Downloadsachmienphi.com

Thế giới hậu Mỹ

Thế giới hậu Mỹ - Fareed Zakaria
Thế giới hậu Mỹ – Fareed Zakaria

Thế giới hậu

Tác Giả: Fareed Zakaria

Thể Loại: Chính Trị – Pháp Luật

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thế giới hậu Mỹ – Fareed Zakaria

Như tác giả đã nói ngay ở chương đầu, đây không phải là cuốn sách nói về sự lụi tàn của nước mà là đề cập sự trỗi dậy của những quốc gia khác, theo tác giả là phần còn lại của thế giới. Bằng cách đề cập sự trỗi dậy của phương Đông – sự tăng trưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu,vốn chưa từng xảy ra trong lịch sử và kết quả của nó sẽ là các quốc gia trên thế giới không còn chống đối hay đứng ngoài quan sát nữa mà đều trở thành những người tham gia với những quyền năng của riêng mình. Fareed Zakaria cũng đề cập câu hỏi chính trị hóc búa: Làm cách nào để đạt được những mục tiêu quốc tế trong một thế giới có nhiều người tham dự hơn – bao gồm cả nhà nước và tư nhân, bởi vì theo ông, khi các quốc gia khác trở nên chủ động hơn, không gian rộng lớn dành cho những hành động của nước Mỹ sẽ bị thu nhỏ một cách không thể cưỡng lại.

Vì vậy, theo ông thời kỳ tiếp theo sẽ là Thế giới hậu , kỉ nguyên được xác lập và định hướng bởi nhiều nơi, nhiều người khác nhau. Một nội dung đáng lưu tâm khác của tác phẩm chính là nhận định cho rằng hiện nay trong trật tự thế giới mới nổi, các quyền lực phi Tây phương sẽ gìn giữ những nét riêng độc đáo của mình kể cả khi họ trở nên giàu có hơn. Trong số đó, sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tái định hình bối cảnh kinh tế và chính trị. Cả hai đều đang trở nên quả quyết hơn, phủ một cái bóng to lớn hơn lên trên khu vực và trên toàn thế giới. Chương 4 và chương 5 đã phân tích khá kỹ nguyên nhân đưa tới sự xuất hiện của hai quốc gia này trên trường quốc tế, đồng thời cũng nêu những điều làm cho quá trình nổi lên của mỗi nước có đặc thù riêng.

Tác giả cũng khẳng định, không một quốc gia nào có thể thế chỗ Hoa Kỳ. Đây cũng là một nhận định có thể đưa đến nhiều cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Về quyền lực, mục tiêu và những lựa chọn của nước Mỹ, hai chương cuối của tác phẩm – chương 6 và 7 đã lấy những kinh nghiệm và bài học của nước Anh để phân tích và suy xét vị thế của nước Mỹ thời hiện tại và tương lai. Tác giả nhấn mạnh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ không còn nắm trong tay quyền hành ghê gớm như hồi năm 1945 hay thậm chí là năm 2000.

Sau Chiếc Lexus và cây ôliu, Thế giới phẳng… bạn đọc Việt Nam lại đón nhận thêm một cuốn sách trong dòng chính trị quốc tế: Thế giới hậu .

Như tựa đề của nó, cuốn sách có tham vọng dự đoán một thế giới sau thời kỳ “làm mưa làm gió” của siêu cường Mỹ: Quốc gia nào sẽ nổi lên? Phải chăng là Trung Quốc? Hay thế giới phi Tây phương nói chung?

Tác phẩm được công ty phát hành quảng bá là “sách gối đầu giường của Tổng thống Barack Obama”.

Thế giới hậu là tác phẩm của nhà báo (Fareed Zakaria là cây bút nổi tiếng của tạp chí Newsweek International), Thế giới hậu thể hiện phong cách báo chí rất rõ: Cuốn sách ngập trong thông tin và các con số; nhưng mớ số liệu thống kê cùng các luận điểm mà tác giả đưa ra đều được hòa trộn uyển chuyển vào thứ văn phong sáng rõ và dễ hiểu. Dĩ nhiên, luôn có sự so sánh để nổi bật ý nghĩa của những con số – đấy cũng là một nguyên tắc của báo chí.

Phong cách báo chí là một lợi thế của Zakaria, làm nên tính cuốn hút của tác phẩm.

Nói cách khác, Thế giới hậu đương nhiên không phải là công trình nghiên cứu dày cộp về địa chính trị của một học giả uyên thâm. Nó là cuốn sách dành cho quảng đại quần chúng.

Sự phong phú về số liệu khiến Thế giới hậu trở thành nguồn tham khảo rất tốt khi chúng ta cần chứng minh một số quan điểm. Chẳng hạn, để khẳng định vị thế thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất hàng giá rẻ, tác giả đưa ra một vài thông tin có lẽ ít người biết:

Wal-Mart là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Doanh thu của tập đoàn này gấp 8 lần người khổng lồ Microsoft và đóng góp 2% vào GDP của nước Mỹ. Nó thu nạp 1,4 triệu lao động, nhiều hơn cả GM, Ford, GE và IBM cộng lại.

… Hàng năm, Wal-Mart nhập khẩu từ Trung Quốc lượng hàng hóa trị giá tới 18 tỷ đô-la. Đa số nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài của Wal-Mart đều ở đất nước này. Chuỗi cung toàn cầu của Wal-Mart thực chất là chuỗi cung Trung Quốc”.

Thế giới hậu Mỹ dành những chương riêng để “điểm mặt” từng quốc gia hoặc khu vực có khả năng tiềm tàng để vươn thành siêu cường, hoặc đi xa hơn, thành bá chủ thế giới. Một trong số đó dĩ nhiên là Trung Quốc.

Cũng là những con số nói lên tất cả: Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã

“tăng trưởng hơn 9%/năm”, liên tục “đưa khoảng 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo” – tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới cứ sau 8 năm lại tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế…
Thế nhưng, sau tất cả những thông tin rất lạc quan cho Trung Quốc này, Fareed Zakaria lại đưa ra một nhận định ngược hẳn điều chúng ta tưởng ông sẽ nói (tất nhiên ông có chứng minh). Đó là: Trung Quốc sẽ chưa thể thay thế Mỹ làm một siêu cường của thế giới!

Cuốn sách hấp dẫn người đọc vì những luận điểm “bất ngờ”, trái với mong đợi như thế.

Góc nhìn khác về thế giới

Nói cho đúng, nhiều luận điểm của Fareed Zakaria không mang tính bất ngờ, mà chúng chỉ khác so với những gì độc giả được biết từ trước đến nay thông qua báo chí.

Chẳng hạn, báo chí phương Tây từ lâu đã củng cố ý kiến cho rằng học sinh Mỹ dốt toán hơn học sinh châu Á; nước Mỹ đang tăng trưởng chậm lại (trong khi phần còn lại của thế giới, nhất là Trung Quốc, thì cứ tiến ào ào).

Báo chí cũng báo động rằng Mỹ đang đánh mất ưu tiên cho khoa học mà dần trở thành một xã hội tiêu thụ – giải trí. Một ví dụ: Số kỹ sư tốt nghiệp ở Mỹ mỗi năm là 70.000, trong khi ở Trung Quốc là 600.000.

Thế giới hậu Mỹ đồng ý một nửa với ý kiến đó, và bổ sung thêm một yếu tố, hay một nửa sự thật mà báo chí phương Tây chưa nhắc tới: chất lượng giáo dục. Với việc đào tạo nhồi nhét, dễ dãi, số lượng kỹ sư tốt nghiệp ở Trung Quốc hay Ấn Độ có thể đã bị lạm phát, trong khi chất lượng của họ thì… thiểu phát.

“Trong khi nước Mỹ kinh ngạc trước kỹ năng thi cử của châu Á, thì các nước châu Á lại lặn lội đến Mỹ để tìm hiểu cách làm thế nào để khiến con cái mình tư duy cho tốt” (Thế giới hậu Mỹ – Fareed Zakaria)

Cuốn sách cũng chỉ ra những chi tiết có thể làm giảm bớt sự lạc quan của những người ham mê phát triển chạy theo số lượng: Mặc dù điểm số các môn toán và khoa học của học sinh Mỹ tụt lại xa so với học sinh Singapore, Hong Kong, nhưng các trường học ở đất nước này “tốt hơn nhiều trong việc phát triển năng lực phê phán của trí óc, điều bạn cần để thành công trong cuộc sống”.

Đó là một kết luận mang tính cảnh báo, đáng lưu ý đối với chính Việt Nam chúng ta. Và vì thế nó rất hữu ích.

Thế giới hậu Mỹ còn nhiều những nhận định cảnh báo như vậy. Rằng Chính phủ Trung Quốc đang phải tiêu tốn thời gian và công sức lo lắng về bất ổn chính trị, điều mà nước láng giềng dân chủ Ấn Độ ít phải bận tâm. Rằng “khi các nước trở nên giàu có hơn, động lức thúc đẩy vươn lên và thành công lại chuội dần đi”, giống như Anh quốc và các quyền lực kinh tế vĩ đại khác đã “dần trở nên béo phì và lười nhác rồi trượt dài về phía sau…”.

Những gợi ý để hành động

Một trong các giá trị của cuốn sách, là nó không ngần ngại chỉ ra các bất ổn của mỗi nước lớn trong con đường vươn tới địa vị siêu cường (Trung Quốc, Ấn Độ) hoặc duy trì vị thế siêu cường (Mỹ). Từ đó, nó khuyến cáo mỗi nước cần làm hoặc tránh làm những gì nếu muốn đạt mục tiêu.

Ví dụ, Trung Quốc sẽ có thể vươn lên mạnh mẽ và vững chắc nếu họ gạt bỏ được những “vấn đề nội bộ đang ngáng đường” – mà gốc rễ có thể bắt nguồn từ bất ổn chính trị và bất bình đẳng kinh tế; hóa giải được thái độ thù nghịch với các láng giềng trong đó có Nhật Bản (mà như thế nghĩa là phải xử lý được thứ chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở Đại lục); trở thành một đối tác hấp dẫn ở châu Á.

Một cách thẳng thắn, Zakaria nhận xét thế giới “có hẳn một nhu cầu ý thức hệ tha thiết với quyền lực Mỹ”. Ông trích lời học giả Singapore Simon Tay: “Ở châu Á, chẳng có ai muốn sống trong một thế giới do Trung Quốc thống trị. Cũng chẳng có giấc mơ Trung Hoa nào khiến người ta khao khát hết”.

Ấn Độ – quốc gia có vẻ ít được báo chí Việt Nam lưu tâm – cũng được Thế giới hậu Mỹ nhắc tới như một siêu cường tiềm tàng. Song tiềm năng chỉ có thể phát huy nếu việc quản trị đất nước của chính phủ được nâng cao hơn nữa. “Xã hội Ấn cởi mở, hào hứng và đầy tự tin… nhưng chính phủ – tầng lớp cầm quyền – lại đang do dự, thận trọng và nghi ngại”.

Còn nước Mỹ, họ sẽ vẫn là siêu cường chừng nào có thể duy trì “một nền kinh tế sống động, mạnh mẽ, ở vị trí tiên phong trong cuộc cách mạng tiếp theo ở các lĩnh vực – khoa học, công nghệ và công nghiệp – miễn là nó bám sát và thích nghi với những thử thách”.

Tóm lại, sau nước Mỹ là nước nào?

Tuy thế, cần “cảnh báo” một điều, rằng nếu bạn là một học giả hay nhà nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế, bạn không nên kỳ vọng tìm được nhiều phát hiện mới trong Thế giới hậu Mỹ.

Bởi lẽ, như đã nói, Thế giới hậu Mỹ không phải là một công trình nghiên cứu. Nó là cuốn sách dành cho quảng đại quần chúng chứ không phải giới hàn lâm. Nó được viết bởi một ký giả chứ không phải học giả.

Chính vì thế, nó không đưa ra tư tưởng mới, mà chỉ tổng hợp lại nhiều quan điểm hiện có, các thông tin số liệu của cơ quan thống kê, trên mặt báo, và diễn giải theo một cách lôi cuốn và dễ tiếp cận đối với đông đảo độc giả.

Chẳng hạn, cuốn sách dành hẳn một chương (Một thế giới phi Tây phương) để tóm lược các lý thuyết kinh tế phát triển, cắt nghĩa vì sao phương Tây lại vượt phương Đông, sau khi trỗi dậy từ khoảng thế kỷ 15 và tăng tốc chóng mặt vào cuối thế kỷ 18.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, như sự thiếu tinh thần sáng tạo khoa học, văn hóa khinh ghét thương mại, chế độ tập quyền phong kiến… của các quốc gia phương Đông nơi một vị “thiên tử” có thể thay trời lấy mạng dân hoặc cướp bóc của giới thương nhân tất cả những gì ngài muốn.

Những giải thích này vốn đã được David S. Landes đưa ra khá đầy đủ từ năm 1998 trong cuốn sách Sự giàu và nghèo của các dân tộc (The Wealth and Poverty of Nations). Vì thế, độc giả khó tính, nhất là giới nghiên cứu, có thể nhận xét về Thế giới hậu Mỹ theo kiểu “cái mới thì không hay, cái hay lại không mới”.

Ngoài ra, nếu bạn đọc mong chờ một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Sau “kỷ nguyên nước Mỹ”, nước nào sẽ “lên ngôi”, thì bạn sẽ thất vọng chút ít, vì Thế giới hậu Mỹ không mang lại cho bạn lời giải đáp cuối cùng. Có thể kẻ trỗi dậy sẽ là “phần còn lại của thế giới” (tức là các nước không phải Mỹ), mà cũng có thể là Trung Quốc nếu như Trung Quốc làm được việc này việc kia (rất khó), nhưng mà trước mắt là nước Mỹ sẽ rất ít khả năng bị thay thế…

Cái cách trả lời “nước đôi” như vậy quả thật khó làm độc giả thỏa mãn.

Song, bất chấp các điểm chưa thỏa mãn đó, điều chắc chắn là: Nếu bạn cần một cuốn sách về chính trị quốc tế phổ thông với nhiều thông tin cập nhật và cách tiếp cận gần gũi, giản dị và thuyết phục, mà không muốn phải nghiên cứu hàng bồ sách học thuật về địa chính trị, kinh tế phát triển, quan hệ quốc tế…, Thế giới hậu Mỹ chính xác là địa chỉ bạn nên tìm đến.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo