Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Bí mật cuộc đời và gia thế Tưởng Giới Thạch – Nhiều Tác Giả
Phần thứ nhất – Bí mật về gia thế
1. Tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử tại sao lại sôi nổi rầm rộ khắp nhân gian?
2. Tại sao Tưởng Giới Thạch lại biến thành Trịnh Tam Phát Tử và người con của sư trụ trì chùa Tuyết Đậu?
3. Tại sao mẹ Tưởng không chôn cùng cha Tưởng?
4. Những chuyện phiếm về tên và tự của Tưởng Giới Thạch
5. Tưởng Giới Thạch đã biên soạn “Tông phổ họ Tưởng” như thế nào ?
6. Vì sao gia đình Tưởng Giới Thạch có nhiều người thành tâm tín ngỡng đạo Phật?
7. Một người cha khác của Tưởng Kinh Quốc
8. người con gái của Tưởng Giới Thạch mà ít ai biết đến.
Phần thứ hai – Bí mật về hôn nhân và luyến ái
1. Tưởng Giới Thạch với cô em họ ở ven bờ suối Viêm
2. Ân ân oán oán của Tưởng Giới Thạch với Nguyên phối phu nhân.
4. “Như phu nhân” mà Tưởng Giới Thạch suốt đời quyến luyến.
5. Cuộc hôn nhân Tưởng Tống với tình yêu cùng tồn tại.
Phần thứ ba – Bí mật về sự chìm nổi
1. Tưởng Giới Thạch làm thế nào để giành được sự tín nhiệm của Tôn Trung Sơn.
2.”Ba lưỡi dao” mà Tưởng Giới Thạch kinh doanh ở trường quân đội Hoàng Phố.
3. Tưởng Giới Thạch làm thế nào để nhậm chức Tổng tư lệnh quân Bắc phạt.
4. Bí quyết giành thắng lợi trong “Đại thắng Trung Nguyên” của Tưởng Giới Thạch.
5. Tại sao Tưởng Giới Thạch phải giăng cài “lới đen”.
6. Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức và phục chức.
7. Lần thứ hai Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức và phục chức
8. Lần thứ ba Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức và phục chức.
Phần thứ tư – Bí mật về dùng binh thất bại
1. Tại sao Tưởng Giới Thạch không cứu nổi mạng của Trương Linh Phủ ?
2. Kết quả khổ sở trong ba lần chạy về Thẩm Dương của Tưởng Giới Thạch
3. Tại sao Tưởng Giới Thạch do dự không quyết đối với việc giữ hay rút khỏi Từ Châu ?
4. Tưởng Giới Thạch để mất Bình Tân như thế nào?
5. Tưởng Giới Thạch bố trí xây dựng phòng tuyến Trường Giang thế nào ?
6. Vì sao Tưởng Giới Thạch bị thất bại ở Trung Nam?
Phần thứ năm – Bí mật về việc chạy ra Đài Loan
1. Tưởng Giới Thạch đã rời Khê Khẩu như thế nào?
2. Trên đường chạy trốn ra Đài Loan tại sao Tưởng Giới Thạch đã ứ đọng lại ở Bành Hồ.
3. Tưởng Giới Thạch đã trốn khỏi Đại lục như thế nào ?
4.Trước và sau việc Tưởng Giới Thạch lấy cắp vàng chuyển ra Đài Loan.
Phần thứ sáu – Bí mật về sự phản công Đại Lục.
1. Tưởng Giới Thạch đã đặt thời gian biểu cho sự “phản công phục quốc” như thế nào ?
2. Tưởng Giới Thạch tuần sát Kim Môn với phong trào “Mẹ quên ở Cử” của quân đội Quốc dân đảng.
3. Cao trào quấy rối lần thứ nhất phản công đại lục của Tưởng Giới Thạch.
4. Cao trào quấy rối lần thứ hai phản công đại lục của Tưởng Giới Thạch.
Phần thứ bảy – Bí mật về đại nạn mà không chết
1. Trò “nấp trong vại” của Tưởng Giới Thạch
2. Tưởng Giới Thạch với “Sự kiện lầu Đông Pha”
3. Tại sao Tưởng Giới Thạch cha tự sát ?
4. Tưởng Giới Thạch nhìn thấy Hồng quân kéo tới Qúy Dương
5. Tưởng Giới Thạch chạy trốn về “Tróc Tưởng Đình”
6. Tưởng Giới Thạch trên đường thăm ấn Độ trở về
7. Tưởng Giới Thạch bị bắt sống ở trên đảo Phục Hưng
Phần thứ tám – Bí mật về tính cách
1. “Thụy Nguyên vô lại” buông thả phóng túng.
2. Quật cường bất khuất, cố chấp và độc đoán chuyên quyền
3. Tính chất bẩm sinh của nhà buôn: tích trữ hàng qúy
4. Trái tim tự tư với trái tim yêu nước.
5. Uy nghiêm cá nhân với tôn nghiêm “lãnh tụ”
6. Tác phong chính khách một lời lật lọng
7. Bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen ti tiện và giận dữ tất sẽ trả thù.
8. Quái thai của nền văn hóa phong kiến và tư Tưởng phát xít .
Phần thứ chín – Bí mật về cái chết
1. Trước và sau khi Tưởng Giới Thạch quá cố.
2. Di chúc của Tưởng Giới Thạch viết những gì
3. Trong quan tài của Tưởng Giới Thạch đặt những cuốn sách nào ?
4. Tại sao Tưởng Giới Thạch không an táng xuống đất mà lại quàn tạm ở Từ Hồ?
5. Gia đình họ Tưởng trước và sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời.
Bí mật về gia thế
Còn nhớ năm ấy, bộ “Kim Lăng xuân mộng” đã trở thành mốt thời thượng , một câu chuyện li kỳ lan truyền khắp thiên hạ. Mặc dù Tưởng Giới Thạch không phải là Trịnh Tam Phát Tử, Tưởng Trung Chính cũng chẳng phải là “Tưởng Tông Trịnh”, nhưng không có lửa làm sao có khói. Nếu muốn vạch rõ những bí mật về gia thế, về thân phận ly kỳ vàng thau lẫn lộn của Tưởng Giới Thạch, thì cần phải thăm dò, tìm hiểu quá trình trước và sau khi sinh ra những tin đồn làm khuấy động lên bao nhiêu ma tuyết gió hoa trong gần một trăm năm nay của gia tộc họ Tưởng.
1. Tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử tại sao lại sôi nổi rầm rộ khắp nhân gian Dường như trong dân gian Trung Quốc có một loại truyền thống văn hóa, đó là vô vàn những tin đồn về các danh nhân, đặc biệt là những tin đồn về gia thế của họ. Nào là Tần Thủy Hoàng là con không có giá thú. Thành Cát tư Hãn biết mẹ mà không biết cha, mẹ Nurkhachi[1] ăn trứng chim mà có thai, còn có ngài X … đẻ ra ở trong hang cổ núi sâu, ngài Y… sinh ra trên con thuyền lẻ loi trong bãi lau, ngài Z… mồ côi từ trong bụng mẹ, mẹ ngài có nhiễm với đạo sỹ, sư chùa. Hàng ngàn năm nay, những tin đồn này hoặc lưu truyền ở quán trà, hoặc đăng tải trong tiểu thuyết bạch thoại muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. Thậm chí có rất nhiều tin đồn về các danh nhân hiện còn đang sống khỏe mạnh hoặc vừa mới tạ thế cũng không thể tránh được. Điều này quả thực không phải là bởi vì phần lớn các danh nhân đều có đoạn thân thế long đong lận đận, cũng chẳng phải bởi vì “giống lai” đều thông minh tài cán hơn “không phải là giống lai”, có thể đăng đan trì, tôn cửu ngũ, hoặc chủ cung văn hoa, nhập lăng yêu các… mà là vì những nguyên nhân lịch sử và văn hóa. Một số người cùng với việc sàng dựng danh nhân, lại có hứng thú với thân thế gia truyền của họ, thích nghe những chuyện không ghi chép trong chính sử, những lịch sử bí mật trong màn trướng của các sự kiện trọng đại, thậm chí cả việc đi đứng của họ có phải là bước chân phải đi trước không, ngủ có phải là cũng ngáy khó khò không. Ngay lập tức, một số tao nhân mạc khách liền mở “quán xào rán lịch sử”, đem những thứ vu vơ nghe ở đường, nói ở chợ, rồi diễn dịch xào xáo thành một loại lịch sử khác sinh động, hấp dẫn khác thường, một loại lịch sử mà muôn dân trăm họ thích nghe thích thấy, một loại lịch sử có tác dụng tuyên truyền và bổ sung cho chính sử, một loại dã sử mang hình thức Trung Quốc mà về mặt khách quan cũng có tác dụng giáo dục phổ cập chính sử.
ở Trung Quốc hiện đại, trong số các danh nhân nổi tiếng nhất, không ai có những tin đồn về thân thế nhiều và rộng hơn được Tưởng Giới Thạch, người đã từng bị gọi là “tên khát máu, tên gian tặc của nhân dân” và cũng đã từng được gọi là “tiên sinh” nữa. Trong những tin đồn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thạch, tin đồn nổi tiếng nhất đó là Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử, là người “kéo bình dầu” theo người mẹ đã tái giá từ Hứa xương Trung Châu tới. Tin đồn này đã được truyền tụng từ những năm 30 đến những năm 50, từ những năm 60 truyền tới những năm 70, từ Hồng Công truyền tới Đại lục, từ trong nước truyền ra nước ngoài. Thậm chí trong “T liệu văn sử Hà Nam” xuất bản năm 1981 và “Nghiên cứu về Tưởng Giới Thạch” xuất bản năm 1988, vẫn có người kiên trì thuyết này, có thể nhìn thấy tin đồn đó có nguồn gốc sâu xa biết bao ! Trong số đó, được truyền bá và có ảnh hưởng lớn nhất đối với thuyết này phải kể tới “Kim Lăng Xuân Mộng” nổi tiếng của Đường Nhân.
“Kim Lăng xuân mộng” là một bộ tác phẩm đồ sộ dài 8 quyển với mấy trăm vạn chữ. Vừa mở đầu đã nói Tưởng Giới Thạch vốn không phải họ Tưởng, mà là họ Trịnh; không phải là người Triết Giang mà là người Hà Nam. Hồi thứ nhất của nó là “Năm đói kém, Trịnh gia bỏ cốt nhục. Tìm vú em, Tưởng phủ đón tân nhân”. Đường Nhân viết rằng:
“Dới đây nói về cuốn sách này, bắt đầu kể về một cậu bé bớng bỉnh. người này họ Trịnh, tên cúng cơm là Tam Phát Tử ở làng Hậu Trinh Trang thuộc thị trấn Phồn Thành, Hứa Châu (nay là thành phố Hứa xương) tỉnh Hà Nam. Năm Quang Tự thứ 13 đời Thanh (năm 25 trước Dân quốc, năm 1887) sinh ra vào ngày 31 tháng 10, song thân trong nhà khỏe mạnh, còn có hai huynh trưởng, anh cả gọi là Thiệu Phát, lớn hơn Tam Phát Tử 7 tuổi; người anh thứ hai tên mụ là Nhị Phát Tử, lớn hơn Tam Phát Tử 4 tuổi. người cha của Tam Phát Tử chăm chỉ siêng năng lao động, cần cù tiết kiệm, tích cóp được mời mấy mẫu bạc điền, còn phụ mở thêm một xưởng xay. Mẹ của cậu có khuôn mặt xinh đẹp, một tay nữ công tài ba tháo vát. Cả nhà năm khẩu trồng cấy, xay bột, khâu vá, bện giày hoa, cuộc sống trôi qua cũng dễ chịu…
Khi Tam Phát Tử lên 6 tuổi ( năm Quang Tự thứ 18 đời Thanh, năm 1892), cả vùng Hứa Châu gặp cảnh mất mùa đói kém, đất hoang ngàn dặm, tấc cỏ chẳng sinh, dân tình đói rách cơ cực, những việc động trời cũng ào ào kéo đến. Cả nhà Tam Phát Tử tận mắt nhìn thấy những gia đình giàu có ở Tiền Trịnh Trang đều đã dọn đi hết từ lâu, gia súc, đồ trang sức quí giá đều sạch trơn. Một bộ phận ở Hậu Trịnh Trang cũng đã bỏ chạy, chỉ còn rớt lại một số người hau háu ngóng chờ nha môn phát chẩn lương thực. Cha của Tam Phát Tử chủ Trương chạy tới Lạc Dương, bèn khuyên vợ rằng: “Đừng có luyến tiếc cái nhà này nữa, ở lại là sẽ đi gặp Diêm Vương hết ! Chờ lương thực phát chẩn thì sẽ chờ đến đời nào? Vỏ cây rễ cỏ đều sắp ăn hết cả rồi, mọi người đang cướp cả đất của quan âm. Sáng sớm đi ra đã nhìn thấy gần mời xác chết, vừa rồi về nhà đếm lại, xác chết lại tăng thêm mấy người. Đứa con dâu lão què khỏe mạnh là thế, hai ngày nay ăn đất quan âm vào bụng, giờ đây đang quằn quại khắp mặt đất, xem ra không sao sống nổi nữa ! Đi thôi ! Nhân lúc ta còn có chút sức lực…” Thế nhưng, mẹ của Trịnh Tam Phát Tử thấy Tam Phát Tử quá nhỏ bé, sợ rằng không qua nổi khổ sở trên đường nên đã kiên trì có chết cũng sẽ chết ở nhà. Cha nó không làm sao được đành phải đem anh cả là Thiệu Phát đi lánh nạn, Nhị Phát Tử phát hận, đi làm lính (Nguyên văn như vậy, theo người ta nói lúc này Nhị Phát Tử còn nhỏ bé, cha thể đi lính được – người biên soạn).
Hai tháng sau, chuyện bán con để ăn đau đớn cũng xảy ra ở Trịnh Trang. Mẹ Tam Phát Tử bắt đầu tuyệt vọng, đành phải cùng một số người cuối cùng rời khỏi Trịnh Trang để chạy nạn tới Khai Phong, vừa đi vừa hỏi thăm tin tức của cha con Thiệu Phát nhưng trên đường đi gian nan vất vả, thẳng tới Cổ đô, vẫn biệt vô âm tín, cuộc sống càng vô vọng. Giữa lúc khốn cùng, mẹ của Tam Phát Tử nghe nói có một nhà buôn họ Tưởng ở phố sau chùa Tướng Quốc gần đây vợ mới chết, đang tìm vú em. Mẹ của Tam Phát Tử ngẫm nghĩ lung lắm, cuối cùng đành đau đớn quyết định tự dâng mình vào cửa “.
Đường Nhân viết tiếp: “Lại nói Tưởng Triệu Thông đang buồn rầu vì không tìm được người vú em thích hợp. người vợ mới mất, để lại mấy đứa con vừa lớn vừa nhỏ là Tưởng Tích Hầu, Thụy Xuân v.v.. quả thật làm cho ông bối rối vô cùng. Bản thân ông là nhà buôn muối đã bỏ tiền ra mua chức quan hậu bổ để sáng sủa cửa nhà, lúc nhàn rỗi cũng đi viết thuê đơn tố cáo, kiện tụng, giao tiếp thù tạc bận rộn liên miên, việc nhà không sao quản lý được. Hôm đó, ông đang dự định gặp một người quen mới từ quê Phụng Hóa Triết Giang lên giới thiệu một người đàn bà đến trông quản lũ trẻ, rồi lấy làm vợ kế. Ông nghĩ rằng trong những năm tháng loạn ly, giao thông bất tiện, việc này thật chẳng dễ dàng.
Bí mật về gia thế
Còn nhớ năm ấy, bộ “Kim Lăng xuân mộng” đã trở thành mốt thời thượng , một câu chuyện li kỳ lan truyền khắp thiên hạ. Mặc dù Tưởng Giới Thạch không phải là Trịnh Tam Phát Tử, Tưởng Trung Chính cũng chẳng phải là “Tưởng Tông Trịnh”, nhưng không có lửa làm sao có khói. Nếu muốn vạch rõ những bí mật về gia thế, về thân phận ly kỳ vàng thau lẫn lộn của Tưởng Giới Thạch, thì cần phải thăm dò, tìm hiểu quá trình trước và sau khi sinh ra những tin đồn làm khuấy động lên bao nhiêu ma tuyết gió hoa trong gần một trăm năm nay của gia tộc họ Tưởng.
1. Tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử tại sao lại sôi nổi rầm rộ khắp nhân gian Dường như trong dân gian Trung Quốc có một loại truyền thống văn hóa, đó là vô vàn những tin đồn về các danh nhân, đặc biệt là những tin đồn về gia thế của họ. Nào là Tần Thủy Hoàng là con không có giá thú. Thành Cát tư Hãn biết mẹ mà không biết cha, mẹ Nurkhachi[1] ăn trứng chim mà có thai, còn có ngài X … đẻ ra ở trong hang cổ núi sâu, ngài Y… sinh ra trên con thuyền lẻ loi trong bãi lau, ngài Z… mồ côi từ trong bụng mẹ, mẹ ngài có nhiễm với đạo sỹ, sư chùa. Hàng ngàn năm nay, những tin đồn này hoặc lưu truyền ở quán trà, hoặc đăng tải trong tiểu thuyết bạch thoại muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. Thậm chí có rất nhiều tin đồn về các danh nhân hiện còn đang sống khỏe mạnh hoặc vừa mới tạ thế cũng không thể tránh được. Điều này quả thực không phải là bởi vì phần lớn các danh nhân đều có đoạn thân thế long đong lận đận, cũng chẳng phải bởi vì “giống lai” đều thông minh tài cán hơn “không phải là giống lai”, có thể đăng đan trì, tôn cửu ngũ, hoặc chủ cung văn hoa, nhập lăng yêu các… mà là vì những nguyên nhân lịch sử và văn hóa. Một số người cùng với việc sàng dựng danh nhân, lại có hứng thú với thân thế gia truyền của họ, thích nghe những chuyện không ghi chép trong chính sử, những lịch sử bí mật trong màn trướng của các sự kiện trọng đại, thậm chí cả việc đi đứng của họ có phải là bước chân phải đi trước không, ngủ có phải là cũng ngáy khó khò không. Ngay lập tức, một số tao nhân mạc khách liền mở “quán xào rán lịch sử”, đem những thứ vu vơ nghe ở đường, nói ở chợ, rồi diễn dịch xào xáo thành một loại lịch sử khác sinh động, hấp dẫn khác thường, một loại lịch sử mà muôn dân trăm họ thích nghe thích thấy, một loại lịch sử có tác dụng tuyên truyền và bổ sung cho chính sử, một loại dã sử mang hình thức Trung Quốc mà về mặt khách quan cũng có tác dụng giáo dục phổ cập chính sử.
ở Trung Quốc hiện đại, trong số các danh nhân nổi tiếng nhất, không ai có những tin đồn về thân thế nhiều và rộng hơn được Tưởng Giới Thạch, người đã từng bị gọi là “tên khát máu, tên gian tặc của nhân dân” và cũng đã từng được gọi là “tiên sinh” nữa. Trong những tin đồn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thạch, tin đồn nổi tiếng nhất đó là Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử, là người “kéo bình dầu” theo người mẹ đã tái giá từ Hứa xương Trung Châu tới. Tin đồn này đã được truyền tụng từ những năm 30 đến những năm 50, từ những năm 60 truyền tới những năm 70, từ Hồng Công truyền tới Đại lục, từ trong nước truyền ra nước ngoài. Thậm chí trong “T liệu văn sử Hà Nam” xuất bản năm 1981 và “Nghiên cứu về Tưởng Giới Thạch” xuất bản năm 1988, vẫn có người kiên trì thuyết này, có thể nhìn thấy tin đồn đó có nguồn gốc sâu xa biết bao ! Trong số đó, được truyền bá và có ảnh hưởng lớn nhất đối với thuyết này phải kể tới “Kim Lăng Xuân Mộng” nổi tiếng của Đường Nhân.
“Kim Lăng xuân mộng” là một bộ tác phẩm đồ sộ dài 8 quyển với mấy trăm vạn chữ. Vừa mở đầu đã nói Tưởng Giới Thạch vốn không phải họ Tưởng, mà là họ Trịnh; không phải là người Triết Giang mà là người Hà Nam. Hồi thứ nhất của nó là “Năm đói kém, Trịnh gia bỏ cốt nhục. Tìm vú em, Tưởng phủ đón tân nhân”. Đường Nhân viết rằng:
“Dới đây nói về cuốn sách này, bắt đầu kể về một cậu bé bớng bỉnh. người này họ Trịnh, tên cúng cơm là Tam Phát Tử ở làng Hậu Trinh Trang thuộc thị trấn Phồn Thành, Hứa Châu (nay là thành phố Hứa xương) tỉnh Hà Nam. Năm Quang Tự thứ 13 đời Thanh (năm 25 trước Dân quốc, năm 1887) sinh ra vào ngày 31 tháng 10, song thân trong nhà khỏe mạnh, còn có hai huynh trưởng, anh cả gọi là Thiệu Phát, lớn hơn Tam Phát Tử 7 tuổi; người anh thứ hai tên mụ là Nhị Phát Tử, lớn hơn Tam Phát Tử 4 tuổi. người cha của Tam Phát Tử chăm chỉ siêng năng lao động, cần cù tiết kiệm, tích cóp được mời mấy mẫu bạc điền, còn phụ mở thêm một xưởng xay. Mẹ của cậu có khuôn mặt xinh đẹp, một tay nữ công tài ba tháo vát. Cả nhà năm khẩu trồng cấy, xay bột, khâu vá, bện giày hoa, cuộc sống trôi qua cũng dễ chịu…
Khi Tam Phát Tử lên 6 tuổi ( năm Quang Tự thứ 18 đời Thanh, năm 1892), cả vùng Hứa Châu gặp cảnh mất mùa đói kém, đất hoang ngàn dặm, tấc cỏ chẳng sinh, dân tình đói rách cơ cực, những việc động trời cũng ào ào kéo đến. Cả nhà Tam Phát Tử tận mắt nhìn thấy những gia đình giàu có ở Tiền Trịnh Trang đều đã dọn đi hết từ lâu, gia súc, đồ trang sức quí giá đều sạch trơn. Một bộ phận ở Hậu Trịnh Trang cũng đã bỏ chạy, chỉ còn rớt lại một số người hau háu ngóng chờ nha môn phát chẩn lương thực. Cha của Tam Phát Tử chủ Trương chạy tới Lạc Dương, bèn khuyên vợ rằng: “Đừng có luyến tiếc cái nhà này nữa, ở lại là sẽ đi gặp Diêm Vương hết ! Chờ lương thực phát chẩn thì sẽ chờ đến đời nào? Vỏ cây rễ cỏ đều sắp ăn hết cả rồi, mọi người đang cướp cả đất của quan âm. Sáng sớm đi ra đã nhìn thấy gần mời xác chết, vừa rồi về nhà đếm lại, xác chết lại tăng thêm mấy người. Đứa con dâu lão què khỏe mạnh là thế, hai ngày nay ăn đất quan âm vào bụng, giờ đây đang quằn quại khắp mặt đất, xem ra không sao sống nổi nữa ! Đi thôi ! Nhân lúc ta còn có chút sức lực…” Thế nhưng, mẹ của Trịnh Tam Phát Tử thấy Tam Phát Tử quá nhỏ bé, sợ rằng không qua nổi khổ sở trên đường nên đã kiên trì có chết cũng sẽ chết ở nhà. Cha nó không làm sao được đành phải đem anh cả là Thiệu Phát đi lánh nạn, Nhị Phát Tử phát hận, đi làm lính (Nguyên văn như vậy, theo người ta nói lúc này Nhị Phát Tử còn nhỏ bé, cha thể đi lính được – người biên soạn).
Hai tháng sau, chuyện bán con để ăn đau đớn cũng xảy ra ở Trịnh Trang. Mẹ Tam Phát Tử bắt đầu tuyệt vọng, đành phải cùng một số người cuối cùng rời khỏi Trịnh Trang để chạy nạn tới Khai Phong, vừa đi vừa hỏi thăm tin tức của cha con Thiệu Phát nhưng trên đường đi gian nan vất vả, thẳng tới Cổ đô, vẫn biệt vô âm tín, cuộc sống càng vô vọng. Giữa lúc khốn cùng, mẹ của Tam Phát Tử nghe nói có một nhà buôn họ Tưởng ở phố sau chùa Tướng Quốc gần đây vợ mới chết, đang tìm vú em. Mẹ của Tam Phát Tử ngẫm nghĩ lung lắm, cuối cùng đành đau đớn quyết định tự dâng mình vào cửa “.
Đường Nhân viết tiếp: “Lại nói Tưởng Triệu Thông đang buồn rầu vì không tìm được người vú em thích hợp. người vợ mới mất, để lại mấy đứa con vừa lớn vừa nhỏ là Tưởng Tích Hầu, Thụy Xuân v.v.. quả thật làm cho ông bối rối vô cùng. Bản thân ông là nhà buôn muối đã bỏ tiền ra mua chức quan hậu bổ để sáng sủa cửa nhà, lúc nhàn rỗi cũng đi viết thuê đơn tố cáo, kiện tụng, giao tiếp thù tạc bận rộn liên miên, việc nhà không sao quản lý được. Hôm đó, ông đang dự định gặp một người quen mới từ quê Phụng Hóa Triết Giang lên giới thiệu một người đàn bà đến trông quản lũ trẻ, rồi lấy làm vợ kế. Ông nghĩ rằng trong những năm tháng loạn ly, giao thông bất tiện, việc này thật chẳng dễ dàng.