Downloadsachmienphi.com

Kỹ Năng Ghi Nhớ

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Kỹ Năng Ghi Nhớ –

Có phải bạn ghi nhớ khuôn mặt một ai đó nhưng bạn không nhớ tên họ? Đã bao giờ bạn ước bài thuyết trình của mình trôi chảy hơn và bạn không cần phải nhìn vào giấy liên tục không? rất quan trọng với tất cả mọi người, nó góp phần tạo nên cho bạn – cả trong công việc và cuộc sống. Nhiều năm qua, các chuyên gia đã viết rất nhiều sách, băng đĩa và tổ chức các hội thảo về nhằm cải thiện trí nhớ cho con người. Liệu phương pháp ấy có mang lại hiệu quả không? Đã bao giờ bạn áp dụng một phương pháp ghi nhớ nào sau khi đọc xong một cuốn sách hoặc tham dự buổi hội thảo về kỹ năng ghi nhớ chưa? Quan trọng hơn là bạn có muốn sử dụng chúng không? Việc hiểu biết và sử dụng các kỹ năng đó có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời bạn không?

Cuốn sách này giải thích những cốt lõi – những thứ tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Tất cả các lớp học về kỹ năng ghi nhớ sẽ không đem lại hiệu quả nếu những gì họ giảng dạy không phù hợp với phong cách của bạn. Bạn nhất định phải thấy giá trị của các kỹ năng đó và phải thực sự hào hứng tiếp thu trước khi bạn sử dụng chúng.

Chúng ta học và ghi nhớ những thứ quan trọng cho cuộc sống của chúng ta – không chỉ là sự tồn tại về mặt vật chất, mà còn là sự tồn tại về mặt cảm xúc, tính chuyên nghiệp, thậm chí là sự tồn tại của những mối quan hệ. Nếu tôi tin rằng để tôi cần phải trở thành bậc thầy về kỹ thuật mới thì chắc chắn tôi sẽ có rất nhiều động lực để học những thứ đó.

Larry Squire, nhà nghiên cứu tâm lý học – thần kinh tại University of California, San Diego đã tiến hành một cuộc thăm dò các bộ phận cấu thành của não bộ liên quan đến việc xử lý thông tin và học tập. Ông phát hiện ra một bộ phận mới gọi là chân hải mã (hippocampus), nằm ở não trước, nó đóng vai trò thiết yếu trong việc sắp xếp ký ức. Giáo sư Robert Sylwester, nhà nghiên cứu tại University of Oregon tin rằng vùng chân hải mã hoạt động như một thủ lĩnh cân nhắc tầm quan trọng của thông tin, sắp xếp và lưu trữ nó. Nếu vùng chân hải mã cho rằng thông tin có giá trị, nó sẽ tự động đặt thông tin vào khu vực lưu trữ lâu dài tại tân vỏ não (neo-cortex). Nếu nghiên cứu của Sylwester là đúng thì nó sẽ là một sự xác nhận mạnh mẽ khẳng định tầm quan trọng của việc khám phá lợi ích cá nhân hay “Có gì trong đó cần thiết cho tôi” (What’s In It For Me – WIIFM). Nếu không phải vì “có gì trong đó cần thiết cho tôi” thì vùng chân hải não không bao giờ nhận ra tầm quan trọng của một thông tin, vì thế sẽ chẳng bao giờ lưu trữ thông tin đó ở vùng trí nhớ lâu dài.

TƯ DUY GHI CHÉP

Bạn được sinh ra như một “Cỗ máy học hành”. Bạn đã học những kỹ năng mới ngay từ khi chào đời, và mỗi ngày trôi qua bạn đều được học thêm những điều mới. Bạn không chỉ tiếp thu kiến thức mới liên tục, mà còn phải học cách thích nghi với những thông tin mới, những tình huống mới khi bạn tiếp nhận chúng. Cả hai kỹ năng học hỏi và thích nghi đều được phát triển dựa vào việc bạn bị thúc đẩy như thế nào và bị “khơi dậy” cảm xúc ra sao trong những tình huống đó. Vì thế, nếu bạn muốn bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của xã hội này thì ngoài việc sử dụng những kỹ năng bạn có, bạn cần phải liên tục tìm kiếm động lực để hành động.

Hãy nhìn lại những thành tựu của bạn. Như nhiều người khác, bạn tập đi (hay nói một cách hoa mỹ là bạn trở thành bậc thầy của nghệ thuật bước đi). Khi được khoảng một tuổi, chân bạn lẩy bẩy không vững và ngã hàng trăm lần trước khi chập chững những bước đầu tiên, nhưng bạn đã có mục đích – bạn muốn mình có thể bước đi. Lên hai tuổi, bạn khao khát được khám phá, tương tác và kiểm soát môi trường xung quanh, điều đó đưa bạn đến việc học giao tiếp bằng lời nói. Lên năm tuổi, bạn đã nói được khoảng 90% từ vựng của người lớn. Lên bảy tuổi, bạn đã thành thạo một trong những kỹ năng học tập khó khăn và phức tạp nhất của con người đó là tập đọc. Não bộ của bạn chỉ ra cách liên kết giữa các ký tự với cách phát âm, tiến tới việc đọc nhiều từ chỉ trong một giây.

Trong suốt những năm đầu đời, bạn đã tiếp thu một lượng lớn thông tin, nhờ vậy các kỹ năng của bạn phát triển một cách phi thường. Nhưng tại sao bạn lại làm được điều đó? Có phải vì bạn được thưởng một món đồ chơi mới mỗi khi bạn nói được một từ hoặc sử dụng thành thạo một kỹ năng không? Có lẽ là không. Vậy thì điều gì đã khiến bạn học tập phi thường đến thế? Điều gì đã tạo động lực cho bạn nhiều thế?

Ở độ tuổi đó, bạn bị thúc đẩy một cách bản năng để xét xét mọi vật, khám phá mọi điều thú vị mới mẻ và tiếp cận mọi kỹ năng mới – chỉ đơn giản là để thỏa mãn ham muốn tìm tòi học hỏi của bạn. Nói một cách ngắn gọn là bạn học vì các lợi ích của việc học. Khi sinh ra, bạn đã được mặc định rằng sẽ tham gia vào thế giới này với động cơ học hành sẵn có và bạn hành động dựa trên động cơ đó, ngay từ những giây phút đầu tiên bạn sinh ra.

Động lực của bạn càng mạnh mẽ thì bạn càng ghi nhớ tốt

Để bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của xã hội này, bạn cần:

Sử dụng khả năng của bạn

Liên tục tìm kiếm động lực để hành động.

Giờ đây, bạn vẫn phải học những thông tin mới với một tốc độ phi thường nếu như bạn muốn mình làm chủ những thay đổi xung quanh. Bất kể đó là viết một bài luận mới – một nhiệm vụ phát sinh ở nơi làm việc, hay phải học một thứ gì mới không hề dễ dàng – bạn cần những kỹ năng và kiến thức mới để khiến mọi thứ vận hành.

Theo kịp những thay đổi hàng ngày cũng có thể coi là một việc quá tải. Có bao nhiêu tạp chí và báo cáo phải đọc, phải sử dụng thành thạo những công nghệ mới và theo kịp sự phát triển không ngừng của các chương trình phần mềm mới ra đời hoặc mới cập nhật cần phải học hoặc xem lại.

Thật đáng tiếc là một số người có những trải nghiệm tiêu cực ở trường học và họ bị coi như những người “học dốt” hay “chậm hiểu”. Cho dù bạn không bị gán những cái mác tồi tệ như thế, nhưng rất có thể bạn cũng có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân như là: “Tôi không thể học toán; tôi đọc chậm; tôi ghét phát biểu”. Đôi khi ở bậc tiểu học, nhiều người đã mất đi lòng ham muốn, sự hào hứng với việc học. Các hoạt động của chúng ta đều bị điều khiển, đánh giá và chấm điểm. Sau một vài thất bại, chúng ta sẽ trở nên ít mạo hiểm hơn, vì chúng ta không dám mạo hiểm nên chúng ta cũng trở nên chậm chạp hơn. Nỗi sợ hãi thất bại đã thế chỗ cho lòng khát khao học hỏi của chúng ta.

Vấn đề là khi bạn kháng cự việc học, bạn cũng ngừng phát triển và khi điều đó xảy ra, bạn tự đặt ra những giới hạn cho bản thân về những gì bạn có thể đạt được trong cuộc sống. Để trở thành một người học chủ động, bạn cần thay đổi suy nghĩ bi quan tiêu cực về khả năng của mình bằng một thái độ tích cực, tự tin rằng bạn có thể học bất cứ điều gì bạn cần hoặc muốn. Hãy tìm lại những động lực đã từng dẫn dắt bạn khi còn là một đứa trẻ, và bạn sẽ kiểm soát tốt hơn sự thay đổi trong con người bạn, điều đó sẽ giúp bạn sống và làm việc hiệu quả hơn, hơn

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo