Downloadsachmienphi.com

Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước

Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước - F.Engels
Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước –

Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước –

Những chương sách sau đây, theo một nghĩa nào đó, được viết ra để thực hiện một di chúc. Chính Karl Marx, chứ không phải ai khác, đã định trình bày những kết quả của các công trình nghiên cứu của Morgan, dưới ánh sáng của các kết luận của mình – trong chừng mực nào đó, có thể nói là của hai chúng tôi – khi nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật, qua đó làm rõ tất cả tầm quan trọng của chúng. Là vì Morgan, ở châu Mĩ và theo cách của mình, đã phát hiện lại quan điểm duy vật về lịch sử mà Marx đã phát hiện ra cách đây bốn mươi năm; và khi so sánh thời đại dã man với thời đại văn minh, ông đã đi đến những kết luận về cơ bản là giống như Marx. Cũng như các kinh tế gia nhà nghề ở Đức bao năm qua đã bận rộn sao chép bộ “Tư bản”, đồng thời ngoan cố dìm nó xuống; các đại biểu của khoa học “tiền sử” ở Anh đã đối xử với cuốn “Xã hội Cổ đại”[1]* của Morgan y như vậy. Cuốn sách này của tôi chỉ là sự thay thế yếu ớt cho công trình mà người bạn quá cố của tôi đã không kịp hoàn thành. Nhưng tôi đã có được những nhận xét phê bình, ghi đại ý những đoạn trích mà ông lấy từ cuốn sách của Morgan; và tới lúc thích hợp, sẽ dùng lại những nhận xét ấy.

Theo quan điểm duy vật, thì nhân tố quyết định trong lịch sử – xét đến cùng – là sản xuất và tái sản xuất ra những nhân tố cần nhất cho đời sống. Bản thân sự sản xuất ấy lại có hai mặt. Một mặt là sản xuất tư liệu sinh hoạt: thức ăn, quần áo, nhà cửa, và những công cụ để sản xuất những thứ đó; mặt khác là sản xuất ra chính con người, để duy trì nòi giống. Tổ chức của xã hội loài người – ở một thời đại lịch sử cụ thể và ở một quốc gia cụ thể – là do hai loại sản xuất đó qui định: một mặt là trình độ phát triển của lao động, mặt khác là trình độ phát triển của gia đình. Lao động càng kém phát triển, lượng sản phẩm của lao động (cũng như lượng của cải trong xã hội) càng bị hạn chế; thì quan hệ huyết tộc càng chi phối trật tự xã hội. Nhưng chính trong cái kết cấu xã hội dựa trên quan hệ huyết tộc đó, năng suất lao động ngày càng phát triển; tư hữu và trao đổi, chênh lệch giàu nghèo, khả năng sử dụng sức lao động của người khác, và do đó cơ sở của mâu thuẫn giai cấp cũng ngày càng phát triển: các yếu tố xã hội mới – qua nhiều thế hệ – ra sức làm cho trật tự xã hội cũ thích ứng với điều kiện mới, đến khi giữa chúng không thể có sự thích ứng nữa, và đưa đến một cuộc cách mạng hoàn toàn. Xã hội cũ, dựa trên quan hệ huyết tộc, đã tan vỡ trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp mới hình thành; một xã hội mới thay thế nó; trong đó, quyền lực xã hội được tập trung vào tay Nhà nước, những đơn vị trực thuộc của Nhà nước không còn là đoàn thể huyết tộc, mà là đoàn thể địa phương; trong đó, chế độ sở hữu đã hoàn toàn chi phối gia đình; trong đó, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp – cái làm nên nội dung chính của toàn bộ lịch sử thành văn – đều được tự do phát triển.

Công lao lớn của Morgan là đã phát hiện và khôi phục – trên những nét lớn – cái cơ sở tiền sử đó của lịch sử thành văn của chúng ta; và từ quan hệ huyết tộc của người Indian Bắc Mĩ, ông đã tìm thấy chìa khóa để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất – đến nay vẫn còn là bí ẩn – của lịch sử Hi Lạp, La Mã và Germania cổ đại. Cuốn sách của ông không phải chỉ một ngày là xong. Gần bốn mươi năm qua, ông đánh vật với các tài liệu, đến khi hoàn toàn nắm được vấn đề. Nhưng chính điều đó làm cho cuốn sách ấy trở thành một trong rất ít các tác phẩm vạch thời đại ở thời chúng ta.

Ở bản trình bày sau đây, bạn đọc nói chung sẽ phân biệt dễ dàng: phần nào được lấy từ cuốn sách của Morgan, phần nào do tôi thêm vào. Trong các phần về Hi Lạp và La Mã, không chỉ giới hạn trong các cứ liệu của ông, tôi còn thêm vào những gì mình biết. Các phần về người Celt và người Germania chủ yếu là của tôi; ở đây Morgan hầu như chỉ có những tài liệu thứ sinh; về người Germania, ngoài Tacitus ra thì ông chỉ có những tài liệu vô dụng, đã bị xuyên tạc theo kiểu tự do chủ nghĩa của ông Freeman thôi. Những nghiên cứu về kinh tế của Morgan là đủ so với mục đích của ông, nhưng lại là rất thiếu so với mục đích của tôi, nên tôi viết lại cả. Sau cùng, với những kết luận mà tôi không trực tiếp dẫn chứng của Morgan, thì đương nhiên là tôi chịu trách nhiệm cả.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo