Downloadsachmienphi.com

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian - Krishnamurti
Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian –

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian –

Buổi hôm nay tôi muốn mở đầu câu chuyện là lưu ý các ngài về chỗ quan trọng phi thường của sự tự do. Phần đông chúng ta không muốn tự do. Có thể có gia đình, có những trách nhiệm, có những bổn phận, và cuộc sống của ta đều gồm toàn những điều đó. Những luật lệ xã hội, những phép tắc luân lý đã phủ vây đời sống chúng ta. Chúng ta gánh nặng biết bao khó khăn thường nhật cũng những vấn đề của ta, và nếu có tìm được chút an ủi nào, phương cách nào để tránh được những xung chướng và những khổ não ấy thì ta đã lấy làm tự mãn một cách quá dễ dãi rồi. Phần đông chúng ta không hề muốn được tự do gì cả. Đối với tôi, dù cách nào, lối nào, chiều độ nào đi nữa, dường như một trong những điều cốt yếu của cuộc sống là phải khám phá làm sao cho mình được hoàn toàn tự do, được tự do trọn vẹn. Nhưng có cách nào làm tâm thức con người – đã bị qui định trước quá nặng nề, đã bị trói buộc lệ thuộc quá chặt chẽ vào những công việc hằng ngày, đã bị chất đầu, quá đầy những nỗi sợ hãi xao xuyến, đã quá đỗi hoang mang về tương lai và quá đỗi thuỷ chung như nhứt trong việc cầu an – có thể nào tâm thức như vậy mà phát khởi được nơi chính nó một cuộc chuyển hoá tận căn đế, một cuộc chuyển hoá chỉ có thể phát sinh từ sự tự do triệt để mà thôi chăng?

Tôi thiết tưởng mỗi người trong chúng ta nên lưu tâm thật sự vào vấn đề ấy, ít ra là trong khi nghe những buổi nói chuyện này. Chúng ta phải tìm xem, không phải chỉ ở mặt ngôn từ, mà phải đào sâu ý nghĩa của chúng để nhập sâu vào tự thể mình, tìm xem coi chúng ta thực sự có thể được tự do hay không. Không tự do thì không thể nào thấy rõ được đâu là chân lý và đâu là sai lầm. Không tự do thì cuộc sống không có chiều sâu; không tự do thì chúng ta chịu nô lệ tất cả mọi ảnh hưởng, mọi áp lực xã hội, và vô số những yêu sách thúc bách cứ dồn dập liên miên vào chúng ta.

Trên cương vị cá thể, có thể nào chúng ta thực sự thâm nhập tự thể, có thể nào chúng ta quyết liệt đào sâu tự thể để tìm hiểu xem mỗi người chúng ta có thể thực sự được hoàn toàn tự do toàn triệt chăng? Chỉ có cuộc thay đổi nơi chúng là khi nào chúng ta được tự do thôi, điều ấy vốn dĩ nhiên rồi. Và chúng ta phải thay đổi: không phải thay đổi hời hợt phơn phớt, không phải thay đổi bằng cách ngắt tỉa đôi chút đây đó, mà bằng cách phát dậy một cuộc chuyển hoá tận căn đế ngay trong cơ cấu của tư tưởng và của tâm thần chúng ta. Thế nên tôi thiết tưởng rằng điều tối trọng là nói về sự thay đổi, là thảo luận vấn đề này và tìm xem mỗi người chúng ta có thể thâm nhập được vấn đề này đến mức độ nào.

Các ngài biết tôi hiểu ý nghĩa của sự thay đổi là thế nào chăng? Thay đổi là một cách hoàn toàn khác hẳn thường lệ, là khai mở một tâm thái trong đó tuyệt chẳng có xao xuyến âu lo trong bất cứ lúc nào, chẳng có mảy may gì xung chướng, chẳng có mảy may gì phấn đấu để chứng đạt chi cả, để cho mình là – hay trở nên – một cái gì đó. Đó là xa lìa dứt khoát mọi sợ hãi. Và để nhận hiểu thế nào là thoát ly mọi sợ hãi, tôi thiết tưởng cần phải nhận hiểu cốt chỉ của những tương giao giữa những sư và những đệ tử như thế nào, và do đó, thấy ra được ý nghĩa của sự tìm học.

Thế thường, chúng ta tìm học bằng cách nghiêm tầm, qua sách vở, qua kinh nghiệm hay bằng cách nhờ một người nào dạy dỗ. Đó là những cách thói thường để ta tìm học. Ta phú thác cho ký ức những gì nên làm và những gì không nên làm, những gì nên suy tưởng và những gì không nên suy tưởng, phải cảm nhận thế nào, phải phản ứng thế nào. Bằng kinh nghiệm, bằng nghiên tầm, bằng phân tích, bằng thí nghiệm, bằng những cuộc phản tỉnh xem xét, chúng ta chứa vựa những trí thức để làm ký ức, rồi ký ức này phản ứng lại những xúc sự và những thiết nguyện, thế rồi ta lấy đó để mở mang sở học của ta. Tiến trình ấy ta đã quen lắm rồi: Nó là cách duy nhất để ta tìm học. Chẳng hạn không biết lái phi cơ, thế là tôi phải học lái. Có người dạy dỗ cho tôi, rồi thu hoạch kinh nghiệm mà ký ức phải gìn giữ, rồi sau đó tôi mới lái được phi cơ. Tiến trình ấy là tiến trình duy nhất mà phần đông chúng ta đều quen biết. Chúng ta tìm học bằng sự nghiên cứu, bằng kinh nghiệm, chúng ta tự học hỏi, rồi những gì học được đem ra phú thác vào ký ức để làm những sở tri và những sở tri này tác động vận dụng ra mỗi khi xúc sự hay mỗi khi ta có việc gì cần phải làm.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo