Downloadsachmienphi.com

Những Bức Thư Từ Vúp-pơ-tan

Những Bức Thư Từ Vúp-pơ-tan - Frederick Engels
Những Bức Thư Từ Vúp-pơ-tan –

Những Bức Thư Từ Vúp-pơ-tan

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những Bức Thư Từ Vúp-pơ-tan –

Báo Telegraph für Deutschland số 49 tháng 3/1839

Như mọi người đều biết, dưới cái tên gọi này, – mà “Những người bạn của ánh sáng” ghét đến thậm tệ, – người ta hiểu đó là hai thành phố En-bơ-phen-đơ và Bác-men, nằm trên lưu vực sông Vúp-pơ dài khoảng chừng ba giờ thuyền chạy. Con sông nhỏ hẹp này khi thì nằm yên không chuyển động, khi thì cuộn sóng đỏ ngầu chảy xiết giữa những tòa nhà công xưởng bốc khói và những nhà máy phiếu sợi phủ đầy sợi bông; nhưng cái màu sắc đỏ thẫm của nó không phải bắt nguồn từ một trận đánh đẫm máu nào đó, – bởi vì đấu đá nhau ở đây chỉ có những cây bút của các nhà thần học và cả những mụ già bép xép nữa, thường là vì những chuyện lặt vặt nhỏ nhen, – cũng chẳng phải là bắt nguồn từ sự xấu hổ về phong tục của con người, mặc dù điều đó quả thực là có đủ căn cứ, mà chỉ bắt nguồn từ rất nhiều lò nhuộm dùng thuốc nhuộm màu đỏ thắm. 

Nếu như bạn đi từ phía Đuýt-xen-đoóc-phơ tới, thì ở Don-boóc bạn sẽ bước chân vào khu đất thánh; dòng sông Vúp-pơ đục ngầu đang uể oải uốn mình ngang qua bạn, và so với con sông Ranh mà bạn vừa bỏ lại đằng sau, thì cái vẻ đáng thương hại của nó khiến cho bạn hết sức thất vọng. Vùng này khá hấp dẫn: những ngọn núi không cao lắm, khi thoai thoải, khi dựng đứng, có rừng phủ kín, chen đột ngột vào giữa những cánh đồng đỏ xanh rờn, và khi thời tiết tốt, bầu trời trong xanh phản chiếu vào dòng sông Vúp-pơ thì cái màu đỏ của nó hoàn toàn biến mất. Vòng qua sườn núi, bạn thấy ngay trước mặt những cái tháp kỳ dị của En-bơ-phen-đơ (những ngôi nhà khiêm tốn ẩn mình đằng sau những chiếc vườn) và sau vài phút thì bạn đến thành Xi-ôn của những người theo chủ nghĩa ngu dân. Khi chưa tới thành phố, bạn đã gặp phải một nhà thờ Thiên chúa giáo; nhà thờ này đứng tại đây như là bị đuổi ra khỏi những bức tường thiêng liêng của thành phố này. 

Đây là một nhà thờ theo kiểu Bi-dăng-xơ, nó được xây dựng rất tồi bởi một kiến trúc sư rất không có kinh nghiệm, theo một sơ đồ rất tốt; người ta đã dỡ đi một nhà thờ Thiên chúa giáo cũ để lấy chỗ cho cánh trái tòa thị chính còn chưa xây dựng; chỉ còn lại độc nhất một cái tháp, phục vụ cho phúc lợi công cộng theo kiểu của nó, – cụ thể là dùng làm nhà tù. Tiếp theo sau đó, bạn đi tới một ngôi nhà lớn – những vòm của nó dựa trên các cột – nhưng những cột này có một kiểu rất độc đáo: nhìn hình dáng của cột, thì phần dưới theo kiểu Ai Cập, phần giữa theo kiểu Đô-rít và phần trên theo kiểu I-ô-nít; thêm nữa nhờ có chiếc móng rất kiên cố, nên những cột này chẳng phải dùng đến mọi chi tiết kiến trúc không cần thiết như loại trục chân và trục đầu. 

Ngôi nhà này trước kia gọi là viện bảo tàng, nhưng bây giờ ở đấy chẳng còn một tí dấu vết nào của nàng thơ, còn nợ nần thì để lại rất nhiều, nên chỉ cách đây không lâu lắm, nó đã bị đem bán đấu giá và mang cái tên gọi là “nhà du hí”, cái tên gọi đó nổi bật lên trên mặt chính trống trải của tòa nhà, làm tiêu tan mọi ký ức về cái tên thơ mộng xưa kia. Vả lại, ngôi nhà này kiến trúc nặng nề đến nỗi về chiều trông nó giống như con lạc đà. Từ nơi này bắt đầu tỏa ra những đường phố buồn tẻ, không có gì độc đáo; tòa thị chính mới, đẹp, còn một nửa chưa xây xong, vì thiếu chỗ mà phải bố trí một cách thật phi lý, đến nỗi mặt trước tòa nhà nhìn ra cái ngõ hẻm nhỏ hẹp chẳng ra sao cả. 

Cuối cùng bạn đến Vúp-pơ, và một chiếc cầu xinh đẹp sẽ dẫn bạn đến Bác-men, ở đấy ít ra những yêu cầu về vẻ đẹp kiến trúc cũng được chú ý nhiều hơn. Bên kia cầu, tất cả đều có cái vẻ niềm nở hơn; tại đây không có những căn nhà xấu xí của vùng En-bơ-phen-đơ, – chẳng theo kiểu cũ cũng chẳng theo kiểu mới, không đẹp cũng không lố, – mà là những ngôi nhà to lớn, đồ sộ, xây có thẩm mỹ, theo kiểu mới; trước mặt bạn đâu đâu cũng mọc lên những căn nhà mới bằng đá, cuối đường lát đá thì đến một con đường thẳng tắp hai bên nhà cửa san sát. Giữa những ngôi nhà hiện rõ bãi cỏ màu xanh của nhà máy phiếu sợi. ở đây, dòng sông Vúp-pơ còn trong veo, và hình dáng lờ mờ của những dãy núi trùng điệp, với những cánh rừng, những bãi cỏ và những chiếc vườn nối tiếp nhau một cách hỗn tạp, trong đó đâu đâu cũng hiện ra những mái nhà đỏ chói, khiến cho bạn càng đi tới càng cảm thấy nơi đây cảnh vật thật là hấp dẫn. 

Từ giữa con đường hai bên có trồng cây đã hiện rõ mặt trước của cái nhà thờ Hạ Bác-men nằm ở phía sâu hơn một chút; đó là tòa nhà xinh đẹp nhất của thung lũng, xây dựng rất đẹp theo kiểu Bi-dăng-xơ hết sức uy nghiêm. Nhưng rồi lại đến ngay một con đường lát đá, những căn nhà lợp bằng đá xám chen chúc nhau; song cảnh vật ở đây nhiều vẻ hơn nhiều so với En-bơ-phen-đơ: khi thì những bãi cỏ tươi xanh của nhà máy phiếu sợi, khi thì một căn nhà kiểu mới, khi thì một khúc sông nhỏ hẹp, khi thì một dãy vườn sát kề đường phố, phá tan cái vẻ đơn điệu của bức tranh. Tất cả điều đó khiến cho bạn sinh ra nghi hoặc, chẳng hay Bác-men có phải là một thành phố hay không, hay chỉ là một khối giản đơn tập hợp đủ các thứ nhà cửa; thật vậy, nó chỉ là một kết hợp của nhiều khu vực nhỏ được nối liền bởi những cơ quan công cộng của thành phố. 

Những khu vực đáng kể nhất trong đó là: Ghê-mác-cơ, từ xưa vốn là một trung tâm của giáo phái cải cách, Hạ Bác-men, nằm về phía En-bơ-phen-đơ, cách Vúp-pơ-tan không xa, ở phía trên Ghê-mác-cơ; xa hơn nữa là Rít-tơ-xhau-den, còn cạnh đó thì bên trái là Vich-slinh-hau-den, bên phải là Hê-kinh-hau-den và Rau-hen-tan với một vẻ đẹp khác thường; dân cư ở tất cả những vùng ấy đều là những tín đồ của Lu-the thuộc cả hai giáo phái; tín đồ Thiên chúa giáo – tại đây cả thảy không quá vài ba ngàn người – ở rải rắc khắp cả lũng sông. Sau khi đi qua Rít-tơ-xhau-den, cuối cùng bạn sẽ rời khỏi vùng Béc-gơ và sau khi vượt qua cái chắn ngang đường, bạn bước vào Ve-xtơ-pha-li của đất nước Phổ cũ.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo