Downloadsachmienphi.com

Bên lề chính sử

Bên lề chính sử - Đinh Công Vĩ
Bên lề chính sử –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bên lề chính sử –

Bên lề chính sử” là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, đã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương… Không chỉ có vậy còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng… đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian.

1. GIA PHẢ BỔ SUNG LÀM MINH XÁC CHÍNH SỬ

1. GIA PHẢ, TƯ CÁCH CỦA SỰ BỔ SUNG :

Phải thừa nhận rằng không ít những cuốn gia phả có nhược điểm chủ quan, phiến diện, sửa chữa, thêm vào những cái tốt của dòng họ, tổ tiên mình, giấu bớt những mặt xấu… Bên cạnh thuần phong tục, gia phả cũng có khi truyền bá những hủ tục, những tư tưởng địa phương cục bộ, bảo thủ, những thứ mà ở một nước Đông phương thời phong kiến như khó tránh khỏi. Song, nếu so với chính sử thì vẫn nổi bật tính ưu việt của gia phả. Chính sử số lượng ít hơn. Nếu chính sử là tiếng nói quan phương, có vẻ đơn nhất, cố định hơn thì gia phả số lượng nhiều hơn. Tiếng nói của gia phả là tiếng nói đa diện, sinh động hơn, đi đến công bằng hơn. Không phải ngẫu nhiên, nhiều cuốn phả họ Nguyễn như Nguyễn Phúc tộc phả ở Huế, hoặc cuốn phả dòng họ nhà thơ Ôn Như Hầu ở miền Bắc… xa nhau mà trùng hợp nhau, công nhận Nguyễn Kim là con Nguyễn Văn Lưu chứ không phải là con Nguyễn Hoằng Dụ như chính sử đã viết. Ý kiến số đông, tự nhiên trùng hợp ấy đem lại cho ta những thông tin hợp lý, đính chính sai sót của chính sử.

Gia phả là văn bản thể hiện sự tự do, tự nhiên hơn so với chính sử vì nó, không đến nỗi “gần lửa rát mặt”, không phụ thuộc vào ý chí bọn quyền chức vương triều. Nó có thể viết những điều chính sử kiêng kị, không dám viết. Bởi vì, xưa kia “phép vua thua lệ làng”, đ̐ộ phận gia phả nằm ở làng quê, động vào đấy triều đình trung ương sẽ phải đối phó với hàng loạt tục lệ phức tạp. Gia phả số đông nằm ở làng, nhưng làng Việt trong hoàn cảnh Đông phương lại là cái kho vĩ đại chứa tích và bảo lưu vững chắc nhất nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Vậy gia phả thành tấm gương khá đầy đủ của nền. văn minh, văn hoá Việt cổ, với tất cả những lệ tục, những bí mật sau luỹ tre xanh có quan hệ thiết yếu đến cuộc sống hiện tại mà chúng ta đang rất cần khai thác. Chẳng hạn, nước ta có rất nhiều ngành nghề gắn với những bí truyền được lưu hành trên gia phả. Như ba phái võ Tây Sơn ở miền Trung của các họ Trần (Trần Quang Diệu), Bùi (Bùi Thị Xuân), Hồ (môn phái chính của ba anh em Nguyễn Huệ) từng bí truyền trên gia phả, trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam thời nay.

Còn có nhiều nghề khác gắn với gia phả dòng họ như nghề làm lược gắn với gia phả họ Nhữ, nghề làm giấy gắn với gia phả họ Nguyễn Cảnh, nghề làm thuốc gắn với gia phả họ Trịnh, họ Lê Hữu… Nước ta từng có những nhà tiên tri kiệt xuất như con Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan… Năng lực dự báo tuyệt vời và những sấm truyền của các vị còn được thể hiện trên Nguyễn công Văn Đạt phổ ký và những cuốn gia phả khác. Song đến nay, việc xác định văn bản gốc ở đấy, thật giả thế nào, còn là vấn đề huyền bí. Gia phả còn là một kho tàng mênh mông, chứa đựng tiềm tàng những tri thức nhiều mặt về hôn nhân gia đình, phong thổ, về kinh tế, về thiên văn, địa lý, phương thuật, đạo đức học, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến quốc phòng, đến tài nguyên đất nước…

Chẳng hạn như cuốn Dương tộc thế phả của họ Dương ở làng Lạt Sơn thuộc tổng Quyển Sơn, huyện Kim Bảng (tên cũ) thuộc tỉnh Hà Nam chỉ với 20 trang (từ trang 161 đến 181) đã chứa đựng bao nhiêu tri thức, phản ánh bao nhiêu vấn đề quan trọng về vị tại địa lý, về hình thể đất đai, diện tích, về nông sản hàng năm thu hoạch với những số liệu rất cụ thể, về tài nguyên, lâm, khoáng sản (như đá vôi, xi măng, mỏ vàng, mỏ than, các loại gạch), về ngư sản, về săn bắn, về chăn nuôi, về dân cư, về hội hè đình đám, về tôn giáo (như Phật, Thiên Chúa)… thật là bách khoa nhiều mặt mà chính sử không thể chứa đựng hết. Chứng tỏ gia phả xứng đáng bổ sung cho chính sử.

2. CÒN CHÍNH SỬ THẾ NÀO, CÓ CẦN BỔ SUNG KHÔNG?

Ở Việt Nam, chính sử (sử nhà nước) càng phải bổ sung cấp thiết. Bởi vì không gì mà không cần cẩn thận: Một bộ sử hiện còn, có nhiều mặt đạt đến mức tín sử của vương triều như Đại Việt sử kí toàn thư, từng qua tay các sử bút già dặn, trang nghiêm của nhiều đời như Ngô Sỹ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Quý Đức… mà nay vấn đề lại những sai lầm cơ bản chưa được tiền nhân sửa chữa. Chẳng hạn như, lầm cho những thuyền lương của Trương Văn Hổ bị quân đánh đắm ở sông Bạch Đằng “gác lên cọc nghiêng đắm gần hết” mà thật ra những thuyền ấy đã bị tướng Trần Khánh Dư tiêu diệt ở Vân Đồn – Cửa Lục… Bởi vì khác với Trung Quốc, ở Việt Nam thời phong kiến chưa có một khoa khảo chứng học xứng đáng để khảo chứng các tác phẩm sử học. Cũng bởi vì bốn nguyên nhân sau (xét về bản thân chính sử ):

1. Ở Việt Nam những nhà sử học có tư cách như Nam Sử Thị, như Đổng Hồ, dám hy sinh vì chân lý khó tìm. Các sử thần thủa ấy phụ thuộc vào kẻ cầm quyền, có nhiều khi vì sợ hay vì đời sống và những lý do tế nhị khác mà “ăn cây nào rào cây ấy”, thêm người này, bớt người kia, nên đánh giá nhân vật lịch sử không phải lúc nào cũng công minh. Có những vua chúa phong kiến lại can thiệp quá sâu vào sử sách, bắt sử gia chép theo ý mình, làm sự thực bị méo mó: Như trường hợp Lê Thánh Tông bắt Lê Nghĩa phải dâng “Nhật Lịch”. Chính sử nhà Lê bị khống chế không thể nào nêu rõ các vụ án công thần khai quốc thời đầu Lê. Ngay Lê Thánh Tông có xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi cũng chưa triệt để đi đến tận cùng để phơi bầy ra những thủ phạm thật sự của thảm án Lệ Chi Viên gắn bó thiết thân với bọn tai to mặt lớn thời ấy. Chính sử nhà Nguyễn cũng bị khống chế, phải bóp méo về nhà Tây Sơn, không thực sự làm rõ các vụ án công thần Đỗ Thanh Nhân, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Lê Chất… có quan hệ sâu sắc với những kẻ cầm quyền thời bấy giờ như Gia Long, Minh Mạng. Chính sử các triều đại nhìn chung không nói đủ, nói đúng về các cuộc vùng dậy của nhân dân chống cường quyền.

2. Ở Việt Nam sử sách bị tam sao thất bản, vì chiến tranh và khốc liệt, tai hại nhất là vì chính sách đồng hoá, thu thập, huỷ hoại sách vở của các vương triều phương Bắc (nhất là nhà Minh). Vì dâu bể thời gian, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt – Chính sử vì thế phải chung số phận.

3. Về cách ghi chép: Chính sử phần lớn viết theo thể “biên niên” hoặc “cương mục”, tức là biên chép theo niên đại đi vào đại cương nên các sự kiện lịch sử ghi chép sơ lược. Trong khi đó, thể “kỷ truyện” ghi chép có đầu có cuối đầy đủ hơn lại chỉ tập trung vào một số tác giả như Lê Trắc, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… thôi.

4. Về nội dung: Chính sử chỉ thiên về ghi chép sự hưng vong tan hợp của các triều đại vua quan chính thống, đi vào những mặt chung nhiều hơn mặt riêng. Nhưng đời sống nhân dân và nhiều mặt quan trọng khác quan hệ đến quốc kế dân sinh, bí mật quốc gia bị bỏ trống…

Chính sử cần bổ sung còn vì quan hệ thể loại giữa chính sử với gia phả (xét mối tương tác nội bộ các ngành khoa học với nhau): ở Tây phương, trong cuốn Lịch sử là gì, N.A.E.Rêpheep cho rằng: “Gia hệ (cách gọi khác của gia phả) là một trong những bộ phận của chuyên ngành lịch sử. Ở Đông phương như ở Trung Hoa, trong các phần “Kinh tịch chí”, “Văn nghệ chí”, “Thư mục”, ở các sách nổi tiếng thời xưa như Tuỳ thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử.. đều thống nhất xếp gia phả (còn gọi là “Ngọc phả”, “Phả hệ”, “Phả điệp”) vào bộ sử (thuộc một trong bốn bộ Kinh, Sử, Tử, Tập). Ở Việt Nam có các ngọc phả hoàng tộc (như Hoàng triều ngọc điệp đời Lý, Hoàng tông ngọc điệp đời Trần), đều xếp cả vào “Hiến chương loại”, một trong những loại sách quan trọng của sử tịch Đông phương. Vậy quan hệ giữa gia phả với chính sử là quan hệ giữa những thể loại khác nhau thuộc bộ môn sử: Đó là quan hệ nội bộ, tất yếu phải bổ sung cho nhau.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo