Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Bên cạnh điều bí ẩn – Vladimir Mezenxep
Tự nhiên sống động không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên trước sự đa dạng muôn vẻ, mà nhiều khi khiến ta phải bối rối trước những hiện tượng kỳ lạ của nó. Ảo ảnh và linh hồn, đất trượt và mưa “máu”, tiềm thức và vô thức, thuật thôi miên và sự tự kỷ ám thị… Cuốn sách “Bên cạnh điều bí ẩn” sẽ soi sáng phần nào những bí ẩn đó.
Đối với những người có khuynh hướng tin vào điều huyền diệu, tin vào sự tồn tại của “thế giới bên kia” thì hầu hết mọi sự kiện trong tự nhiên đều được khoác một lớp vỏ thần bí và sinh ra những thiên kiến tôn giáo. Thế nhưng chỉ cần bạn vững tin một chút, rằng tất cả những hiện tượng diễn ta quanh ta, cho dù chúng có vẻ bí hiểm thế nào chăng nữa, cũng đều có nguyên nhân vật chất của nó, thì thế nào bạn cũng tiếp cận được chân lý, thế nào bạn cũng tìm kiếm được bản chất của vấn đề. Đó chính là khẳng định của phó tiến sĩ triết học Vladimir Mezenxep, tác giả cuốn sách “Bên cạnh điều bí ẩn”, mà chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc.
THẾ GIỚI – CÁC BẠN THẤY NÓ RA SAO?
Khi bắt đầu viết cuốn sách này – một cuốn sách về những điều bí ẩn của tự nhiên – tôi bỗng nhớ lại một cuộc gặp gỡ trên sông Vonga vào mùa hè oi ả năm 1972.
Chiếc tàu thủy của chúng tôi đi theo tuyến Axtrakhan – Maxcơva. Những giờ phút trước khi tối đến đã làm giảm đi chút ít cái nóng nực lạ thường đã ba tháng nay hành hạ muôn loài. Thậm chí ở đây, trên con sông lớn này vẫn cảm thấy hơi thở nóng hổi của làn không khí bị thiêu đốt. Hơi ngột ngạt nhớp nháp của những buồng tàu đã xua đuổi hành khách lên mặt boong, nhưng như thế cũng chẳng dễ chịu hơn chút nào. Mọi người đều mong chờ những làn gió mát lành, vị khách đồng hành thường gặp của những chuyến đi trên sông nước. Nhưng nào có …
Chúng ta đứng ở boong trên. Những cách rừng hai bên bờ trôi qua trước mắt. Nhưng lúc này, thậm chí cả cây cối cũng chẳng hoan hỉ gì với bộ dạng của mình. Bị mặt trời thiêu đốt suốt ngày, chúng rũ xuống, lá úa vàng rơi rụng mặc dầu bây giờ mới tháng tám.
– Một cảnh tượng đáng buồn – người đứng cạnh tôi lẩm bẩm. – Nếu như là thời xưa thì người ta đã nói:“Thượng đế trừng phạt”. Còn bây giờ thì nói gì nào? Ông ta quay sang nói với tôi. – Ngày nay tất nhiên chúng ta biết cách giải thích tất cả như thế nào rồi… Cả hạn hán với bão lụt… Đâu là xoáy thuận còn đâu là xoáy nghịch… Song nếu nhìn vào bản chất các nguyên nhân thì sao? Nhìn vào cái điều chủ yếu mà vì nó xảy ra mọi thay đổi trong các hiện tượng trên trái đất ấy? Lập tức chúng ta sẽ chẳng có gì để mà nói cả đâu… Bởi vì trong tất cả những sự biến của tự nhiên, dù lớn dù nhỏ, đều có một cái gì đó mà trí tuệ chúng ta không thể hiểu thấu được… Dường như ông ta tự luận lý với chính mình. Song rõ ràng là ông ta muốn bắt chuyện với tôi. Tôi tò mò nhìn ông bạn mới quen biết ngẫu nhiên đó. Tu sĩ chăng? Bề ngoài chẳng hề nói lên cái gì về điều đó cả. Trước mắt tôi là một người ăn mặc tề chỉnh, đầu đội chiếc mũ cói mềm. Cặp mắt ông ta nhỏ, không màu sắc. Có lẽ chỉ có giọng nói là hấp dẫn được thôi, bởi giọng ông ta nhỏ, nhưng dễ nghe;
Bên cạnh ông ta là hai cậu thiếu niên, trông có vẻ gì đó rất giống với ông ta. Các cậu nhìn lên bờ đang trôi đi ngay trước mắt và đồng thời lắng nghe những lời ông ta nói.
THẾ GIỚI – CÁC BẠN THẤY NÓ RA SAO?
Khi bắt đầu viết cuốn sách này – một cuốn sách về những điều bí ẩn của tự nhiên – tôi bỗng nhớ lại một cuộc gặp gỡ trên sông Vonga vào mùa hè oi ả năm 1972.
Chiếc tàu thủy của chúng tôi đi theo tuyến Axtrakhan – Maxcơva. Những giờ phút trước khi tối đến đã làm giảm đi chút ít cái nóng nực lạ thường đã ba tháng nay hành hạ muôn loài. Thậm chí ở đây, trên con sông lớn này vẫn cảm thấy hơi thở nóng hổi của làn không khí bị thiêu đốt. Hơi ngột ngạt nhớp nháp của những buồng tàu đã xua đuổi hành khách lên mặt boong, nhưng như thế cũng chẳng dễ chịu hơn chút nào. Mọi người đều mong chờ những làn gió mát lành, vị khách đồng hành thường gặp của những chuyến đi trên sông nước. Nhưng nào có …
Chúng ta đứng ở boong trên. Những cách rừng hai bên bờ trôi qua trước mắt. Nhưng lúc này, thậm chí cả cây cối cũng chẳng hoan hỉ gì với bộ dạng của mình. Bị mặt trời thiêu đốt suốt ngày, chúng rũ xuống, lá úa vàng rơi rụng mặc dầu bây giờ mới tháng tám.
– Một cảnh tượng đáng buồn – người đứng cạnh tôi lẩm bẩm. – Nếu như là thời xưa thì người ta đã nói:“Thượng đế trừng phạt”. Còn bây giờ thì nói gì nào? Ông ta quay sang nói với tôi. – Ngày nay tất nhiên chúng ta biết cách giải thích tất cả như thế nào rồi… Cả hạn hán với bão lụt… Đâu là xoáy thuận còn đâu là xoáy nghịch… Song nếu nhìn vào bản chất các nguyên nhân thì sao? Nhìn vào cái điều chủ yếu mà vì nó xảy ra mọi thay đổi trong các hiện tượng trên trái đất ấy? Lập tức chúng ta sẽ chẳng có gì để mà nói cả đâu… Bởi vì trong tất cả những sự biến của tự nhiên, dù lớn dù nhỏ, đều có một cái gì đó mà trí tuệ chúng ta không thể hiểu thấu được… Dường như ông ta tự luận lý với chính mình. Song rõ ràng là ông ta muốn bắt chuyện với tôi. Tôi tò mò nhìn ông bạn mới quen biết ngẫu nhiên đó. Tu sĩ chăng? Bề ngoài chẳng hề nói lên cái gì về điều đó cả. Trước mắt tôi là một người ăn mặc tề chỉnh, đầu đội chiếc mũ cói mềm. Cặp mắt ông ta nhỏ, không màu sắc. Có lẽ chỉ có giọng nói là hấp dẫn được thôi, bởi giọng ông ta nhỏ, nhưng dễ nghe;
Bên cạnh ông ta là hai cậu thiếu niên, trông có vẻ gì đó rất giống với ông ta. Các cậu nhìn lên bờ đang trôi đi ngay trước mắt và đồng thời lắng nghe những lời ông ta nói.