Downloadsachmienphi.com

Mặt Trăng Và Đồng 6 Xu

Mặt Trăng Và Đồng 6 Xu - W. S. Maugham
Mặt Trăng Và Đồng 6 Xu –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Mặt Trăng Và Đồng 6 Xu –

Trong Mặt trăng và đồng sáu xu, tác giả kể lại cuộc đời một nhà buôn cổ phần trở thành họa sĩ thiên tài mà người đương thời chưa đánh giá đúng giá trị tác phẩm cho tới khi ông qua đời một cách thê thảm ở nơi đất khách quê người.

Kinh doanh thành đạt, sống sung túc, được vợ con hết lòng yêu mến, Charles Strickland bất thình lình bỏ gia đình ra đi, không còn quan hệ với cái xã hội ông đã từng sống, quyết tâm hiến cả đời mình cho hội họa. Ông sống gian khổ trong nhiều năm phấn đấu không ở Paris. Hoàn cảnh xui khiến, ông đi tìm môi trường sáng tác mới ở một nơi xa xôi ở cái tuổi gần năm mươi. Trên đảo Tahiti, trong một gian nhà nhỏ ở một vùng hẻo lánh, được chăm sóc bởi người vợ trẻ, ông miệt mài vẽ cho đến ngày chết vì bệnh hủi, mù cả hai mắt. Tác phẩm cuối cùng của ông là những bức tranh vẽ trên vách và trần nhà mà người được may mắn nhìn thấy đánh giá là kiệt xuất. Với tính khí khác thường vốn có, ông yêu cầu vợ đốt căn nhà, nhưng những bức tranh vẽ trên vải không đóng khung vứt lung tung trong nhà đủ cho những ai hiểu biết hội họa coi ông là một thiên tài.

W.S. Maugham viết tác phẩm này dựa trên một phần tiểu sử của danh họa người Pháp Paul Gauguin và sau khi ông đi tham quan đảo Tahiti về.

Thú thật khi mới quen với Charles Strickland, chưa lúc nào tôi thấy ông có gì khác thường nhưng bây giờ thì rõ ràng ít có điều gì phủ nhận được sự vĩ đại của ông. Tôi không nói đến sự vĩ đại mà một chính khách may mắn hay một quân nhân đạt được. Đó là thứ phẩm chất thuộc về địa vị họ chiếm giữ hơn là phẩm chất của con người, và một khi hoàn cảnh đổi thay, nó sẽ giảm đi đến mức đáng ngại. Thường thì ông thủ tướng đã rời chức vụ chỉ được xem là một diễn giả khoa trương, và ông tướng không còn quân chỉ là một người hùng hiền lành ở một thị trấn mà thôi. Sự vĩ đại của Charles Strickland thì xác thực.Có thể bạn không thích tài nghệ của ông nhưng dù sao bạn khó có thể phủ nhận nó vì chính sự quan tâm của bạn. Ông đã khuấy động lên và gây được sự chú ý đối với ông. Thời mà ông là đối tượng để chế giễu đã qua rồi, và bênh vực ông không còn là dấu hiệu của tính gàn hoặc ca tụng ông không còn là dấu hiệu của tính ngoan cố nữa. Những sai sót của ông được chấp nhận như là phần bổ sung cần thiết cho công lao của ông. Có thể người ta còn bàn cãi vị trí của ông trong nghệ thuật, và sự tâng bốc của những người ngưỡng mộ ông có lẽ cũng không đáng tin tưởng hơn những lời gièm pha làm giảm uy tín của ông. Nhưng có một điều không còn nghi ngờ gì nữa, đó là thiên tài của ông. Theo ý tôi, điều thú vị nhất trong nghệ thuật là cá tính của người nghệ sĩ, và nếu cá tính đó độc đáo thì tôi sẵn lòng châm chước cho một nghìn điều lầm lỗi. Tôi cho rằng Velasquez[1] là một nghệ sĩ tài năng hơn El Greco[2] nhưng tập tục đã làm giảm đi sự ngưỡng mộ của người ta đối với ông: người đảo Créte[3], vốn duy cảm và đầy tính bi kịch, sẵn sàng hiến tâm hồn huyền bí của mình như một lễ vật ngàn đời. Người nghệ sĩ, họa sĩ, thi sĩ hoặc nhạc sĩ bằng sự tô điểm tuyệt vời hoặc đẹp đẽ, làm thỏa mãn cảm quan thẩm mỹ; nhưng điều đó giống với bản năng tình dục và có cùng tính chất man dã như nó: người nghệ sĩ bày ra trước mắt bạn cái tài năng tuyệt vời của chính mình. Đi tìm sự bí ẩn của anh ta cũng có cái gì đó hấp dẫn giống như một truyện trinh thám. Đó là một câu đố không có lời giải đáp cũng như vậy. Điều vô nghĩa nhất trong những tác phẩm của Strickland cho thấy một cá tính kì lạ, bị giày vò và phức tạp. Chắc chắn chính điều này không cho phép ngay cả những người không thích tranh của ông có thái độ dửng dưng trước những bức tranh ấy. Cũng chính điều này đã gây nên một sự chú ý lạ lùng đến cuộc đời và cá tính của ông”

Không đầy bốn năm sau khi Strickland qua đời,Maurice Hurel đã viết một bài báo trên tờ Mercure de France (Thủy vương tinh của nước Pháp), cứu người họa sĩ vô danh ấy thoát khỏi sự lãng quên và vạch ra một con đường mà các nhà văn sau ông đã không nhiều thì ít đã ngoan ngoãn đi theo. Trong một thời gian dài, chưa một nhà phê bình nào ở Pháp có được uy tín hiển nhiên hơn ông và không thể không bị ấn tượng bởi những khẳng định mà ông đã đưa ra. Những khẳng định ấy có vẻ quá đáng nhưng những nhận định sau đó đã công nhận sự đáng giá của ông, và danh tiếng của Charles Strickland giờ đây mới được thiết lập vững chắc trên nền tảng những điều cơ bản mà ông Hurel đã nói lên. Tiếng tăm của Strickland trở nên lẫy lừng là một trong những sự kiện mang nhiều tính lãng mạn nhất trong lịch sử nghệ thuật. Nhưng tôi không định bàn đến sự nghiệp của Charles Strickland ngoài một chừng mực nào đó có liên quan đến cá tính của ông. Tôi không thể đồng ý với những họa sĩ hợm hĩnh cứ cho rằng người không chuyên môn không thể hiểu gì về hội họa và chỉ có thể bày tỏ một cách tốt nhất sự đánh giá của mình về những tác phẩm của họ bằng sự im lặng và cuốn ngân phiếu mà thôi.Thật là một sự hiểu lầm lố bịch nếu cho rằng nghệ thuật không khác gì một nghề thủ công chỉ duy người thợ thủ công mới hiểu được một cách hoàn hảo: nghệ thuật là một sự thể hiện cảm xúc và cảm xúc nói lên thứ ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được.

Nhưng tôi thừa nhận rằng nhà phê bình không có một kiến thức thực tiễn nào về kĩ thuật thì hiếm khi có thể nói được một điều gì có giá trị thật sự về nghệ thuật và sự dốt nát của tôi về hội họa thì thật sự là quá mức. May mắn thay, tôi không cần phải liều lĩnh để mạo hiểm, vì bạn tôi là ông Edward Leggatt, một nhà văn có khả năng và một họa sĩ đáng ngưỡng mộ đã viết thật đầy đủ về sự nghiệp của Charles Strickland trong một quyển sách nhỏ và phần lớn trong tác phẩm ấy quả là một mẫu bút pháp duyên dáng ít được may mắn trau giồi tại Anh hơn tại Pháp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo