Downloadsachmienphi.com

Mê Tông Chi Quốc 3: Đại Thần Nông Giá

Mê Tông Chi Quốc 3: Đại Thần Nông Giá - Thiên Hạ Bá Xướng
Mê Tông Chi Quốc 3: Đại Thần Nông Giá –

Mê Tông Chi Quốc 3: Đại Thần Nông Giá

Tác Giả:

Thể Loại: Kinh Dị

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Mê Tông Chi Quốc 3: Đại Thần Nông Giá –

Tư Mã Khôi cho rằng, minh khí(1) đồng xanh khổng lồ mà đội khảo cổ phát hiện dưới lòng đất, tuy đã tồn tại cả ngàn năm nay, nhưng không hề bị ôxy hóa làm cho han gỉ, có thể trong thành phần của nó pha trộn hỗn hợp kim loại của vẫn thạch, nhìn bề ngoài thì chắc chắn là đỉnh Vũ Vương mà cổ nhân đã tạo ra ở Yên Sơn. Vì thân đỉnh có đúc Sơn Hải Đồ, nên tất cả hình họa và phù hiệu thần bí trên đó đều liên quan đến vô số thông tin quan trọng thời viễn cổ như địa lý, địa mạo, sông ngòi, đầm trạch, sa mạc, đất ngập nước và cả những thay đổi lớn lao dời non lấp bể, phân bố khoáng vật, thực vật, quá trình di cư và tuyệt diệt, biến đổi và tiến hóa của muông thú muôn loài…

[1] Minh khí: đồ bằng gốm, đồng… được làm thu nhỏ, mô phỏng theo vật thật, để thờ cúng hoặc chôn theo người chết.

Trong chín chiếc đỉnh có một chiếc đúc hình đầu trâu mặt ngựa, được xếp lớp lang theo thứ tự thời gian và độ sâu tầng đất, cổ nhân đã căn cứ vào đó để ghi lại địa hình địa mạo, các loại khoáng quặng và sinh vật cổ quái của bốn cực. Tầng sâu nhất là một hắc động giống như vực sâu không đáy, bên trong lấp ló thứ gì đó hình thù kì dị nửa ẩn nửa hiện, không rõ rốt cuộc là vật gì, vị trí và các đặc điểm của hắc động này hoàn toàn trùng khớp với miếu thần mà đội khảo cổ đang muốn tìm.

Bên cạnh mỗi bức vẽ đều được chú thích bằng chữ triện cổ rất nhỏ, Tư Mã Khôi cố gắng đọc, nhưng có lẽ đó là văn tự long ấn triều Hạ, nên anh đành bó tay bất lực, không nhận ra chữ nào. Chỉ có đỉnh Vũ Vương là cội nguồn của cổ thuật tướng vật, Tư Mã Khôi nghe đồn đã lâu, nên mới không khó phỏng đoán lai lịch của nó. Nghe nói, Sơn Hải Kinh – một cuốn cổ tịch địa lý thời Tần cũng được phỏng tác từ Sơn Hải Đồ khắc trên thân chiếc đỉnh cổ này, có điều nội dung bên trong đã bớt đi vài phần chân thực.

Thắng Hương Lân nghe Tư Mã Khôi nói hoàn toàn hợp logic, có lẽ cũng không sai lệch so với thực tế là bao, lòng cô bất giác thất kinh. Trong các lăng tẩm của các đế vương chư hầu, vật phẩm tuẫn táng quan trọng nhất chính là đỉnh đồng. Đỉnh đồng chính là quốc bảo, nên chỉ có bậc đế vương mới đủ tư cách mang cửu đỉnh tuẫn táng theo mình, bởi nó đại diện cho chín châu. Nếu ngược dòng lịch sử tìm về cội nguồn, thì đỉnh đồng đúc ở Yên Son của Vũ Vương có thể coi là cái đỉnh ông tổ, vì vậy Vũ Vương còn gọi nó là đỉnh mẫu, Sơn Hải Đồ chạm khắc trên thân đỉnh là những bí mật kinh thiên động địa. Thế nhưng ghi chép về nguồn gốc của đỉnh đồng Vũ Vương trong lịch sử hầu như rất đại khái, không rõ ràng, vậy mà không ngờ, nó lại xuất hiện trong tòa thành cổ dưới lòng đất này.

Hải ngọng nhìn mãi mà vẫn không hiểu gì, liền sốt ruột giục: “Đâu? Bản đồ đâu? Tôi thấy mấy cái đỉnh đồng to tổ bố này chẳng có tí ý nghĩa thực tế nào với đội khảo cổ bọn ta cả. Mau rời khỏi đây thôi! Đừng mất thời gian với nó nữa!”.

Tư Mã Khôi nói: “Hải ngọng nhà cậu đúng là đồ ăn no vác nặng, trước đây suốt ngày nghe giáo sư Nông địa cầu nói cái gì mà quốc bảo “Tứ dương phương tôn” (2) , “Quách quý tử Bạch bàn” (3) , kiếm Việt Vương, gương Tần đế đấy thôi, nhưng nếu đặt trước cái đỉnh bằng đồng xanh này thì mấy thứ kia chỉ là hạng tép riu đáng hàng con cháu. Đây đúng là cơ duyên ngàn đời khó gặp, đồng thời cũng là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi chúng ta từ Đại Sa Bản tiến vào lòng đất đến nay đấy!”.

[2] Tứ dương phương tôn: là một trong những quốc bảo đặt ở viện bảo tàng Nhân dân Bắc Kinh, đó là bình đựng rượu làm bằng đồng xanh, bốn góc gắn bốn cái đầu cừu.

[3] Quách (hoặc Quắc) Quý tử Bạch bàn: được xếp vào quốc bảo hạng nhất của Trung Quốc. Đó là chậu rửa tay của Quắc Tuyên Công, còn gọi Quắc Quý tử Bạch. Trong lòng chậu có 111 chữ triện cổ ghi lại chiến công Quắc Quý tử Bạch đại thắng quân Hung Nô ở bờ bắc Lạc Hà.

Anh nói xong thì quay sang hỏi Thắng Hương Lân xem liệu cô có thể phác họa tại chỗ những họa tiết trên thân đỉnh đồng không. Những hình vẽ cổ xưa ghi lại mọi bí mật dưới lòng đất này vừa thần bí vừa phức tạp, dẫu kiếm cả một phân đội đến phác họa, e rằng cũng không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, huống hồ đội khảo cổ có bốn người, mà lại chỉ mình Hương Lân nắm được món kỹ thuật này, còn ba người còn lại thì có nhìn bầu cũng vẽ ra dưa, không giúp được trò gì.

Thắng Hương Lân nói: “Bích họa mới phải phác họa tại chỗ, còn những hình vẽ khắc trên đỉnh đồng chỉ cần dập thác bản trực tiếp là xong, cũng không tốn thời gian lắm”. Nói xong, cô liền lẩy thác bản trong ba lô ra, dập vào mấy cụm hình trên cái đỉnh cổ, rồi vẽ các ký hiệu chú thích vị trí.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo