Downloadsachmienphi.com

Những câu chuyện về điện

Những câu chuyện về điện - B. P. Riabikin
Những câu chuyện về điện –

Những câu chuyện về điện

Tác Giả:

Thể Loại: Khoa Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những câu chuyện về điện –

– Bác có biết cháu vừa phát minh ra cái gì không? – Xasa Piôrưxkin, chú bé láng giềng ngoan nết của tôi hấp tấp tuyên bố – Chỉ cần đánh được thật nhiều cá nheo, cá chình và nhiều giống cá khác một lúc… Thế là đoàn tàu sẽ tự nó chạy được, chẳng cần đến dây điện nữa… Nhưng phải thả chúng vào một cái bể và nối tất cả chúng lại… Mỗi điều là làm thế nào nối chúng lại thì cháu chưa nghĩ ra.

Tôi ngạc nhiên nhìn chú bé. Đôi mắt của nhà phát minh trẻ tuổi ngời sáng, trong niềm hứng khởi và rõ ràng là lời nói không kịp diễn đạt ý nghĩ đang bay bổng. Mãi sau, lúc chú đã bình tĩnh lại, chú mới trình bày được rành mạch ý kiến của mình. Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện và cười vang.

Nguyên là Xasa vừa đọc thấy trong tạp chí có nói một số loài cá có thể tự chúng sinh ra điện. Chú liền nảy ra ý nghĩ nếu sử dụng được năng lượng đó để kéo đoàn tàu chẳng hạn thì hay biết mấy. Ta sẽ móc theo đoàn tàu một cái bể thả cá, cá sẽ cung cấp điện năng cho đầu tàu chạy bằng điện. Chẳng cần đến trạm phát điện, chẳng cần đến những cột điện, dây điện nữa. Thật tuyệt!

Tôi vốn xưa nay vẫn kính nể những nhà phát minh, nhất là những nhà phát minh trẻ tuổi. Tôi kể với chú bé rằng, về cơ bản chú hoàn toàn có lí: quả thực có nhiều loài cá như cá nheo điện, cá chình điện, cá đuối v.v…) có cơ quan đặc biệt sinh ra điện năng. Cá dùng điện đó đế tự vệ hay để tấn công. Kích thích càng mạnh thì điện sinh ra càng mạnh, thậm chí có thể làm người đang tắm dưới nước bị váng tai. Những loài cá này thấy nhiều nhất ở ven biến châu Nam Mĩ, châu Phi và nhiều biển nhiệt đới khác.

Nhưng tôi cũng đành lòng phải nói sự thực, mặc dù như thế có làm Xasa bị cụt hứng. Muốn cho đoàn tàu chạy trong vòng chỉ mấy phút thôi cũng cần một năng lượng mà hàng vạn con cá chình điện mới sinh ra được. Đánh được chừng ấy “trạm phát điện” và mang theo không phải là chuyện dễ. Và điều quan trọng nhất là đoàn tàu, sau khi đã chạy được vài kilômét bằng “điện của cá” đó, lại phải dừng bánh không biết bao nhiêu ngày để cho những máy phát điện sống đó khôi phục lại điện tích của chúng.

Còn có nhiều đề án khác nhằm thu và sử dụng điện năng được Xasa và các bạn của chú, và không những chỉ các em nhỏ, mà cả những người lớn nữa, đưa đến trình bày với tôi. Thì ra, điện đã được đông đảo quần chúng quan tâm và muốn hiểu biết ngày càng nhiều. Nhưng phần đông thường ngại những sơ đồ và công thức phức tạp những danh từ khó hiểu!

Nhưng nếu không có công thức, không có sơ đồ, không có những kết luận phát biểu dài dằng dặc thì còn “làm ăn” gì được nữa?

Trong khi viết cuốn sách nhỏ này, tôi thầm nghĩ tới Xasa và các bạn của chú, tới hết thảy những em nhỏ và những người lớn tuổi khát khao hiểu biết đang tập hợp đông đảo để tiến quân vào xứ sở huyền diệu ở đó có “Đức vua Điện” trị vì.

Hi vọng rằng, những câu chuyện của tôi sẽ là một chiếc la bàn nhỏ bé cho các nhà du lịch trong thế giới điện, sẽ giúp họ khỏi bị lạc đường mất lối, sẽ vạch chỉ cho họ con đường ngắn nhất đi tới những nơi kì lạ của xứ sở vĩ đại đó.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo