Downloadsachmienphi.com

Hiệu Hạnh Phúc Các Bà

Hiệu Hạnh Phúc Các Bà - Emile Zola
Hiệu Các Bà –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Hiệu Các Bà – Emile Zola

Nếu những tiểu thuyết Quán Rượu, đề cập tới đời sống của người thợ thủ công và Germinal, vẽ lên cuộc đấu tranh của công nhân mỏ, mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khiến cho bức tranh xã hội có phần đen tối vì một thứ quyết định luận sinh lý khá nặng nề, thì tiểu thuyết Hiệu Các Bà, đề cập tới người buôn bán, tới thương nghiệp lại có thể xem như một tác phẩm vào loại sáng sủa, thậm chí lạc quan của Émile Zola. gần gũi với những tiểu thuyết cùng một đề tài của Balzac như Hiệu Chú Mèo Đánh Vợt hay César Birotteau. Vả chăng, chính Zola đã viết trong phác thảo tiểu thuyết Hiệu Hạnh Phúc Các Bà như sau: “Tôi muốn làm một bài ca về hoạt động hiện đại (…) Vậy là, thay đổi hoàn toàn về triết lý: trước hết không còn chủ nghĩa bi quan, không đi tới kết luận về cái ngu xuẩn và nỗi chán chường của cuộc sống, trái lại kết luận về sự cần lao liên tục của nó. Nói tóm lại, đi với thời đại, biểu hiện thời đại nó là một thời đại hành động và chinh phục…” Đây quả thật là một bước tiến trên tiến trình lâu dài cua Émile Zola đi từ bóng tối tư tưởng triết lý bi quan của Schopenhauer[3] tới ánh sáng của một chủ nghĩa xã hội “cứu thế” thể hiện trong bộ tiểu thuyết Bốn Cuốn Phúc Âm mà Jaurès[4] đã đón chào. Cụ thể trong truyện Hiệu Hạnh Phúc Các Bà, đó là tư tưởng của Mouret, giám đốc hiệu Hạnh phúc các bà, thắng tư tưởng bạn anh ta là Vallagnosc, mà tư tưởng của Mouret một phần lại do cô gái Denise, nhân viên bình thường mách bảo, được cô khuyến khích và củng cố.

Tựu trung, tiểu thuyết Hiệu Các Bà gồm hai câu chuyện lồng vào nhau, dựa vào nhau và tiến triển song song: đó là một chuyện buôn bán và một chuyện tình yêu. Về câu chuyện buôn bán, Émile Zola viết: “Ý kiến đầu tiên của tôi là về một cửa hàng lớn thu hút, đè bẹp toàn bộ nền buôn bán nhỏ của khu phố (…) Tôi sẽ không khóc chúng (những cửa hiệu nhỏ), mà trái lại, là vì tôi muốn chỉ rõ sự thắng thế của hoạt động hiện đại; chúng không còn hợp thời nữa, mặc xác!” Và quả thật, với ngọn bút hình ảnh sắc cạnh, như trong một bài bút chiến, nhà văn đã vẽ lên sự suy sụp thảm hại của nền thương nghiệp nhỏ trước bước phát triển mãnh liệt, không gì cưỡng lại được, như một quy luật khe khắt tất yếu, của nền đại thương nghiệp tư bản chù nghĩa, ởthời kỳ chủ nghĩa tư bản bước tới đỉnh cao của nó, chủ nghĩa đế quốc, về mặt này, tiểu thuyết Hiệu Hạnh Phúc Các Bà có thể xem như một tư liệu lịch sử sinh động.

Nhưng không phải chỉ có thế, câu chuyện không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần, mà cái chỗ sinh động của nó lại là ở mặt xã hội – tâm lý. Phải nói rằng Émile Zola đã trong việc khắc họa tâm lý của cả một tầng lớp buôn bán nhỏ, với bao nhiêu trăn trở, quằn quại của nó, trên bước đường bị sự cạnh tranh của buôn bán lớn đưa tới chỗ hấp hối và giãy chết. Một mặt khác, Émile Zola cũng vẽ lên chỗ rõ nét cuộc sống của một lớp người làm thuê, những thư ký hiệu buôn, những nhân viên phục vụ của hàng, với số phận bấp bênh, luôn luôn nơm nớp bị ném ra vỉa hè, do sự quyết định độc đoán, tùy tiện của mấy kẻ trong ban giám đốc. Không phải không có bóng dáng cuộc đấu tranh của những người làm thuê đó, ở thời đại mà phong trào công nhân đã bắt đầu dấy lên sau khi chi nhánh Quốc tế lao động I được thiết lập ở nước Pháp (1866). Tuy nhiên, khác hẳn với cuộc đấu tranh sôi sục của công nhân mỏ được vẽ lên trong Germinal, cuộc đấu tranh của những nhân viên bị chìm đắm trong bóng của một thứ chủ nghĩa tư bản gia trưởng, nó dễ dàng gắn bó với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Hơn thế nữa, ở đây cái lý tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng tự phát nảy sinh ở một cô gái, tuy đã từng trải qua cảnh đau khổ của một nhân viên bán hàng, nhưng lại yêu ông giám đốc hiệu buôn.

Đến như câu chuyện ấy, nó có hơi hướng quyết định luận sinh lý quen thuộc của một Zola tự nhiên chủ nghĩa. Ngay việc Zola cho cuốn tiểu thuyết của ông cái phụ đề Éros 1883[5] cũng nói lên điều đó. Và, mối tình ám ảnh riết róng giữa Mouret và Denise quả là có cái gì như một định mệnh khe khắt. Nhưng, có điều là ở đây Émile Zola lại gắn cho cô gái rất mực đáng yêu đó cái chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, cái chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông:

“Phải chăng là nhân đạo, phải chăng là công bằng khi mà bao nhiêu sinh mạng hàng năm bị tiêu phí kinh khủng ở các cửa hàng lớn. Và cô (Denise) biện hộ cho lợi ích cơ cấu cỗ máy không vì những lý do tình cảm, mà vì những lý do thuộc về chính lợi ích của các ông chủ (…) Đôi khi, cô cao hứng, cô nhìn thấy hiệu bách hóa to lớn lý tưởng, tổ chức thương nghiệp tập thể (phalanstère du mégoce) ở đó mỗi người có phần lãi đúng đắn của mình, tùy theo cống hiến, chắc chắn cho ngày mai, do một họp đồng bảo đảm”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo