Downloadsachmienphi.com

Hiện tượng học là gì

Hiện tượng học là gì - Trần Thái Đỉnh
Hiện tượng học là gì –

Hiện tượng học là gì

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Hiện tượng học là gì –

“Hiện tượng học là gì? Nửa thế kỷ sau những tác phầm đầu tiên của Husserl mà còn phải đặt câu hỏi này, xem có vẻ dị kỳ làm sao. Tuy nhiên câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp gì hết.

Hiện tượng học là khoa nghiên cứu về những bản chất, và đối với khoa này thì tất cả mọi vấn đề đều quy về việc xác định những bản chất: chẳng hạn bản chất của tri giác, bản chất của ý thức. Nhưng hiện tượng học cũng là một triết học đặt các bản chất lại nơi hiện hữu, và nó quyết rằng chúng ta không thể hiểu được con người và thế giới, nếu không khởi sự từ những kiện tính của chúng. Đó là một thứ triết lý siêu nghiệm chủ trương gạt bỏ những phán quyết của thái độ tự nhiên ra một bên để dễ bề lãnh hội chúng, nhưng đó cũng là một triết thuyết cho rằng thế giới “đã có đấy rồi”, trước khi ta phản tỉnh: thế giới đã có đấy như một hiện diện không tài nào chối bỏ được, và tất cả nỗ lực của ta là tìm lại cái cuộc gặp gỡ ngây thơ đó với thế giới để rồi đặt cho nó một quy chế triết lý.”

Có mấy danh từ chuyên môn cần hiểu rõ trước khi đi sâu vào nội dung của đoạn văn trên đây. Trước hết là danh từ “bản chất” (essences, Wesen). Husserl và trao lưu hiện tượng học hiểu bản chất là quan niệm thâu đạt được do kinh nghiệm sống của ta; họ không hiểu bản chất như kiểu bản tính vĩnh cửu, và bất biến của triết học Hy lạp và triết học cổ điển. Chẳng hạn khi ta nói cái bàn, con chó, cây dừa, thì triết Hy lạp cho rằng đó là những quan niệm phổ quát và bất biến (phổ quát vì ai cũng thấy như thếp; bất biến vì vu trụ Hy lạp vĩnh cửu, cho nên thời nào con người cũng sẽ có quan niệm y hệt về vạn vật): bởi thế, vẫn theo triết Hy lạp, thì những danh từ như bản tính, quan niệm, định nghĩa, mô thể … được coi là đông nghĩa nhau. Trái lại hiện tượng học chủ trương rằng nói thế giới vĩnh cữu và bất biến là nói một điều phi lý, nghịch với khoa học: khoa học cho thấy biến đổi và con người không ngừng tiến hóa, cho nên tri thức ta có về vạn vật không thể là những quan niệm bất biến. Quá trình tiến hóa của con người, từ trạng thái hầu nhân, qua giai đoạn Homo faber(giống người biết chế tác dụng cụ), rồi giai đoạn Homo sapiens (giống người biết suy nghĩ) ăn lông ở lỗ, cho tới thời kỳ hiện đại, thực là khác nhau quá xa và chứng tỏ những biến đổi quá quan trọng. Đừng nói gì xa xôi, hãy nhìn vào cái nhà ở của cha ông ta một trăm năm trước đây, và quan niệm của cha ông chúng ta về con người, về gia đình, về xã hội, vói quan niệm của thanh niên ngày nay cũng về những thực tại đó: thực khác xa nhau chừng nào! Như vậy không có những bản tính ngàn đời và bất biên về nhà cửa cũng như về con người và xã hội; những quan niệm của ta không phải là những ý tưởng tự thân, những điển hình tự tại mà Platon gọi là những linh tượng. Quan niệm của ta chỉ là kết quả những kinh nghiệm tại thế của ta thôi.

Danh từ “bản chất” tự nhiên gợi lại ý niệm về những “bản tính” của triết cổ điển. Mà bản tính thì trừu tượng.Hơn nữa, xét như bản tính được coi là mô thể của sự vật, thì nó biệt lập đối với chất thể của sự vật. Triết cổ điện nói “bàn” là bản tính của mọi chiếc bàn: có bàn lớn, bàn bé, bản gỗ, bàn sắt, v.v…, tuy nhiên lớn bé, sắt chỉ là chất thể, tức thành phần không đáng chú ý như mô thể của chúng là: bàn. Hiện tượng học chống lại cách nhận định như vậy và quyết rằng kinh nghiệm của ta, tri thức của ta, quan niệm của ta bắt nguồn nơi sinh hoạt tại thế của ta, tức sinh hoạt thực sự của ta ở thế giới này, cho nên bản chất mà hiện tượng học tìm hiểu là những bản chất cụ thể. Nói bản chất cụ thể, vì kinh nghiệm chỉ cho ta tri thức và có quan niệm về những gì chính ta đã có kinh nghiệm sống. Đó là ý nghĩa câu “hiện tượng học là thứ triết đặt lại các bản chất nơi hiện hữu, và nó quyết rằng chúng ta không thể hiểu được con người và thế giới, nếu không khởi sự từ những kiện tính của chúng”.

Thực vậy, ta không có những ý tưởng ngàn đời và cũng không có những quan niệm phổ quát: ta chỉ tri thức những gì chính ta đã kinh nghiệm. Đây merleau-ponty dùng chữ “kiện tính” (facticité), nghĩa là tính cách sự kiện, tính cách thực nghiệm của một hiện hữu hoặc của một sinh hoạt.

Vậy mục đích của hiện tượng học là đạt được những bản chất cụ thể, tức hình ảnh trung thực của những kinh nghiệm sống. Phải đi từ kiện tính rồi mới tìm cách gỡ lấy những bản chất cụ thể: nói cách khác, phải trở lại kinh nghiệm sống của ta và thận trọng nghiên cứu xem ta đã ý thức sự vật nó, tình trạng kia thế nào. Nói theo danh từ của Husserl: chúng ta phải trở lại kinh nghiệm đã sống của ta để dò xem ta đã “nhắm thế giới” với ý hướng nào, tình cảm nào, thái độ nào. Tuy nhiên với việc này không dễ chút nào: ta thường chỉ để nhận thức những gì mà ta đã chủ ý, vậy mà sinh hoạt tại thế của ta lại hoàn toàn có tính chất “chưa phản tỉnh” (préréflexif). Husserl gọi đó là “sinh hoạt ngây thơ”, “cuộc gặp gỡ ngây thơ giữa ta và thế giới”. Ngây thơ vì ta chưa phản tính: ta nói con nít sống ngây thơ, vì chúng không biết “nghĩ”, chúng chỉ sống thôi. Tại sao Hiện tượng học gọi sinh hoạt tại thế của ta là ngây thơ? Thưa vì “thế giới đã có đấy rồi, trước khi ta phản tỉnh”: như vậy là sinh hoạt của ta có trước khi ta phản tỉnh. Khi tôi say mê (sinh hoạt) một cái gì khác, và khi tôi biết (phản tỉnh) mình say mê thì khác; khi tôi đếm tiền thì khác, và khi tôi trả lời rằng tôi đếm tiền thì lại khác. Khi tôi đếm tiền, thì ý thức tôi nhắm những đồng tiền hoặc những tờ giấy bạc; còn khi tôi trả lời cho người khác rằng tôi đếm tiền thì ý thức tôi không nhắm những đồng tiền nữa, mà lại nhắm tôi và hành vi của tôi, cho nên khi trả lời như thế chắc tôi không đếm được nữa. Tại sao? Tại vì tôi đã phản tỉnh và phản tỉnh là rứt mình ra khỏi sinh hoạt tại thế. Khi tôi say mê cũng vậy: ý thức của tôi không quay lại tôi (phản tỉnh), nhưnh nhắm sự vật hoặc người mà tôi say mê; còn khi tôi biết mình say mê, thì đó là lúc tôi biết mình: như vậy tôi đã phản tỉnh, đã hết mê.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo