Downloadsachmienphi.com

Tản Mạn Xứ Kim Chi

Tản Mạn Xứ Kim Chi - Seung Hyeon
Tản Mạn Xứ Kim Chi –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Tản Mạn Xứ Kim Chi –

Kinh thuật [1] và văn chương không phải là hai lĩnh vực khác biệt. Đã từ lâu, “ Lục Kinh ” [2] vốn được tất cả các bậc thánh nhân sử dụng trong sự nghiệp văn chương của mình. Thế nhưng gần đây, người viết văn không hiểu được cốt lõi của “ Kinh Thư ”, còn người am tường Kinh thuật lại không thông thạo văn chương. Điều này không chỉ do thói quen thiên về một phía mà còn do người học chưa hết sức cố gắng. Kinh thuật [1] và văn chương không phải là hai lĩnh vực khác biệt. Đã từ lâu, “ Lục Kinh ” [2] vốn được tất cả các bậc thánh nhân sử dụng trong sự nghiệp văn chương của mình. Thế nhưng gần đây, người viết văn không hiểu được cốt lõi của “ Kinh Thư ”, còn người am tường Kinh thuật lại không thông thạo văn chương. Điều này không chỉ do thói quen thiên về một phía mà còn do người học chưa hết sức cố gắng. Các văn sĩ thời đại Cao Ly (Koryo) thường lấy thơ ca làm sự nghiệp, chỉ có Phố Ấn [3] (Po Un) là người đầu tiên khởi xướng môn Tính Lí Học ( 性理學 ). Đến thời đại Triều Tiên, hai anh em Dương Thôn [4] (Yang Chon) và Mai Hiên [5] (Mae Heon) rất am tường Kinh học và thông thạo văn chương. Dương Thôn đã có công chú giải bên cạnh phần nội dung chữ Hán của “ Tứ Thư ” [6] và “ Ngũ Kinh ” [7] , ông còn xuất bản cuốn “ Thiển Kiến Lục ” [8] và “ Nhập Học Đồ Thuyết ” [9] . Ngoài ra, Dương Thôn còn có công phổ cập Nho Học và lập nhiều công trạng. Những bậc thầy về sau có thể kể đến Hoàng Huyền ( 黃玹 : Hwang Hyeon), Doãn Tường ( 尹祥 : Yoon Sang), Kim Câu ( 金鉤 : Kim Koo), Kim Mạt ( 金末 : Kim Mal), Kim Phán [10] ( 金泮 : Kim Ban). Học vấn của Hoàng Huyền ít được biết đến. Doãn Tường là người tinh thông nhất và cũng biết một chút văn chương. Kim Câu và Kim Mạt đều am tường Kinh Học.

Riêng Kim Mạt không biết xấu hổ về tính cách bướng bỉnh của mình. Lúc sinh thời, Kim Mạt không ngừng viết các bài nghị luận để tranh cao thấp. Chính vì vậy, các đệ tử của ông cũng chia làm hai phái. Kim Câu và Kim Mạt đều được vua Thế Tổ ( 世祖 : Sei Jo) biết đến và được phong làm quan hàm nhất phẩm. Kim Phán được phong làm quan Đại Ti Thành [11] , nhưng khi về già ông cáo quan về quê rồi tuyệt thực và qua đời tại quê nhà. Những bậc thầy sau đó có Khổng Kỳ ( 孔頎 : Gong Gee), Trịnh Tự Anh ( 鄭自英 : Jeong Ja Yeong), Khâu Tòng Trực ( 丘從直 : Goo Jong Jik), Du Hy Ích ( 兪希益 : Yoo Hee Ik), Du Trấn ( 兪鎭 : Yoo Jin). Khổng Kỳ là người vui tính và rất hay kể chuyện, nhưng ông không thạo văn chương, thậm chí ông không thể viết được một lá thư ngắn. Ngày trước, Khổng Kỳ nhận được thư của người quen nhưng lại không biết viết thư hồi âm. May thay, lúc bấy giờ có một cậu học trò tên là Kim Mệnh ( 金順命 : Kim Soon Myeong) ngồi bên cạnh biết chuyện. Thế là Khổng Kỳ đã viết thư hồi âm theo lời của Kim Thuận Mệnh. Nhận thấy từ ngữ của cậu học trò rất lưu loát, Khổng Kỳ vô cùng thán phục: “Kiến thức của anh là học từ tôi, nhưng anh vận dụng được, còn tôi lại không thể. Quả là người xưa có câu: ‘Sắc xanh của màu lam đậm hơn màu lam’ [12] ”. Trịnh Tự Anh không chỉ thông thạo “ Ngũ Kinh ” mà còn hiểu biết nhiều về sử sách. Trịnh Tự Anh từng là quan Phán Thư. Khâu Tòng Trực có dung mạo phong độ nên được nhà vua trọng dụng và được phong làm quan hàm nhất phẩm. Du Hy Ích thì không mấy hiển đạt.

Còn Du Trấn lại quá cố chấp nên nhiều việc không được suôn sẻ. Lô Tự Hanh ( 盧自亨 : No Ja Hyeong), Lý Văn Hưng ( 李文興 : Lee Moon Hung) làm quan đã lâu và vua Thành Tông ( 成宗 : Seung Jong) đã cao tuổi, nên hai người được nhà vua ân sủng và được phong làm quan Đường Thượng [13] . Về sau, cả hai đều cáo quan về quê và qua đời tại quê nhà. Những nhà văn qua các thời đại Văn chương của đất nước chúng ta bắt đầu phát triển từ thời Thôi Trí Viễn ( 崔致遠 : Choi Chi Won). Thôi Trí Viễn từng sang nước Đường thi đỗ và trở nên nổi tiếng. Hiện nay, ông được thờ ở Văn Miếu [14] . Những tác phẩm văn chương mà Thôi Trí Viễn để lại cho thấy ông rất thông thạo về thơ ca, nhưng ý nghĩa trong thơ ca của ông thì không được tinh tế lắm. Tác phẩm “ Tứ Lục Văn Thể ” [15] cho thấy tài năng của Thôi Trí Viễn, nhưng ông đã không tổng hợp được các thuật ngữ. Văn chương của Kim Phú Thức ( 金富軾 : Kim Bu Sik) phong phú nhưng không rực rỡ.

Còn văn chương của Trịnh Tri Thường ( 鄭知常 : Jeong Ji Sang) thì xán lạn nhưng lại không được nhiều người biết đến. Lý Khuê Báo ( 李奎報 : Lee Kyu Bo) có khả năng gieo vần cho thơ, nhưng ông không gặt hái được nhiều thành quả trong sự nghiệp thơ ca. Lý Nhân Lão ( 李仁老 : Lee In Ro) là người lão luyện trong văn chương, nhưng ông lại không thể mở rộng sự nghiệp. Lâm Xuân ( 林椿 : Im Chun) thì tỉ mỉ nhưng không đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp văn chương. Còn văn chương của Giá Đình [16] (Ga Jung) thì chính xác nhưng lại không thoải mái. Ích Trai ( 益齋 : Ik Jae) lão luyện trong văn chương nhưng không đặc sắc. Đào Ấn [17] (Do Un) tính tình ôn hòa nhưng thiếu sâu sắc. Còn văn chương của Phố Ấn ( 圃隱 : Po Un) thì thuần túy và không có gì đặc biệt. Tam Phong [18] (Sam Bong) thì phô trương và thiếu kiềm chế. Thơ văn của Mục Ấn [19] (Mook Un) được nhiều người khen ngợi và ông đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp văn chương. Tuy nhiên, Mục Ấn có nhiều tật xấu và cẩu thả nên không thể tuân thủ được quy luật của văn chương nước Nguyên, thì làm sao có thể so sánh với Đường và Tống. Dương Thôn ( 陽村 : Yang Chon) và Xuân Đình [20] (Chun Jung) am tường Đại Đề Học nhưng không được như Mục Ấn. Văn chương của Xuân Đình lại càng tệ hơn. Lần đầu tiên vua Thế Tông (Sei Jong) thành lập Tập Hiền Điện để tiếp đón các học giả, lúc bấy giờ đã có Thân Thúc Chu ( 申叔舟 : Sin Sook Ju) tự là Cao Linh ( 高靈 : Go Ryeong), Thôi Hằng ( 崔恒 : Choi Hang) tự là Ninh Thành ( 寧城 : Yeong Seung), Lý Thạch Hanh [21] (Lee Seok Hyeong) tự là Duyên Thành ( 延城 : Yeon Seung), Phác Bàng Niên ( 朴彭年 : Park Bang Nyon) tự là Nhân Tẩu ( 仁叟 : In Soo), Thành Tam Vấn ( 成三問 : Seung Sam Moon) tự là Cẩn Phủ ( 謹甫 : Gun Bo), Liễu Thành Nguyên ( 柳誠源 : Yoo Seung Won) tự là Thái Sơ ( 太初 : Tae Cho), Lý Khải ( 李塏 : Lee Gae) tự là Bá Cao ( 伯高 : Baek Go), Hà Vĩ Địa ( 河緯地 : Ha Wi Ji) tự là Trọng Chương ( 仲章 : Jung Jang). Họ đều là những học giả nổi tiếng một thời.

Nét chữ của Cẩn Phủ hào phóng và không câu nệ, nhưng ông không giỏi về thơ ca. Trọng Chương thì giỏi về đối sách văn [22] hay sơ chương [23] , nhưng ông không biết làm thơ. Thái Sơ được biết tới như một thiên tài nhưng kiến thức lại không rộng. Nét chữ của Bá Cao nổi tiếng là trong sáng và thông thái, thơ ca của ông cũng khá tinh tế. Các học giả đều gọi Phác Nhân Tẩu (Phác Bàng Niên) là người đa tài, vì ông thông thạo Kinh Thuật, văn chương và cả bút pháp. Nhưng tất cả những học giả trên đây đều bị sát hại và văn chương của họ không được phổ biến rộng rãi.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo