Downloadsachmienphi.com

Nếp Cũ – Tín Ngưỡng Việt Nam

Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam - Toan Ánh
Nếp Cũ – Tín Ngưỡng Việt Nam –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nếp Cũ – Tín Ngưỡng Việt Nam – Toan Ánh

Nói về tôn giáo việt Nam, nhiều người ngoại quốc cho là một vấn đề phức tạp, phức tạp vì sự đụng chạm giữa nhiều tôn giáo, mà cũng phức tạp vì rất khó phân biệt một cương giới giữa các đạo giáo nơi đây.

Linh mục L.Cadière, trong cuốn “Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites” đã cho rằng “thật là một việc vừa khó khăn, vừa tế nhị để làm tỏ rõ về tôn giáo trong toàn diện. Khó, vì đề tài khó, tế nhị vì nhiều điều còn mập mờ”. Ông lại cho là tại Việt Nam có một sự chồng chất và hỗ tương thâm nhập giữa các điều sùng tín, và bên cạnh sự phụng thờ nghiêm minh theo nghi lễ với những quan niệm rất cao quý, là những nghi thức pha ảo thuật với tính chất rất tàn bạo.

Ông P. Louvet khi viết về lịch sử tôn giáo đã nêu lên:

“Tất cả những đạo giáo và những điều hành đạo dị đoan quấn quít lấy nhau, chồng chất lên nhau, hợp thành một sự hỗn tạp với những định thức mâu thuẫn mà người ta không sao nhận biết được. Ai cũng tuân theo hết mọi điều. Các bậc nho gia trí thức, kể cá vua chúa, là những người thường tự hào chỉ theo lẽ phải và chỉ tin tưởng ở những giáo điều ghi trong Tứ Thư, Ngũ Kinh hay Khổng Tử, cũng vẫn thờ Phật, cúng tế thần linh và xem bói khi cần tới”.

Những nhận xét của các tác giả ngoại quốc có thể được coi là đúng, nhưng họ không nhận thấy rằng giữa cái hỗn tạp tương thuận của mọi sự thờ cúng, dân bao giờ cũng đặt để riêng rẽ các tôn giáo, tuy tổ tiên chúng ta đã chấp nhận tất cả mọi tôn giáo mà giáo điều không trái với lẽ phải, nhất là khi tôn giáo này không cấm tín đồ có thêm tín ngưỡng khác ngoài sự tin theo đạo của mình.

Dân thờ cúng tổ tiên, nhưng việc thờ phụng tổ tiên không thể kể là một tôn giáo được, vì không có giáo chủ cũng như không có giáo điều. Việc thờ cúng tổ tiên chỉ là một hành động chứng tỏ lòng hiếu thảo của con cháu, bởi vậy người ta cứ thờ cúng tổ tiên và song song với việc thờ cúng này – nhiều người ngoại quốc gọi nhầm là Đạo Ông Bà, người ta vẫn theo tôn giáo riêng, có người theo một đạo, có người theo hai ba đạo, miễn là giữa hai ba đạo này không có điều gì mâu thuẫn với nhau.

Xưa kia ba đạo Thích, Lão, Khổng đều được tôn sùng và trong các kỳ thi đã có hỏi về cả ba tôn giáo này. Riêng về đời nhà Trần đã có những kỳ thi Tam giáo[1].

Với óc tôn sùng các vĩ nhân, thờ phụng tổ tiên, dân chấp nhận thờ cúng bất cứ một vị thần nào có thể gây họa phúc cho mình được, do đó với ảnh hưởng của đạo Lão bị hiểu sai lạc bởi giới bình dân, trong dân gian đã phụng thờ thêm nhiều vị nhân thần và thiên thần.

Hiện nay tại các tôn giáo đua nhau phát triển và do đó cố phát huy và biểu dương cái hay của đạo. Các tôn giáo sát cánh bên nhau, nhưng vẫn riêng rẽ như bao hàm một ý muốn vượt hẳn lên. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo chính tại Việt Nam ngày nay có thể kể:

– Đạo thờ Thần

– Đạo Lão

– Đạo Khổng

– Đạo Phật

– Đạo Phật giáo Hòa Hảo

– Đạo Cao Đài

– Đạo Thiên Chúa

– Đạo Tin Lành

Ngoài ra, gần đây lại thêm có đạo Hồi, đạo Bah’ai đã gây được một tiếng vang đáng kể trong nước.

[1] Xin xem chương văn học và thi cử trong nếp cũ – con người

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo