Downloadsachmienphi.com

Trên Đường Về

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Trên Đường Về –

Suốt bảy năm qua, mưa quá ít. Bụi bay mù khắp các đồng cỏ. Ngày nối ngày, mùa hè này tiếp mùa hè khác, gió nóng thổi như tiếng kèn đồng trong bầu trời vàng ửng. Mùa vụ thất bát liên tục. Đất đai cằn cỗi lại phải cầm thế để trang trải thuế khóa và mua hạt giống cho mùa sau. Đau đớn vì hết hy vọng ở mùa màng, không thể mua thiếu chịu, không còn tiền trả lãi và đóng thuế; chủ ngân hàng xiết đất. Rồi tới lượt ngân hàng sụp đổ.

Ròng rã bảy năm, một tai họa kỳ bí bao trùm khắp nơi. Tất cả các ngân hàng đều thua lỗ. Từ bờ đại dương này tới bờ đại dương kia, các cơ xưởng đóng cửa, việc kinh doanh ngưng hẳn. Đúng là một cuộc khủng hoảng kinh hoàng.

Không chỉ là một cơn suy thoái kinh tế. Không một ai nghe nhắc đến một tình trạng suy thoái nào vào năm 1893. Tất cả chỉ biết về những cuộc khủng hoảng kinh hoàng, những cuộc khủng hoảng đã có vào các năm 1797, 1820, 1835, 1857, 1873. Cuộc khủng hoảng chẳng có gì lạ với ông Ngoại là người từng đối mặt nhiều lần trước với chúng. Ông Ngoại nói đây chỉ là một cuộc khủng hoảng tệ hơn những cuộc khủng hoảng đã có và chẳng có gì tồi bằng thời chiến tranh. Lúc này mọi người còn được yên ổn trên giường của mình, không có những kẻ hung hãn ngoại trừ đoàn quân Coxey.

Tất cả các ngả đường từ California, những đoàn quân thất nghiệp Coxey chiếm xe lửa, chất đầy lên các toa, vét sạch nhiên liệu chạy hết tốc lực ráng tới Washington càng nhanh càng tốt. Họ đi vào các thị trấn với cơn bão gào thét “Công bằng cho người Lao Động” rồi họ ngưng lại chen lấn nhung nhúc đòi thức ăn và cung cấp đủ phần ăn cho ba ngày đường, nếu không họ sẽ đốt cháy thị trấn.

Mọi người phải lo cung cấp đủ những thứ họ đòi để tống khứ họ đi ngay. Trong khắp các thị trấn, quân đội Liên Bang đều canh gác cẩn mật các văn phòng Nhà Nước.

Tôi tròn bảy tuổi, đang học lớp Hai ở trường học nhưng đã đọc được các sách lớp Ba, Bốn và các truyện Robinson Crusos, Gulliver phiêu lưu ký. Về sau, khi lớn hơn, tôi đã đọc tờ The Chicago Inter-Ocean được gửi đến hàng tuần. Tôi đọc nhưng không hiểu hết những điều mình đã đọc.

Tờ báo nói không còn xe lửa trên các đường sắt phía đông vùng Mississipi. Đã có nhiều người được phái đi gỡ hết đường sắt dẫn tới miền Đông để không cho các đoàn quân Coxey tràn tới. Lúc đó các đạo quân biến thể, đi bộ tiến về Washington vừa đi vừa cướp bóc, trộm cắp và ăn xin.

Một thời gian khá dài tôi sống với ông bà Ngoại và các dì tại De Smet vì không ai rõ cha tôi lúc đó ra sao. Chỉ có Trời mới biết nổi. Họ chẳng giống ai, một từ khó hiểu và khủng khiếp. Tôi không biết đích xác nó là gì mà chỉ thấy nó tối tăm và hàm ý là tôi không bao giờ còn gặp lại cha mẹ nữa.

Lúc đó cha tôi, đúng cung cách đàn ông, bất chấp mọi lý lẽ khuyên nhắc cần ngồi trên giường.

Bà Ngoại gần như luôn ca cẩm chuyện này với các dì. Dứt khoát và quả quyết, cha tôi vẫn ra ngoài lo chăm sóc đám gia súc. Và do làm việc quá độ, không bao lâu ông ngã bệnh. Bây giờ ông phải nằm liệt trên giường suốt ngày và tôi, Laura làm được gì? Ngoài ra, còn phải ôm tôi trên tay.

Nhưng khi tôi thấy lại cha tôi, ông đã đi lại được một cách chậm chạp. Ông kéo lết như thế qua hết những năm chín mươi và không bao giờ khỏe lại như bình thường trước kia.

Lúc đó chúng tôi sống trong căn nhà riêng của mình ở thị trấn De Smet, cách xa phố Main, tại nơi chỉ có một lối đi bộ chạy trên những đám cỏ ngắn màu nâu. Đó là một căn nhà mướn lớn và trống rỗng. Cả tầng trên lẫn tầng dưới đều tối tăm và về đêm đầy những âm thanh rón rén, nhưng đó là lúc mà ánh đèn được thắp sáng ở nhà bếp, chỗ chúng tôi sinh hoạt. Lò bếp cùng bàn, ghế đều kê ở đây, giường ngủ kê trong gian trống và vào giờ ngủ, chiếc giường có bánh lăn của tôi được kéo tới gần hơi ấm của lò bếp. tôi nói mình đang cắm trại mà, có thích không? Tôi biết mẹ muốn tôi nói thích và tôi nói như thế. Với tôi, mọi thứ đều đơn giản.

Tôi đi học trong lúc cha và tôi làm việc. Học bài, chép bài, đánh vần, làm toán, tập viết gần như lấp kín mỗi ngày với niềm vui đáp ứng đúng những yêu cầu nghiêm ngặt của cô Barrow. Tôi viết hai mươi lần không có một lỗi nhỏ nào câu “Chần chừ là kẻ ăn cắp thời gian” trong cuốn vở tập viết; viết chính xác từ nét chữ tới độ cao của những chữ t, chữ d, chữ Laura và từng dấu chấm của những chữ i trong các câu “Truyền đạt sai làm hư những cung cách tốt” và “Ngọt ngào là cách vận dụng nghịch cảnh”.

Buổi chiều trên đường về nhà, lũ học trò cần cù chúng tôi nhớ lại một cách ấm áp gương mặt nghiêm trang, chu đáo của cô Barrow và thường chúng tôi cùng cất tiếng hát một bài hát vui nhộn. Bài hát thường nghe thấy nhất trong thời gian này là bài Ta-ra-ra boom-de-ay. Dì Grace của tôi, một nữ sinh lớn xinh đẹp, thường hát bài này, tôi đôi khi cũng hát và gần như lúc nào cũng có một người đàn ông hoặc một học sinh con trai huýt sáo theo bài hát:

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo