Downloadsachmienphi.com

Những Người Phụ Nữ Làm Thay Đổi Thế Giới

Những Người Phụ Nữ Làm Thay Đổi Thế Giới - Nguyễn Bích Lan
Những Người Phụ Nữ Làm Thay Đổi Thế Giới –

Những Người Phụ Nữ Làm Thay Đổi Thế Giới

Tác Giả:

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những Người Phụ Nữ Làm Thay Đổi Thế Giới –

Tôi đã không hề phân vân bỏ ra hẳn hai buổi liền để đọc một mạch bằng hết năm mươi câu chuyện trong cuốn sách Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới của soạn giả Nguyễn Bích Lan. Không phải chỉ vì tôi có may mắn đã ít nhiều quen biết soạn giả, mà những câu chuyện ở đây quả thực có sức hấp dẫn, mỗi câu chuyện đều đem lại cho tôi thêm hiểu biết, thêm niềm tin tưởng vào lòng tốt của con người, cái đẹp của cuộc sống, và niềm tự hào cùng với yêu kính, trân trọng đối với người phụ nữ – người mẹ của nhân loại. Lại nữa mỗi câu chuyện ở đây đều được kể một cách ngắn gọn, hàm súc, không trùng lặp, nhàm tản…

Cho đến nay, hình như nhiều người trong chúng ta mới chỉ ít nhiều biết đến tên tuổi cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ lớn thế kỷ XIX trong văn học Anh George Gordon Byron ( Bairơn, 1788- 1824). Có lẽ, cũng như tôi, ít ai lại ngờ rằng con gái nhà thơ, Augusta Ada Byron (1815- 1852), với cống hiến khoa học đáng kể cho tiến bộ của nhân loại, có thể nói, cũng là một nhân vật lớn. Hóa ra con gái của nhà thơ chính là người đã đóng góp khá nhiều để chúng ta ngày nay có được cái máy tính hiện đại- với nó ta “có thể giải phóng những phép tính phức tạp nhất, có thể đánh máy tài liệu, vẽ những bản vẽ thiết kế, lưu hóa đơn, soạn giáo án, nghe nhạc, chơi trò chơi, gửi thư hoặc trò chuyện trực tiếp với bạn bè hoặc người thân của bạn đang ở cách xa hàng nghìn cây số, thậm chí sản xuất một bộ phim v.v…”. Chính câu chuyện mở đầu tập sách này cho ta được biết điều đó.

Lần lượt các câu chuyện khác trong sách kể cho chúng ta biết nhiều điều mới lạ tương tự, hoặc có nhắc lại đôi điều, có thể mọi người từng biết ở dâu đó, nhưng đọc lại trong một tổng thể vẫn làm ta xúc động.

Ngoài Augusta Ada Byron, ta được biết bao nhiêu người phụ nữ khác cũng thật sự là tài giỏi, quả cảm, có một tấm lòng nhân ái bao la: Sofia Kovalevskaia (1850- 1891), nhà toán học người Nga, vượt bao nhiêu khó khăn của lề thói lạc hậu phân biệt đối xử nam nữ của xã hội đương thời, trở thành nhà khoa học- tác giả công trình “Nghiên cứu áp dụng toán học vào giải bài toán chuyển động của khối chất rắn ngay cả khi trọng tâm của nó không nằm ở trục của khối”. Thành tựu nghiên cứu của bà đã giải quyết được bao nhiêu khó khăn trong ứng dụng khoa học vào đời sống. Những năm qua nhiều nhà khoa học nữ của Việt Nam hàng năm được nhận giải thưởng Kovalevskaia chính là một trong những biểu hiện của người đời ghi công và tôn vinh bà. Marie Curie (1867- 1934), một phụ nữ tiêu biểu khác, người Ba Lan, cùng với chồng là Pierre Curie là hai nhà vật lý nguyên tử, xác định được khối lượng nguyên tử của radium, mở ra một triển vọng lớn lao cho loài người sử dụng năng lượng vì mục đích cuộc sống con người. Baulah Louise Henry (1887- 1973), người phụ nữ Mỹ có tới 110 phát minh và 49 bằng sáng chế. Lise Meitner (1878- 1968), nhà khoa học nữ người Đức, đóng góp lớn vào phát minh lý thuyết về quá trình phân giải hạt nhân,v..v…

Hai câu chuyện về hai em gái nhỏ tuổi có lẽ sẽ để lại ấn tượng đặc biệt cho người đọc: Anne Frank, cô bé con một gia đình Do Thái phải trốn tránh cuộc vây giáp, đàn áp của chế độ phát xít, đã qua đời vi bệnh tật và đói khát, không đợi được đến ngày giải phóng, nhưng đã để lại cho loài người những trang nhật ký đầy lạc quan tin tưởng ở ngày mai. Và Sadako Sasaki, cô bé người Nhật đã bị nhiễm phóng xạ do quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào những ngày cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai. Nằm trên giường bệnh, tin vào truyền thuyết, cô bé đã kiên nhẫn ngày ngày gập những con nhạn giấy. Bé gập được hơn một nghìn con nhạn giấy mà vẫn qua đời ở độ tuổi mười hai. Cô bé đã không cưỡng nổi số mệnh của mình, nhưng để lại cho thế giới này ước nguyện lớn lao lao về hòa bình.

Nhưng làm người đọc xúc động và ghi nhớ hơn cả có lẽ là những câu chuyện trong sách kể về những tấm gương cao cả vốn có của những người phụ nữ – những người mẹ của nhân loại. Mẹ Teresa (1910- 1997) người gốc Anbani, từ năm mười tám tuổi đã gia nhập nhóm nữ tu ở Ireland và bắt đầu các hoạt động nhân đạo, đi suốt cuộc đời cứu vớt những người nghèo đói, bệnh tật. Công nương Diana Frances Spencer (1961- 1997) tình nguyện nhân đạo giúp đỡ các bệnh nhân AIDS…

Tất cả những người phụ nữ tuyệt vời được nói trong các câu chuyện ở tập sách, trước hết đều là những người có một phi thường cùng với một trái tim bao dung, đầy ắp tình yêu, đối với đồng loại, tình yêu với cuộc sống, tình yêu với trái đất tươi đẹp này…

Gấp tập sách này lại tôi nghĩ đến người soạn ra nó. Tôi được biết đến nữ soạn giả trẻ tuổi này từ một bài báo đăng từ năm 2001. Dưới tiêu đề Những mảnh đời khuất lấp bài báo hé mở cho người đọc biết về cuộc đời của một cô bé tật nguyền: Cô bé Nguyễn Bích Lan. Đang học dở lớp 8 ở trường phổ thông Minh Tân ( Hưng Hà, Thái Bình), Lan phải bỏ dở học vì một căn bệnh hiểm nghèo. Buộc phải quanh quẩn, xê dịch rất khó khăn trong căn phòng có 10 m2, cô bé Lan ở tuổi mười bốn không chịu an phận: với một nghị lực, một quyết tâm lớn đã tìm ra lẽ sống “có ích cho đời”. Không còn đến được trường cùng chúng bạn, một mình Lan xoay xở tìm mọi cách tự học. Cô tự học tiếng Anh. Có được vốn tiếng Anh cô mở lớp dạy học, lúc đầu cho khuây khỏa, dần dà cô thực sự trở thành cô giáo với 3,4 lớp, hàng trăm học trò. Học trò của cô giáo Lan đều trưởng thành, thi đỗ vào đại học, vào cao đẳng, trong số đó có tám em giờ đây cũng đã thành cô giáo dạy Anh ngữ ở các trường phổ thông. Đến một lúc bệnh tật nặng thêm, không còn đủ sức dạy học, lại tìm được một công việc thích hợp với năng khiếu văn từ nhỏ, cộng với vốn tiếng Anh rèn rũa được trong những năm qua- Bích Lan chuyển sang dịch sách.

Chỉ trong vòng ba, bốn năm, từ cuốn sách dịch đầu tiên, được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2001- Đừng bao giờ nghi ngờ của em (tác phẩm của nhà văn nữ người Scotland Daisy Thompson), tính đến nay đã có tới mười đầu sách. Hầu như sách của Bích Lan đều được Nhà xuất bản Phụ nữ tín nhiệm xuất bản và được đông đảo bạn đọc hoan nghênh.

Việc dịch sách của mỗi ngày một thêm thuần thục, bài bản. Với công cụ là chiếc máy tính, dịch giả không chỉ dùng thay cây bút, mà tìm tòi học hỏi thêm, tra cứu và giao lưu với cả thế giới bên ngoài rộng lớn. Nhờ nó chất lượng bản dịch dần được nâng cao. Dịch văn học thực ra cũng là một thể loại sáng tạo ngôn từ. Người dịch văn học cũng là cây bút sáng tạo văn chương. Giờ đây điều này tốt đối với Nguyễn Bích Lan đã gần như trở thành sự thật. Cuốn sách biên soạn Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới của Nguyễn Bích Lan có thể coi là một minh chứng bổ sung thêm.

Xin vui mừng giới thiệu với bạn đọc một mới của dịch giả Nguyễn Bích Lan, một con người vượt khó đầy nghị lực, đầy tài năng triển vọng, từ một người tưởng như tàn phế đã trở thành cô giáo, rồi thành một dịch giả được bạn đọc yêu mến.

Thúy Toàn

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo