Downloadsachmienphi.com

Góc Nhìn Sử Việt – Nữ Tướng Thời Trưng Vương

Góc Nhìn Sử Việt - Nữ Tướng Thời Trưng Vương - Nguyễn Khắc Xương
Góc Nhìn Sử Việt – Nữ Tướng Thời Trưng Vương –

Góc Nhìn Sử Việt – Nữ Tướng Thời Trưng Vương

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Góc Nhìn Sử Việt – Nữ Tướng Thời Trưng Vương –

NỮ TƯỚNG ANH HÙNG

Trong thanh vắng của đêm trăng suông vẳng lên tiếng vó ngựa đập mau trên mặt đường. Eo óc gà gáy rộn lên rồi tắt, nhưng tiếng vó ngựa không tắt mà lại càng rõ, càng vội, càng lúc càng gấp.

Trên ngựa, một tên lính đô hộ cúi rạp mình, mặt sát vào bờm ngựa, tay cầm thanh đao to bản và ngắn, sống dày, có đường gờ nổi lên, là kiểu đao thông dụng của quân lính đô hộ trong các huyện miền Hải Đông quận Giao Chỉ.

Chợt có tiếng mõ nổi lên cắt ngang tiếng vó ngựa. Mặt đường ngập trăng, lố nhố những người cầm giáo và gậy. Có tiếng quát: “Ai đó? Xuống ngựa!”.

Con ngựa chồm lên, hất tung hai vó trước lên trời rồi đạp mạnh xuống mặt đất, dừng lại, mũi thở phì phì. Tên lính đô hộ dướn thẳng người trên mình ngựa, cất cao giọng nói tiếng Việt rất sõi: “Cho ta đi, có hỏa bài của Sái huyện úy đây!”

Nghe nói tới hỏa bài của huyện úy, đám người cầm giáo vây kín lấy tên lính đô hộ và tiếng lào xào nổi lên. Tên lính hỏi giọng hách dịch: “Đây là đâu, các anh là tuần dũng làng nào?”. Một người nói buông thõng: “Làng Kèo!”. Tên lính Hán tỏ vẻ vui mừng: “Kèo rồi à? Được, được!”, bèn hất chiếc nón rộng vành xuống đất và nói: “Đây, anh em cả đây, được, hãy cho xin bát nước đã!”. Mọi người đưa tên lính vào điếm. Ánh đuốc hắt lên.

Một lát sau, tiếng vó ngựa lại rộn vang trong đêm cuối thu trời se lạnh. Ba con ngựa như ba mũi tên lao đi, và một người trong bọn cất tiếng: “Không phải tới Sêu nữa! Tới ngã ba Cây đa, chúng ta rẽ tay phải!”.

***

Nàng chủ ngồi im lặng, cặp mắt đen láy nghiêm nghị nhìn thẳng vào mắt người lính đô hộ, hay đúng hơn người lính Việt ở huyện mặc bộ binh phục Hán. Nàng chủ lại mỉm cười hiền hậu khi thấy người này không chịu nổi ánh mắt của mình vội cúi đầu xuống. Trầm ngâm một lúc, nàng quay lại nhẹ giọng nói với một nữ vệ quân đứng mé sau: “Em Nắp à, mời Nguyễn đầu mục tới!”.

Người lính huyện không khỏi ngạc nhiên khi thấy Nàng chủ vẫn thản nhiên như không trước một tin quan trọng và khẩn cấp như thế. Trước ánh sáng của những đĩa đèn dầu dọc, khuôn mặt Nàng chủ như vầng mặt trăng hiện ra trong một đêm trời quang đãng, với đôi mày đen nhánh, đôi mắt trầm tư và cặp môi mỏng màu hoa đào.

Người lính có tuổi cúi đầu không dám nhìn lâu khuôn mặt đẹp đẽ ấy, khuôn mặt vừa hiền từ vừa nghiêm trang của người con gái mới mười chín tuổi mà dân trong toàn huyện đều chỉ tôn xưng là Nàng chủ, chẳng ai dám gọi tới tên húy của nàng là Thánh Thiên.

Người con gái ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ. Từ năm mười sáu tuổi, Nàng đã cầm đầu dân chúng một vùng, bắt trói diêm quan từ huyện về đòi khám muối các nhà, và chống lại lệnh nộp vải quả, trâu và người làm cống phẩm gửi đi Tràng An. Vụ mùa năm ngoái, Sái Ngạc Hoa mang quân tiễu phạt Thánh Thiên, hai lần đánh đều vứt giáo quay về.

Nguyễn đầu mục hỏi người lính huyện: “Bác Nhạc à, quan quân từ phủ đô úy về do tên nào cầm đầu?”

“Mã Giang Long, tên này vẫn tự xưng là Hổ Mắt Đỏ, vì hắn tính tình hung dữ mà hay rượu, mắt lúc nào cũng đỏ vằn lên. Trong số tám trăm quân hắn mang về, có đội thân quân chuyên dùng khiên da trâu và đao ngắn là lợi hại hơn cả”. Nàng chủ cất tiếng: “Mã Giang Long, ta vẫn có nghe nói tới hắn. Nhưng hữu dũng vô mưu, hắn cũng không đáng sợ lắm!”. Người lính huyện gật đầu: “Đúng, Mã Giang Long tự cao, hống hách và cậy khỏe, nhưng hắn có một tên mưu sĩ mặt choắt như mặt dơi, rất thâm hiểm. Tôi chắc lần này chúng dùng kỳ binh đấy, ta chớ coi thường”.

Bác Nhạc đứng dậy: “Tôi phải về. Xin Nàng chủ cẩn thận giữ gìn. Lần đánh này không phải như hai lần trước đâu. Mã Giang Long sẽ cất quân ngay đêm mai và mở trận đánh trước lúc trời sáng”.

***

Mã Giang Long chỉ huy tám trăm quân từ phủ đô úy về, hợp với năm trăm quân của Sái Ngạc Hoa, chia quân làm ba đạo tiến đánh Thánh Thiên.

Đạo thứ nhất do Sái Ngạc Hoa cầm đầu tiến thẳng đến làng Sêu, là căn cứ của Thánh Thiên.

Đạo thứ hai do Mã Giang Long chỉ huy năm trăm thân binh mở một mũi nhọn bất ngờ thọc vào mặt sau căn cứ.

Đạo thứ ba do phó tướng Chu Bảo Ngọc cầm đầu sẽ đánh vào phía Đông căn cứ, làng Trạm.

Sau khi Sái Ngạc Hoa mở cuộc tập kích bất ngờ thì Mã Giang Long cho bắn tên buộc mồi lửa vào làng Sêu, rồi đưa thân binh tiến vào dùng đoản đao đánh giáp lá cà quét giết nghĩa quân và dân chúng trong cơn hoảng hốt.

Mã Giang Long hạ lệnh bắt sống Thánh Thiên.

Giặc định đánh bất ngờ nhưng quân ta lại biết trước.

Phán đoán địch đánh đêm tất phải dùng nghi binh, Thánh Thiên bèn rút quân chủ lực về đóng ở Trạm và giao Nguyễn đầu mục cầm đầu một đội nghĩa quân phục ở cánh đồng phía Tây làng chờ khi lửa cháy ở Sêu thì bọc vào đánh Mã Giang Long.

Việc cầm cự trong làng giao nữ đầu mục Ngọc Thuyền.

Lại nói Mã Giang Long thấy tên lửa bắn vào làng Sêu đã gây những đám cháy lớn vội thúc quân tiến mau: trống trận nổi vang trợ oai cho quân Mã xông xáo vào làng. Trong làng, tiếng tù và của nghĩa quân cũng cất lên inh ỏi. Mã Giang Long tiến sâu vào làng chỉ thấy tre đổ ngổn ngang, ngõ sâu hun hút, tên từ các ngách bắn ra mười phát trúng chín. Quân Mã chùn lại, đoản đao không gặp địch thủ. Mã đang lúng túng thì thấy Sái Ngạc Hoa hoảng hốt chạy tới nơi: “Chu Bảo Ngọc đã bị Thánh Thiên chém rụng đầu rồi. Quân ta đang bị vây khốn. Tướng quân hãy rút mau, nếu chần chừ sẽ bị nguy hại đấy!”. Sái vừa dứt lời thì Mã đã thấy quân Nam từ ngoài vào, từ trong các ngõ xông ra, quây kín quân Mã. Đội thân binh liều chết mở đường máu đưa Mã Giang Long ra khỏi trận.

Trận đánh này, Thánh Thiên tuy không bắt được Mã Giang Long nhưng đánh bại quân của phủ đô úy. Oai danh Thánh Thiên trăm phần lừng lẫy, dân chúng các nơi đều phấn khởi, hào kiệt xứ Hải Đông tìm đến ứng nghĩa dưới cờ của Thánh Thiên.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo