Downloadsachmienphi.com

Triết Học Nhập Môn

Triết Học Nhập Môn - Karl Jaspers
Triết Học Nhập Môn –

Triết Học Nhập Môn

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Triết Học Nhập Môn –

Bản dịch quyển Introduction à la philosophie của đây đã ra mắt độc giả vào năm 1960, giữa thời kỳ khai sinh Đại học Huế. Những nhu-cầu cấp bách ở bậc Đại học lúc bấy giờ đã đòi hỏi những việc làm gấp rút. Bản dịch này là một trong những công việc ấy. Vì thế những khuyết điểm đã khó có thể tránh được như chúng tôi đã thú nhận trong bài Nhập đề trước.

Ngay liền sau khi xuất bản, chúng tôi đã muốn cho tái bản một lần nữa để sửa chữa những khuyết điểm nói trên. Nhưng đến nay, thời gian mới cho phép chúng tôi mãn nguyện. Nay đã hoàn tất bản dịch lại ra mắt độc giả một lần nữa. Tất nhiên những khuyết điểm phải được giảm thiểu đến mức tối đa, nhưng chắc chắn không phải đã hoàn tất hết. Vì một tác giả như không phải dễ dịch. Nên chúng tôi hằng sẵn sàng chờ đón những nhận xét và chỉ dẫn của các bậc thức giả.

Riêng về bài Nhập đề, tuy nội dung không có gì đáng thay đổi lắm, nhưng để thích hợp với lần tái bản này, chúng tôi cũng muốn sửa chữa theo một hình thức mới mẻ hơn.

Vậy nói chung, Triết lý Hiện sinh đã xuất hiện rầm rộ thành một phong trào từ năm 1927 ở Đức rồi tràn qua Pháp và các lân quốc vào năm 1935 cho tới ngày nay. Những năm gần đây, xem ra phong trào đang lắng dịu dần: những lố-bịch, những quá trớn kiểu thời-trang đang bị thời gian đào thải. Nhưng những giá trị thực thụ vẫn có thể và còn tồn tại mãi.

Triết lý của Jaspers – một trong những khuynh hướng căn bản của triết học hiện sinh – và riêng quyển Triết học nhập môn đây cũng đáng được liệt vào số những giá trị vừa nói. Vì ở đây chúng ta cũng gặp được những thể thức suy tư minh bạch, có hệ thống mạch lạc không kém gì những hệ thống vĩ đại của những thế kỷ đi trước. Hơn nữa những lối suy tư này còn vượt xa hẳn truyền thống cũ ở chỗ chúng đã dám mạo hiểm vào những miền sâu, bí ẩn chưa từng được khai thác. Với một biện chứng sâu sắc, tinh vi, chúng đã đi vòng theo những uẩn khúc quanh co của hiện sinh để mô tả lên được những gì hầu như không mô tả nổi.

Nên lối lập luận ở đây đã trở nên quá phức tạp, chi ly!

Ngoài những giá trị suy tư vừa nói, triết lý của Jaspers lắm khi còn thể hiện ra như một bài học hay kinh nghiệm đạo đức cao siêu và phóng khoáng. Vì với mỗi trình bầy hay mô tả một khía cạnh nào về hiện sinh, tác giả cũng đồng thời nêu lên một hình ảnh đạo đức để khích lệ chúng ta vươn lên những phương hướng siêu việt, thâm sâu. Nhưng phải nói ngay rằng ở đây không phải một thứ đạo đức ngoại tại, phiếm diện hay tổng quát, mà là một thứ đạo đức xuyên tới “Nguồn suối” (Ursprung) của những “Yêu sách tuyệt đối” (die unbegingte Forderungen). Có thể nói đây là một thứ “Đạo tại Tâm”.

Tóm lại, ở đây người đọc vừa học triết lý lại vừa sống triết lý mình học. Thực vậy, mỗi lần đọc lại những trang Triết học nhập môn nhất là những chương 5, chương 10, chương 11, là một lần trí khôn và tâm hồn như được tắm lại trong một sức sống và suy tư mới.

Những giá trị trên, Jaspers đã múc được ở nguồn suối của suy tư và Hiện sinh. Vì thế ông đã được coi là một triết gia Hiện sinh sâu sắc và quân bình nhất. Vậy muốn hiểu ông một cách thấu đáo, ta cần ôn lại một ít điểm then chốt trong triết lý của ông và đồng thời giảng nghĩa những ý tưởng đã được ông khai triển trong Triết học nhập môn.

Nhưng trước hết xin nói qua về thân thế và những sáng tác của ông:

sanh ngày 23 tháng 2 năm 1883 tại Oldenbourg, nước Đức, ông đã theo học Luật khoa tại Heidelberg và München từ 1901 – 1902. Rồi ông lại theo Y khoa tại Berlin, Göttingen và Heidelberg từ 1902 – 1907. Ở đây ông đã trình Luận án Tiến sĩ với đề tài: Heimweh und Verbrechen (Nostalgie et Criminalité) vào năm 1909. Sau đó, ông đã được đề cử làm Phụ khảo Y khoa, ngành Tâm trị học ở Heidelberg. Năm 1913, ông được thăng chức Giảng nghiệm viên về môn Tâm lý học.

Sau cùng chính con đường Y khoa và đã dần dà dẫn ông vào khám phá những u uẩn trong cuộc sống của con người, nên năm 1916, ông đã được mời làm Giáo sư ngoại lệ, rồi Giáo sư thực thụ về Triết lý tại Heidelberg năm 1921.

Nhưng vào năm 1973, vì lý do chính trị, ông đã bị phong trào Đức quốc xã huyền chức. Trong thời gian ấy ông đã không được phép xuất bản gì cả. Mãi tới năm 1945 ông mới được tại chức và năm 1946 ông được tặng chức “Kỳ lão danh dự” (Ehrensenator) ở Đại học Heidelberg.

Theo tiểu sử trên, ta thấy trước hết Jaspers đã không phải một triết gia mà là một nhà Tâm trị học. Quyển Allgemeine Psychopathologie: Tâm trị học tổng quát (x.b. năm 1913) là một yếu luận quan trọng mà ngày nay vẫn được coi là căn bản trong vấn đề. Tiếp đến quyển Psychologie der Weltanschauungen: về những quan (x.b. năm 1919). Quyển này chiếm một địa vị rất quan trọng trong việc hình thành tư tưởng triết lý hiện sinh của ông. Ở đây đã thấy rõ ảnh hưởng của tư tưởng Kierkegaard trên ông. Nên không lạ gì khi đọc ông người ta có cảm tưởng như đọc một bài chú giải sâu sắc về triết lý của Kierkegaard.

Ngoài Kierkegaard còn phải kể đến nhiều triết gia đã ảnh hưởng không ít trên sự hình thành và phát huy tư tưởng của Jaspers, ví dụ Plotin, Kant, Fichte, Schelling hay Nicolas de Cuse, Giordano Bruno và Spinoza v.v… Hầu hết các triết gia này được coi là thiên về khuynh hướng Phiếm thần (Panthéisme) và Huyền niệm (Mystique).

Hơn nữa, Jaspers còn đối chiếu tư tưởng của ông với tư tưởng của Nietzsche và của Descartes. Theo ông, Nietzsche là một “Hiện sinh ngoại lệ” (Ausnahme) như Kierkegaard và cũng là một “khích lệ khởi đầu” cho triết lý hiện sinh. Với Descartes, Jaspers nhận thấy ông này đã khám phá ra được những chân lý tuyệt vời khi ông “hoài nghi” và “suy tư”, nhưng vì Descartes đã không trung thành với chính “nguồn suối” ấy thành ra những chân lý kia bị gỳm nghịp đi mất trong thái độ võ đoán chật hẹp.

Tóm lại, Jaspers đã khéo tổng hợp được những khuynh hướng triết lý rất khác nhau ấy để tiến dần về hướng triết học hiện sinh.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo