Downloadsachmienphi.com

Vang Vọng Một Thời

Vang Vọng Một Thời - Phạm Duy
Vang Vọng Một Thời –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Vang Vọng Một Thời –

Vang Vọng Một Thời là một cuốn nhạc tập gồm những bài ca quen thuộc đã từng là kỷ niệm riêng của từng người, có thể gợi lại những nỗi buồn ít hơn niềm vui, rất là đáng nhớ của thời dĩ vãng.

Nhưng vì còn có những người yêu nhạc muốn biết thêm chi tiết của từng bài như: soạn ra với cảm tưởng nào, đã soạn ở đâu, vào năm nào, tự xuất bản hay ai phát hành, đã có những bài viết phê bình của những ai? vân vân và vân vân…

Với cuốn nhạc tập này, người yêu nhạc còn có thể theo chân tác giả để hành hương về những nơi, vừa là chốn đã khai sinh ra bài hát, vừa là nơi được coi như những thắng cảnh của đất nước. Ví dụ cùng tác giả đi tìm cô gái mơ năm xưa và đi chơi chùa Hương luôn thể (nhà ta ở dưới gốc cây dương, cách Động Hương Sơn nửa dặm đường) … hay đi lên tận Lao Kai (để tìm lại chiếc cầu biên giới).

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà

… Cuối năm 1947. Tôi từ Việt Bắc (Cao-Bắc-Lạng) xuống Khu Ba (Chợ Đại, Cống Thần) rồi có ý định đi theo Trần Văn Giầu vào Nam chiến đấu… nhưng khi vào tới Thanh Hóa (Khu Tư – Làng Quần Tín) thì tôi gặp tướng Nguyễn Sơn và ở lại đó, gia nhập ban Văn Nghệ của Trung Đoàn 304. Tại đây tôi gặp Hữu Loan…

Đầu húi cua, tiếng nói lớn, và khi ngủ thì ngáy như sấm, vậy mà khi làm thơ thì toàn là thơ buồn. Anh vừa góa vợ và có một bài thơ rất buồn thương là bài Mầu Tím Hoa Sim mà nhiều người đã phổ nhạc, trong đó có tôi. (Có hai người khác phổ nhạc nữa là: Dzũng Chinh với tên Những Đồi Hoa Sim và Anh Bằng thì lấy tên là Chuyện Hoa Sim). Nhưng đến khi tôi phổ nhạc xong bài thơ thì chính quyền hồi đó (1948) cho rằng bài thơ tiêu cực quá, cho nên tôi không muốn phổ biến bài hát đó. Sau này, khi tôi vào Sài Gòn sinh sống, tới năm 1971 tôi mới chính thức tung ra bài hát. Khi đó, tôi đặt tên cho bài hát là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (một ca khúc trong selection THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG).

Theo tôi, bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà tuy có vẻ buồn thương, nhưng không bi lụy mà bi hùng! Tôi nghĩ, bổn phận của người nghệ sĩ trong thời chiến phải biến cái bi thành cái hùng. Bài thơ của anh Hữu Loan có cả hai yếu tố đó và trong bản nhạc người nghe cũng nghe được cả hai tiếng: tiếng hùng và tiếng bi. Tôi soạn thành một “ca khúc” dài tới 7 đoạn gồm khoảng 80 khuông, thành một bài “ái quốc ca” dài (long patriotic chant) hơn là một “vãn ca” (complainte).

Vì là một truyện ca dài, bài hát được chia ra 6 đoạn, nói tới chuyện một anh chiến binh từ mặt trận trở về, cưới xong người con gái anh yêu, rồi lại phải trở về quân ngũ. Ở chiến trường, nhiều khi nhớ vợ, lo lắng cho vợ. Ở quê nhà, bỗng không may người vợ trẻ bị chết đuối, anh không được gặp mặt vợ. Lòng anh rất buồn nhưng vẫn hăng hái theo đoàn chiến sĩ ra đi. Trên đường hành quân, qua những đồi sim, anh nghe thấy có tiếng văng vẳng ru: À ơi, áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm, già chưa khâu…

Đây là những đoạn nhạc với tình cảm khác nhau trong bài hát: Mở Đầu (Giọng Kể) – Khúc Vui (Đám cưới) – Khúc Lo Lắng – Khúc Buồn – Khúc Rất Buồn – Khúc Kể Lể – Đoạn Cuối (Hành Khúc Bi Hùng).

Thế rồi tôi và Hữu Loan xa nhau… Khi bài hát được phổ biến tại miền Nam, ở một miền Bắc còn cách rời và xa thăm thẳm, anh Hữu Loan được báo chí phỏng vấn về bài hát này (1995), đã trả lời:

Rồi một nửa thế kỷ trôi đi… Vào năm 2005, tôi từ Hoa Kỳ trở về quê hương. Một ngày nào đó trong năm 2006, bỗng tôi có cơ hội đi thăm Hữu Loan.

Trong một cuộc du lịch trên đường cái quan, tôi phải đi ngang qua tỉnh Thanh Hóa. Biết anh Hữu Loan còn sống trong một làng nhỏ (làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn), thế là tôi đi xe ôm vào thăm. Anh em gặp nhau trong hoàn cảnh cả hai đã già cả rồi. Chúng tôi ôn lại dăm ba câu chuyện rồi chia tay nhau. Lúc đó tôi thấy anh Hữu Loan đã hơn 90 tuổi mà hãy còn khỏe mạnh thì mừng lắm.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo