Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Cách Làm Chủ Số Phận Bạn – Steve Chandler
Bạn là chủ nhân hay là nạn nhân?
Khi lược lại quãng đời đã qua, bạn sẽ thấy mình luôn ở hai trạng thái cơ bản. Tại bất kỳ thời điểm xác định này, bạn sẽ ở trạng thái này hoặc trạng thái kia, hoặc bạn làm chủ của tinh thần mình, hoặc bạn là nạn nhân của hoàn cảnh.
Trong khi một trạng thái, trạng thái làm chủ, ngày một tạo dựng bạn tốt hơn lên. Nó cải tạo bạn thành ‘hướng ngoại’, theo một chu trình không ngừng phát triển của tình thương, tầm nhìn và tính can đảm, thì trạng thái kia (trạng thái nạn nhân) lại khiến bạn mau lụi tàn. Cũng giống như cơ bắp bạn teo đi khi không vận động, trái tim và khối óc của bạn cũng sẽ héo hon khi bạn ở trạng thái nạn nhân.
Một cách hình dung cụ thể về con người biết làm chủ tinh thần là xem một đoạn phim trước đây Elvis Presley khi anh ca bài “Heartbreak Hotel” ở tuổi đôi mươi tràn đầy sinh lực. Bạn thấy đó, toàn là vui tươi, mạnh mẽ, nhẹ nhàng làm chủ tâm hồn.
Người làm chủ luôn tập trung hết tất cả cho việc mình làm. Họ dốc hết sức lực vào đúng lúc.
Dave Marsh, trong bài tiểu sử âm nhạc sâu sắc viết về Elvis (1997), đã viết về thời điểm Elvis Prestley xuất hiện trên sân khấu ca nhạc nước Mỹ. “Lần xuất hiện đầu tiên trong chương trình ‘Dorsey Brothers’ (Anh em nhà Dorsey) trên truyền hình, người ca sĩ trẻ đã khiến cả thế giới bùng lên với nhạc rock”, Marsh đã mô tả phần trình bày đầy ấn tượng tác phẩm “Heartbreak Hotel” của Elvis như thế đó và kết luận: “Anh ta đã làm chủ được bài hát và làm chủ được đám đông”.
Khi chúng ta dành trọn vẹn mình cho một việc nào đó thì chúng ta sẽ làm chủ nó. Hiểu theo một chừng mực nào đó, chúng ta đã xoay, xoắn và gói trọn tâm tư mình vào nó rồi.
Sở hữu là một hình thái trách nhiệm sáng tạo, ví dụ như Harry S. Truman đã làm chủ được trọng trách Tổng thống ngay thời điểm ông tuyên bố: “Hãy dừng ngay chuyện khoác lác!”.
Trong phim Ransom (Tiền chuộc), vai diễn do Mel Gibson đóng đã thực hiện một bước chuyển ngoạn mục và đầy kinh ngạc từ vị trí nạn nhân sang vai trò làm chủ. Sau khi con trai bị bọn bất lương bắt cóc, ông đã bị buộc phải làm theo yêu cầu của chúng. Ông đành phải thụ động chịu làm nạn nhân ngoan ngoãn gần trọn nửa đầu của phim. Nhưng rồi ông đột ngột chộp lấy thời cơ, từ chối tiếp tục làm theo lời chúng. Ngay tại thời điểm quyết định của phim truyện, ông đã trở thành người làm chủ.
“Chúng bắt con tôi vì chúng nghĩ tôi sẽ đáp ứng yêu cầu giao hết số tiền này cho chúng, như vậy tôi đã là vấn đề”.
Tại thời điểm ông làm chủ được vấn đề thì ông được tự do để trở thành lời giải cho chính vấn đề đó. Ông ta đã chuyển từ tư thế nạn nhân sang làm chủ.
Đoạn cuối con đường cô đơn
Những nhận xét của tôi với tư cách một nhà tư vấn và một chuyên gia tâm lý về đề tài gia tăng năng suất lao động trong nhiều năm qua đã chứng minh rằng chỉ có hai dạng người trong từng tình huống nhất định: nạn nhân và chủ nhân.
Nạn nhân là dạng người xem quyền lực là một thứ vượt quá khả năng kiểm soát của họ. Nạn nhân thường có một nhân sinh quan bi quan và thường xuyên cảm thấy cô đơn. Và mặc dù tình trạng nạn nhân này có thể kéo dài trọn đời người, nhưng đó cũng chỉ là một thói quen. Khi ta hiểu thấu đáo về nó thì có thể thay đổi nó thật nhanh chóng. Và quyển sách này viết về cách để thay thế nó.
Nạn nhân thường không mắc phải thói quen này thông qua di truyền, mà do tư tưởng. Và điều đáng nói ở đây là tư tưởng này dựa vào một nhầm lẫn cơ bản tựa như tin tưởng rằng thế giới này là bằng phẳng. Nạn nhân thường nghĩ quyền lực nằm bên ngoài họ. Họ nghĩ rằng quyền lực nằm trong tay kẻ khác hoặc phụ thuộc vào tình huống. Và rồi trước những khó khăn thách thức, các nạn nhân vẫn tiếp tục nhận thức sai lầm, thể hiện qua lối suy nghĩ và phát biểu đầy bi quan. Họ dễ chán nản và thường dùng những thành ngữ, như ‘số phận con người’ và ‘bi kịch đời người’. Những mẩu chuyện về họ mang nặng âm điệu của người luôn núp trong cái bóng của chính họ, và họ sống như người gần kiệt sức. Khuynh hướng thụ động rơi vào nỗi thất vọng chán chường của họ gợi ta nhớ lại nhận xét của André Gide “Nỗi buồn hầu như lúc nào cũng khiến ta mỏi mệt”. Nỗi buồn này làm cho ta đau lòng vì nó thật sự không cần thiết.
Sau xì-căn-đan Enron và những vụ khác tiếp theo khiến không ít quan chức đứng đầu doanh nghiệp phải vào tù thì nhiều người đã vội kết luận có điều gì không ổn với ‘Kinh tế thị trường’ hoặc ‘Chủ nghĩa tư bản’. Đây là một ví dụ điển hình về phản ứng của nạn nhân: chộp lấy một vụ việc thuộc về trách nhiệm cá nhân rồi gán ghép nó vào một điều mơ hồ và đe dọa việc đó sẽ biến hết chúng ta thành nạn nhân. Nhưng điều thật sự đáng trách trong các vụ xì-căn-đan kia chỉ là hành động của những tên tội phạm riêng lẻ và các doanh nhân không tính người. Đó là những con người đặc trưng. Chúng ta càng khái quát hóa từ những cá nhân cụ thể này và coi đó là khuyết điểm của ‘hệ thống’ thì các cá nhân tương lai lại càng không thể lý giải được.
Các luật sư tập sự đã cố gắng bào chữa (thành công) vụ án OJ. Simpson giết hai người theo hướng nguyên nhân là do nạn kỳ thị chủng tộc hơn là tranh luận OJ. Simpson có tội hoặc vô tội. Họ biết rằng Hội đồng xử án sẽ chịu tác động bởi một cảm quan chung về nạn nhân hóa hơn là làm chủ được trách nhiệm công dân của họ. ‘Nạn nhân hóa’ luôn là cách dễ dàng nhất.
Ngược lại, chủ nhân luôn chịu trách nhiệm về cuộc đời họ. Họ cũng chịu trách nhiệm cả về trình độ năng lực của mình, bất chấp nó như thế nào. Họ liên tục đánh động vào sức mạnh nơi tinh thần con người. Họ dùng tinh thần như một ngọn lửa để sáng tạo rồi tái tạo lại chính họ. Họ không trông chờ vào các nguồn lực bên ngoài để tạo động lực cho bản thân họ. Họ không trông chờ người khác chu cấp. Họ không cầu mong được ở một hoàn cảnh khác. Những người làm chủ đồng quan điểm với nhà tâm lý học Nathaniel Branden: “Trái Đất này là một ngôi sao xa xăm mà chúng ta phải tìm cách đến đó”.
Đối với một người làm chủ, trẻ con là đối tượng đáng để quan sát vì chúng yêu mến và thích thú với hành tinh nơi chúng đang sống. Trẻ con luôn tự sáng tạo ra chính chúng. Chúng ta có thể nghe thấy tinh thần của chúng bay bổng trong không trung. Chỉ cần hé cánh cửa sổ đã nghe thấy tiếng la hét vui tươi của chúng vọng đến từ sân trường. Chúng hét thật to: “Này! Ông không phải là chủ của tôi đâu nhé!”.
Trong một môi trường kinh doanh đang phát triển, không tìm đâu ra nổi một tiếng cười. Họ đi đâu cả rồi? Chuyện gì đã xảy ra?
Đối với một số người trong chúng ta, tinh thần đã ẩn hẳn đi một nơi nào đó, chỉ chờ một sự kiện bên ngoài (như một biến cố chẳng hạn) để lại bùng lên. Nhưng chúng ta chẳng cần phải đợi một sự cố như vậy đâu! Chúng ta có thể cảm nhận tinh thần ấy nếu ta muốn thổi sức sống vào nó. Đó là một ngọn lửa bất diệt. Chúng ta có thể khiến nó cháy sáng hơn nếu chúng ta quyết tâm tìm hiểu việc đó. Đó chẳng qua là do cách chúng ta nhận định về người và về mình. Chúng ta có thể cấp cho tinh thần dưỡng khí (oxygen) cần thiết bằng những từ để nghĩ, những từ để nói, thậm chí những từ để hát. Chúng ta thử bắt đầu hát như thế này: “Ánh sáng nhỏ bé của tôi. Ta sẽ làm cho nó cháy sáng”.
Một hành động “nạn nhân” là một hình thức tấn công thụ động. Nó tìm cách đạt kết quả không phải bằng việc làm chân chính hoặc đóng góp kinh nghiệm, sự hiểu biết, lòng say mê, mà bằng cách đe dọa êm thắm (và không thật sự êm thắm) để sai khiến người khác. Để kêu gọi người khác đến hỗ trợ hoặc hành động theo ý chúng, những kẻ ‘những’ thường dùng cách bắt buộc những người này làm nô lệ cho căn bệnh về sau / sự yếu đuối / suy sụp tinh thần của chúng, hoặc đơn giản hơn thì chúng dùng cách đe dọa làm cho cuộc sống họ khốn khó hơn. Thử sắm vai ‘nạn nhân’ là một điều trái ngược với công việc bạn đang làm. Đừng làm như thế. Nhưng nếu đã trót làm thì phải dừng lại ngay