Downloadsachmienphi.com

Thành Cát Tư Hãn – Rene Grousset

Thành Cát Tư Hãn - Rene Grousset - Rene Grousset
Thành Cát Tư Hãn – Rene Grousset –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thành Cát Tư Hãn – Rene Grousset –

Xã hội Mông Cổ thế kỷ XII

Người Mông Cổ chính tông chính là một trong những giống dân du mục ở miền Đông Bắc xứ Ngoại Mông ngày nay, khoảng giữa hai con sông Onon và Kéroulène.

Họ thuộc giống da vàng, có nhiều nét đặc biệt: mặt rộng, mũi xẹp, lưỡng quyền cao, mắt xếch, môi dày, râu cằm thưa, tóc cứng và đen. Vóc người thấp nhưng vạm vỡ, da thẫm, hai chân hơi cong. Nhờ sống giữa một cõi đất cằn cỗi rộng bát ngát, mùa đông lạnh cắt da, mùa hạ nóng thiêu người, họ có và sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai lạ thường.

Theo truyền thuyết thì ngày xưa tổ tiên người Mông Cổ bị giống dân Thổ đánh bại phải lẩn trốn trong vùng núi Erkéné- Kuoun. Cho đến thế kỉ thứ IX họ mới dám xuống núi sinh sống ở lưu vực sông Sélenga và sông Onon. Tù trưởng lúc bấy giờ là Bật-Tê-Si-Nôlấy bà Cô-A Ma-Ran có một trai duy nhất tên Ba-Tát-Si. Từ đó xuống mười ba đời nữa đến Đô-Bun: ông này mất sớm để lại bà vợ là A-Lan-Khoát-Nhã, một hôm nhiễm phải một luồng ánh sáng, thụ thai rồi sinh ra ba người con. Người con út tên là Bu-đăng-Sa, là ông tổ của bộ tộc Bọt-di-Dinh, dòng Ni-Ruôn, nổi tiếng là người giản dị. Ông ta thường chỉ cỡi một con lừa ghẻ lở, đuôi còi… Đó là ông tổ tám đời của Thành Cát Tư Hãn.

Đến thế kỉ thứ XII, dân Mông Cổ chia ra nhiều đoàn trại độc lập, khi thì đánh lẫn nhau, khi thì họp lại đánh kẻ thù chung là dân Thát Đát. Gia đình của Thành Cát Tư Hãn thuộc tộc Ki-Dát, bộ tộc Bọt-di-Dinh. Từ khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất được Mông Cổ, các sử gia thường chia giống dân này ra làm hai dòng, căn cứ ở chỗ họ thuộc dòng Ki-Dát hay dòng khác.

Dòng thứ nhất gọi là dòng Ni Ruôn, thuộc giống Mông Cổ thuần túy, tự hào là con cháu của thần Ánh Sáng.

Dòng thứ hai thuộc giống Durlukin, lai nhiều giống khác. Dòng Niruon gồm có 12 bộ tộc: Taidjigot, Tayitchiout, Taijiout, Ourou’oud, Mangquoud, Djadjirat, Baroulas, Ba’arin, Dorben, Saldjiout, Quadagin, Katakin.

Dòng Dulurkin gồm có 8 bộ tộc: Aroulat, Baya’out, Koroj, Seldu, Ikiras, Kongirat, Ongirat, Koukourat; những bộ tộc này du mục ở phía Đông Nam, dưới chân núi Nam Khingan cạnh xứ Thát Đát. Còn một bộ lạc nữa tên là Djéliar cũng liệt vào giống Mông Cổ, ở vùng hợp lưu sông Khilok và sông Sélenga hoặc sông Onon, mà có sử gia cho là một bộ lạc Thổ qui phục Mông Cổ rồi bị đồng hóa vào thời đại Anh hùng Cai Đô.

Nhưng căn cứ vào cách sinh sống, người ta phân biệt hai thứ bộ lạc: bộ lạc chăn nuôi ở miền đồng cỏ và bộ lạc săn bắn ở miền rừng núi.

Vùng biên cảnh Mông Cổ – Tây Bá Lợi Á, nơi người Mông Cổ phát xuất, có hai miền khác biệt rõ rệt: miền rừng ở phía Bắc và miền đồng cỏ hoang vu ở phía Nam. Có nhà sử học cho rằng: “khởi đầu, Mông Cổ là dân rừng núi chớ không phải là dân đồng cỏ, căn cứ vào chỗ họ sớm biết dùng loại xe bốn bánh bằng cây và chỉ dùng thùng cây chớ không dùng túi da như người Kagâz ở đồng cỏ”.

Những bộ lạc giàu thường được tổ chức chặt chẽ, xã hội chia làm bốn giai cấp:

Hạng quý tộc nắm quyền thống trị, gồm có hạng Dũng Sĩ, Tộc trưởng, Hiền nhân và, sau này chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, thêm hạng Thân vương. Vai trò của tộc trưởng và dũng sĩ là tìm đồng cỏ chăn nuôi, sai khiến nô lệ, chăn nuôi súc vật cùng là điều khiển việc dựng lều trại. Giai cấp này chỉ huy tất cả những giai cấp sau:

Hạng chiến sĩ

Hạng thường dân

Hạng nô lệ

Hạng sau này gồm những người nô lệ và những bộ lạc bại trận bị bắt đi chăn súc vật hoặc phục vụ cho chiến sĩ.

Trong bộ lạc săn bắn vai trò của giai cấp quý tộc không quan trọng như ở bộ lạc du mục. Ở đây hạng pháp sư chi phối mọi mặt trong đời sống; nói chung trong xã hội Mông Cổ pháp sư đóng vai trò thật quan trọng. Sau này chúng ta sẽ thấy vai trò của pháp sư Cốc Chu trong việc dựng đế quốc của Thành Cát Tư Hãn.

Thật ra, việc phân chia hai thứ bộ lạc: săn bắn, du mục như trên không có tính cách tuyệt đối. Như dân Taidjiout lại là dân săn bắn ở rừng, còn Thành Cát Tư Hãn lại xuất thân ở bộ lạc du mục. Dân săn bắn thường mang một loại guốc bằng cây hoặc xương, hoạt động suốt cả mùa đông ngay trong tiết đại hàn. Họ tìm loại điêu thử và loại chuột màu tro . Dân du mục cũng đi săn, chuyên dùng cung tên và giây thòng lọng tìm loài sơn dương, loài mang mễn. Bọn quý tộc thì luyện chim ưng thả đi bắt các loài khác. Tùy lúc thịnh suy, một bộ lạc có thể bỏ lối sống du mục qua lối sống săn bắn, hoặc ngược lại. Chẳng hạn Thành Cát Tư Hãn lúc thiếu thời, hồi bộ lạc tan rã phải cùng với cha và em rút vào rừng đi săn bắn sống qua ngày, rồi sau đó mới trở ra gây lại một đàn súc vật.

Những bộ lạc ở rừng nói chung trình độ còn thấp kém, dã man vì họ không hề tiếp xúc với những dân tộc văn minh hơn. Dân du mục tiến bộ hơn nhờ gần gũi với dân Thổ Phồn, dân Khiết Đan, dân Nữ Chân.

CÁI LỀU TRÒN

Đời sống du mục phải bắt buộc lang thang đây đó nhưng có lúc họ cũng dừng chân lại một chỗ khá lâu. Đó là lúc đóng trại. Mỗi đoàn trại gồm có nhiều khóm lều dựng trên nền cỏ hoặc trên xe bốn bánh sắp vòng tròn, chừa một sân rộng ở chính giữa. Lều của dân săn bắn thì nhỏ hẹp, nghèo nàn, khác hẳn lều của bọn du mục thường lợp bằng da thú. Đến thế kỉ XIII, lều của hạng Khả Hãn rất rộng rãi, tiện nghi, chứa đầy da thú và thảm đẹp, gần như một thứ dinh thự lưu động. Có hai thứ lều, nhờ đó người ta có thể phân biệt được dễ dàng nhóm Mông Cổ săn bắn và nhóm Mông Cổ du mục.

Ger là thứ lều tròn lợp da thú, sườn bằng cây, gồm những cây chống, cây ngang rất phức tạp, thấy rõ là dân ở miền thừa thãi gỗ.

Maikhan là thứ lều rộng mà thấp, sườn bằng loại nhẹ, tháo ráp dễ dàng: vách gồm nhiều tấm phên bằng len, mặt trong có chèn thêm một lớp cỏ khô. Nóc lều tựa như cái nón lá lớn úp xuống, giữa đỉnh có một ống khói nhỏ. Trong lều người Mông Cổ lúc nào cũng có một bếp lửa chụm phân bò khô và khói thoát ra ở cái ống đó. Thời Thành Cát Tư Hãn, loại lều này thường dựng trên xe bốn bánh rất tiện cho việc vận tải, di chuyển. Khách đến nhà phải ngồi ở tại ngưỡng cửa bên mặt, chủ nhà ngồi trịch bên trong và ngay cửa.

Ngày nay tiến bộ hơn họ đã biết xây nhà bằng đá, nhưng chừng như chưa bỏ được thói quen ở lều, nên nhiều gia đình có nhà rồi mà còn dựng thêm cái lều nguyên vẹn kiểu xưa ngay trước sân.

ĐI SĂN VÀ DU MỤC

Vùng săn bắn tốt nhất của các tay kỵ mã Mông Cổ là đồng cỏ cao, đồi sỏi đá, đồi cát. Ở các nơi này có nhiều con sông hẹp và cạn, nhiều hồ đầm, thu hút tất cả các loại cầm thú chân dài cánh rộng từ những nơi xa xôi đi tìm nước uống: như sếu, thiên nga, hạc là những loài chẳng biết e ngại không gian bao la; chó sói, lừa, ngựa rừng, linh dương đều là những giống chạy cực nhanh và không biết chồn chân, các tay kỵ mã tài ba cũng khó hy vọng đuổi kịp được chúng nó. Đi săn là một nhu cầu tối thiết của người Mông Cổ, một thứ hoạt động say sưa rộn rịp khi ra chiến trường. Hơn nữa, họ coi như là một lối tập trận hàng ngày và kẻ địch khó truy nã như thế mới thật là hấp dẫn.

Đối với dân du mục, chỗ ở thích hợp hơn hết là những vùng núi thấp có triền thoai thoải phủ cỏ xanh và rừng cây lưa thưa, có ghềnh thác. Qua mùa hạ, họ lánh đồng bằng cháy nắng, lùa thú lên cao lần lần tìm đồng cỏ xanh tươi hơn; đó là mùa “đoàn trại chia ly”, như họ nói. Mỗi bộ tộc đi tìm một mục trường riêng cho mình, chiếm cứ ở đó một thời gian. Bầy súc vật là nguồn sống của dân du mục. Nhưng thường nhật họ chỉ ăn những con thú già, thú chết vì bệnh hoặc rủi ro. Nuôi thú cốt để lấy sữa làm koumiss phó mát, lấy da, lấy lông làm nỉ. Phân thú là một thứ thông dụng trong việc đun nấu. Loại thú lớn như trâu, bò, trâu yak, lạc đà… dùng cho việc kéo xe, tải đồ.

Mối quan tâm nhất của dân du mục là thức ăn của bầy gia súc. Cái lạnh khốc liệt của mùa đông làm cho mọi hoạt động đều đình trệ; họ lùa súc vật đi ẩn trú ở những chỗ ít gió rét nhưng vẫn để chúng ở ngoài trời sống với những thức ăn dự trữ như cỏ khô. Trong một năm, bầy thú di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác từ mười đến mười hai lần. Lâu dần bầy thú mất hết bản năng tự tồn, chỉ còn biết trông cậy vào sự chăm sóc của người du mục.

Đời sống du mục qua bao thế hệ đã gây cho người Mông Cổ một vài ý thức sơ đẳng về cách tổ chức một xã hội định cư như lập một đoàn trại trung ương trên vùng đồng rộng, chung quanh có rừng để có thể đi hái trái, đào củ làm lương thực hoặc đem đổi lấy những thức cần dùng với các bộ lạc khác; hay việc tổ chức một đội quân có đại bản doanh để bảo vệ lãnh thổ.

Qua thế kỷ XII người Mông Cổ lại thoái bộ hơn thế kỷ thứ IX. Thời còn thống trị vùng Orkhon, dân Thổ phồn đã truyền bá thuật trồng tỉa, nghề nông đã bắt đầu phát triển. Đến lúc bị dân Kirghiz xâm chiếm, khoảng năm 840, dân Mông Cổ lại trở về đời sống du mục. Chế độ Kirghiz đã diệt hẳn nghề nông do bọn tín đồ Ma-ni giáo truyền qua. Ngoài ra một chút ít văn minh tiến bộ khác có ghi trong sử Thổ phồn đến thời Thành Cát Tư Hãn cũng không còn nữa.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo