Downloadsachmienphi.com

Lá Cờ Ma

Lá Cờ Ma - Na Da
Lá Cờ Ma –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Lá Cờ Ma –

“Lá cờ ma” là tập đầu tiên trong series tiểu thuyết kinh dị gồm 3 truyện của tác giả Na Đa, với một nhân vật xuyên suốt là chàng phóng viên trẻ Na Đa đi điều tra phá án.

Truyện lấy bối cảnh là thành phố Thượng Hải thời hiện đại, với nhân vật chính là Na Đa – chàng phóng viên trẻ ưa mạo hiểm, có tài suy luận và đặc biệt ưa thích điều tra những hiện tượng lạ. Khi mẩu tin “Khu nhà ba tầng – với bốn tòa nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như một kì tích trong cơn mưa bom tàn phá của phát xít Nhật, hiên đang lâm vào tình trạng bị phá dỡ” đăng trên một tờ báo đối thủ được nhiều độc giả quan tâm, lãnh đạo của Báo Ngôi sao buổi sớm, nơi Na Đa làm việc – đã giao cho anh nhiệm vụ tìm hiểu sâu hơn về tình hình thực tế của khu nhà để viết bài chi tiết.

Càng đi sâu tìm hiểu, Na Đa càng thấy có nhiều điều bí ẩn liên quan đến khu nhà có hơn 60 năm lịch sử này. Qua tìm hiểu, anh phát hiện một loạt chi tiết kì lạ: Chính nhờ một lá cờ thần bí mà khu nhà ba tầng đã thoát khỏi trận mưa bom của quân đội Nhật; chủ nhân của khu nhà – bốn anh em họ Tôn – cũng biến mất mà không để lại chút dấu tích gì. Khi phỏng vấn những người sống tại khu nhà, Na Đa càng thấy sự sợ hãi, kiềng nể hiện rõ trên khuôn mặt và trong lời nói của những người đã từng nhìn thấy lá cờ kì bí ấy, và không ai biết gì về sự ra đi của anh em họ Tôn.

Ngay sau đó, một loạt cái chết bí ẩn của những người có mối liên hệ với lá cờ và khu nhà ba tầng càng khiến mối nghi ngờ của Na Đa tăng lên. Rốt cuộc, lá cờ thần bí đó có sức mạnh gì ghê gớm mà khiến ai nhìn thấy nó cũng bội phần kinh hãi, kiếp sợ? Vì sao năm đó anh em họ Tôn lại không tiếc tay rải ngân lượng, xây dựng bằng được khu nhà, để rồi sau đó lại đột ngột biến mất giữa nhân gian? Phải chăng khu nhà đó chôn giấu bí mật một bí mật ghê ghớm? Anh em họ Tôn đã biến mất như thế nào?

Những nghi ngờ về sự kiện xảy ra 67 năm trước, những huyền cơ lịch sử được giấu kín từ hơn hai ngàn năm, truyền thuyết ly kỳ về lá cờ ma và người ba mắt, những ám hiệu chết chóc trong khu mộ ngầm dưới lòng đất… tất cả những tình tiết kì bí đó khiến Na Đa phải dấn thân điều tra để tìm ra ẩn số cuối cùng…

Những nghi ngờ về sự kiện xảy ra 67 năm trước, những huyền cơ lịch sử được giấu kín từ hơn hai ngàn năm, truyền thuyết ly kỳ về lá cờ ma và người ba mắt, những ám hiệu chết chóc trong khu mộ ngầm dưới lòng đất… tất cả những tình tiết kì bí đó khiến Na Đa phải dấn thân điều tra để tìm ra ẩn số cuối cùng…

Lá Cờ Ma là tập đầu tiên của Series Bút kí kinh dị của Na Đa: Lá Cờ Ma, Đứa Trẻ Giấy và Nộp Mạng.

Ở đầu ngõ 85 đường Dụ Thông, gần đường Hằng Phong quận Sạp Bắc, có một dãy nhà ba tầng xây theo kiến trúc Trung Quốc, ít có giá trị thẩm mĩ. Theo ghi chép trong cuốn “Địa chí quận Sạp Bắc”, dãy nhà ba tầng này là một di tích lịch sử quan trọng. Năm 1937, sau đợt ném bom oanh tạc Tô Châu – Hà Bắc của quân xâm lược Nhật, cả Sạp Bắc hoang tàn đổ nát, chỉ còn lại duy nhất một công trình kiến trúc nguyên vẹn, là dãy nhà ba tầng này. Hiện nay, do yêu cầu cải tạo khu đất cũ, dãy nhà ba tầng – một chứng tích lịch sử quan trọng sắp sửa bị phá bỏ. Những người trí thức cho rằng, xét từ ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa yêu nước và trên phương diện di tích lịch sử, dãy nhà ba tầng không nên bị phá bỏ mà cần phải được quan tâm, gìn giữ nhiều hơn nữa.

Hôm qua, phóng viên của chúng tôi đã tìm đến dãy nhà ba tầng này để phỏng vấn. Điều may mắn là văn phòng làm việc của “tổ dân phố khu ba tầng” lại nằm trong dãy nhà ba tầng. Bà tổ trưởng Chu cho biết, “khu ba tầng” ban đầu gồm bốn tòa nhà này do bốn người giàu có góp tiền xây dựng vào thập niên 30 của thế kỉ trước. Nghe nói năm xưa, khi quân xâm lược Nhật điên cuồng ném bom oanh tạc dải đất Tô Châu – Hà Bắc, một người nước ngoài sống trong “khu ba tầng” đã giương cao một lá cờ nước ngoài, nhờ thế mà “khu ba tầng” này may mắn thoát nạn. Về sau, bốn tòa nhà “may còn sót lại” này trở trình kiến trúc nổi bật nhất và là công trình kiến trúc cao nhất của quận Sạp Bắc trong suốt một thời gian dài. Người dân vẫn quen gọi cả bốn tòa nhà này là “khu ba tầng”. Cái tên “tổ dân phố khu ba tầng” cũng bắt nguồn từ đó.

Trước đây, để phục vụ dự án mở rộng đường Hằng Phong và cải tạo khu đất cũ, hai tòa nhà đã bị dỡ bỏ, hai tòa nhà còn lại hiện nay cũng đang ở vào tình trạng cấp bách bởi nằm trong danh sách phải dỡ bỏ. Nguy cơ “biến mất hoàn toàn” của một di tích lịch sử là điều thấy ngay trước mắt. Ông Ngô Đại Tề, ủy viên Hội chính trị hiệp thương quận Sạp Bắc bày tỏ quan điểm, cực lực phản đối việc phá bỏ “khu ba tầng”. Ông cho rằng, một công trình kiến trúc có thể gợi nhớ lịch sử như “khu ba tầng” tuy không nằm trong danh sách các công trình được bảo vệ, nhưng dù sao nó cũng là một chứng tích lịch sử tương tự như Thượng Hải, vì vậy nó cần được tích cực giữ gìn và bảo vệ bằng nhiều biện pháp. “Khu ba tầng” cần được trùng tu, tôn tạo để trở thành một nơi có thể giáo dục chủ nghĩa yêu nước, nhắc nhở các thế hệ mai sau không được quên mối nhục quốc gia, đồng thời thách thức sự trỗi dậy trở lại của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Bà Chu chia sẻ, bà rất tiếc nếu “khu ba tầng” bị phá bỏ. Các hộ dân sống trong “khu ba tầng” dù mong mỏi được cải thiện chỗ ở, nhưng họ cũng nhất trí rằng, “khu ba tầng” cần được bảo vệ.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo