhưng ở lục địa lại hiếm thấy, vì vậy nhà xuất bản “Cầu Thực” cho rằng không thể để một cuốn sách hay như vậy bị mai một, cho nên đã sưu tầm, chỉnh lý lại và xuất bản. Từ tháng 1/1989 đến tháng 5/1990 đã in lại 8 lần với tổng số lượng 300.000 bản.

Toàn bộ cuốn sách được viết vào những năm 20, 30 và 40 của thế kỷ XX, vì vậy các từ ngữ, câu văn phần lớn viết theo kiểu cổ văn (Văn bác cổ) của Trung Quốc, nên khi dịch không dễ dàng. Chúng tôi cố gắng dịch thoát ý, nhưng lại bảo đảm đúng, lời lẽ gọn. Do đó chắc không tránh khỏi những thiếu sót, mong các độc giả thông cảm. Ngoài ra, chúng tôi muốn nói thêm, toàn bộ cuốn sách có ý nghĩa rất sâu xa, rất đáng để học giả nghiên cứu. Nhưng tác giả có bàn thêm một số vấn đề viết vào thời kỳ đầu của thế kỷ XX, như: “Tôn Ngô bàn về chính trị”, “Tôn Ngô bàn về kinh tế”…Chúng tôi cho rằng đó chỉ là ý kiến riêng của một học giả, cũng như bản thân Lý Tôn Ngô cho rằng: ông chủ trương “độc lập tư tưởng”, nên các độc giả đều có quyền bình luận, đánh giá và phê phán.

Để bạn đọc tiện theo dõi và tập trung nghiên cứu, chúng tôi sắp xếp lại mục lục và lược bỏ vài phần xét thấy không cần thiết như “Hậu Hắc Học” thể cổ văn, những câu đối viếng Tôn Ngô, vài đoạn phiếm đàm khác, mong bạn đọc thông cảm.

Chúng tôi xin được cảm ơn nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã góp ý và hỗ trợ công tác biên tập để tài liệu tham khảo này được góp phần nhỏ bé vào việc tiếp thu có phê phán và chọn lọc những tinh hoa văn hóa Đông – Tây trong quá trình hội nhập và phát triển vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta

Mục lục

Lời tựa 1

Lời tựa 2

Lời tựa 3

Phần Một

HẬU HẮC HỌC

HẬU HẮC KINH

TẠP LỤC HẬU HẮC TRUYỆN

SÁU CHỮ “CHÂN NGÔN” CẦU LÀM QUAN

SÁU CHỮ “CHÂN NGÔN” CỦA NGƯỜI LÀM QUAN

HAI CÁCH LÀM VIỆC KHÉO

Kết luận

Phần Hai

HẬU HẮC TÙNG THOẠI

Phần Ba

TÔI HOÀI NGHI CÁC THÁNH NHÂN

Phần Bốn

TÂM LÝ VÀ LỰC HỌC

TÍNH LINH VÀ ĐIỆN TỪ

“TUYẾN QUAY VỀ GỐC”

BÀI VĂN HAY Ở TUỔI SÁU MƯƠI

GHI CHÉP VỀ KHỔNG TỬ MỞ TRƯỜNG HỌC

CHỦ TRƯƠNG KHẢO THI BỊ ĐÁNH

TRIẾT HỌC SỢ VỢ

ĐÙA VỚI ĐÁC – UYN

XÉT LẠI HỌC THUYẾT CỦA CƠRUPOTXKIN

LỜI TỰA CUỐN THỰC PHẢ

TÔN NGÔ BÀN KINH TẾ

TÔN NGÔ BÀN CHÍNH TRỊ

CHÂM BIẾM TRUNG Y

TỰ SÁNG TẠO RA “VÔ CỰC QUYỀN”

CHIẾN THIÊN GIÁO CHỦ

BẠC BẠCH HỌC

CÂU ĐỐI VIẾNG NGƯỜI CHẾT NGÔ TÔN

TÔN NGÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

HẬU HẮC GIÁO CHỦ TRUYỆN

GIA THẾ TÔN NGÔ

Phần Năm

TÁC GIẢ TỰ TRUYỆN

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo