Downloadsachmienphi.com

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính - George Cooper
Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính –

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Tác Giả:

Thể Loại: Kinh Tế

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính –

Những năm đầu của thiên niên kỉ này bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng doanh nghiệp; thực tế này là tàn dư của một loại hình tín dụng liên quan đến sự bùng nổ thị trường cuối những năm 1990. Khi khủng hoảng này dần lắng xuống cũng là lúc sự bùng nổ nhà đất bắt đầu và dần dà, sự bùng nổ này đã chuyển thành cuộc khủng hoảng tín dụng không thể tránh được. Tần suất của các chu kỳ bùng – vỡ đã tạo cho công chúng cảm giác các cuộc khủng hoảng tín dụng đang ngày càng có quy mô lớn hơn và trở nên phổ biến hơn. Các chương tiếp theo sẽ lý giải nguyên nhân vì sao cảm giác ấy của công chúng lại đúng.

Cuối sách, tôi cũng đưa ra một số gợi ý chính sách với hi vọng có thể bước đầu làm lắng dịu chuỗi các chu kỳ bùng vỡ chồng chéo hiện nay. Mấu chốt của những gợi ý này nằm ở việc tránh những cơn sóng thần tài chính. Cái giá phải trả cho việc này là sự cho phép hay thậm chí khuyến khích gia tăng số lượng các chu kỳ tín dụng nhỏ hơn và đôi khi còn đòi hỏi việc can thiệp nhằm kìm hãm việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng trung ương. Vì thế, các ngân hàng trung ương cần phải ngăn chặn “các bong bóng” giá tài sản. Chìa khóa của các chính sách như trên là cần có được sự ủng hộ cần thiết của chính sách tiền tệ cân xứng; các biện pháp ứng phó với việc tăng trưởng tín dụng quá mức cũng giống khi ứng phó với sự thu hẹp tín dụng quá mức. Và mọi việc hiện nay đang nằm giữa khía cạnh chưa sẵn sàng chấp nhận của các chính trị gia, các cử tri và các ngân hàng trung ương chưa tìm thấy lợi ích trong việc triển khai các chính sách ấy. Phần lớn nguyên nhân cho tình trạng này chính là do các nhà kinh tế học đã dạy chúng ta rằng, thật không khôn ngoan và không cần thiết phải chống lại các bong bóng giá tài sản và việc mở rộng tín dụng quá mức. Thậm chí, nếu chúng ta cứ cố tình ngu ngốc muốn châm nổ một bong bóng giá tài sản thì họ cũng đã dạy rằng sẽ không thể thấy được bong bóng trong giai đoạn lạm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng đã dạy chúng ta rằng khi quá trình giảm phát bắt đầu, bằng một số cách nào đó lớp ngụy trang bong bóng sẽ bị lộ diện và đây chính là thời điểm thích hợp để châm ngòi các chính sách tài chính và tài khóa(2).

Trong những năm gần đây, phương thức tiếp cận không cân bằng với chính sách tài chính và tài khóa đã được phát triển thêm và được miêu tả với cái tên “mô hình quản lý rủi ro”, theo đó, các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực đạt mục tiêu sớm bằng cách nới lỏng chính sách để đề phòng sự suy thoái kinh tế, thậm chí trước cả khi có bằng chứng xác thực về suy thoái. Để miêu tả chiến lược này một cách chính xác nhất có lẽ nên gọi nó là chính sách tiền tệ không cân xứng.

Điều mới mẻ này của chính sách tiền tệ có thể được biện minh bởi những người theo thuyết kinh tế chính thống, lý thuyết dựa trên giả định về các thị trường tài chính hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các chính sách không cân xứng này vô cùng sai lầm, chúng đã không gia tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân cao hơn như kỳ vọng mà còn đưa tới mức độ vay tiền mất ổn định để rồi kết thúc với các cuộc khủng hoảng tín dụng bất ngờ.

1.2. Thị trường Hiệu quả – Niềm tin nhiều hơn thực tế

Những điểm chính của một hệ thống lời – lỗ mang tính cạnh tranh được miêu tả rất đơn giản. Mọi hàng hóa và dịch vụ đều có giá. Thậm chí các loại hình lao động của con người cũng có giá và chúng thường được gọi là “mức lương”.

Một người sẽ nhận được tiền cho món hàng bán đi và sau đó, dùng số tiền này mua món hàng anh ta muốn. Nếu một món hàng được nhiều người muốn mua, ví dụ như một đôi giày, thì sẽ có rất nhiều đơn đặt hàng mới. Điều này sẽ làm cho giá cả tăng lên và sản phẩm cũng được làm ra nhiều hơn. Tương tự, nếu cung ứng của một sản phẩm, như trà chẳng hạn, nhiều hơn nhu cầu thì giả cả sẽ giảm xuống do tác động của cạnh tranh. Tại mức giá thấp, sẽ có nhiều người uống trà hơn và nhà sản xuất cũng sẽ không sản xuất nhiều nữa. Do đó, giúp cung và cầu xác lập được vị trí cân bằng.

Điều đúng với thị trường hàng tiêu dùng cũng đúng với thị trường các nhân tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn.

Paul A Samuelson(3)

Liệu ai có thể tranh luận với lý lẽ trên? Điều này được một trong những nhà kinh tế học đáng kính bậc nhất thế giới viết nên và cũng chính là nguyên tắc cung cầu thông thường. Khi cầu đối với một sản phẩm nào đó tăng thì giá sản phẩm ấy cũng tăng, dẫn tới sự gia tăng về phía cung. Theo thuyết này, giá cả lên xuống sẽ giữ cho cung và cầu trong trạng thái cân bằng hoàn hảo. Chỉ cần suy nghĩ sâu hơn, chúng ta có thể tranh luận nhiều hơn và thuyết phục bản thân mình tin rằng quá trình này không chỉ tạo ra một trạng thái cân bằng ổn định mà còn đảm bảo sự thỏa giá cả hợp lý nhất, dẫn đến sự phân bổ tối ưu nguồn lực. Hơn nữa việc phân bổ các nguồn lực kinh tế sẽ đưa đến việc sử dụng các nguồn lực năng suất hơn và do đó, làm cho giá cả cũng thay đổi theo. Tất nhiên, nếu thị trường hướng tới những thỏa thuận tối ưu về giá đi cùng sự phân công nguồn lực hiệu quả nhất thì đây cũng phải là trạng thái cân bằng ổn định. Những kết luận này được biết đến với lý thuyết của trường phái thị trường tự do(4), lý thuyết lập luận rằng các lực lượng trên thị trường cần được tự do làm những gì họ lựa chọn. Tính logic của trường phái thị trường tự do là khi các thị trường tự do đã đạt được sự cân bằng tối ưu một cách tự nhiên thì bất cứ sự can thiệp nào vào các lực lượng thị trường đều không hiệu quả và chắc chắn sẽ đẩy cả hệ thống từ trạng thái cân bằng sang trạng thái gần cân bằng tối ưu. Do đó, lý thuyết thị trường tự do phổ biến hiện nay đòi hỏi việc tối thiểu hóa hay thậm chí xóa bỏ tất cả các hình thức can thiệp vào hoạt động của các quá trình thị trường.

Học thuyết này cũng đi theo triết lý về thị trường hiệu quả trong đó chỉ các cú sốc bất lợi từ bên ngoài mới có khả năng đẩy thị trường ra khỏi trạng thái tối ưu tự nhiên của mình và như định nghĩa thì một hệ thống hướng tới trạng thái cân bằng không thể tự sinh ra các tác lực mang tính mất ổn định để có thể đẩy nền kinh tế ra khỏi trạng thái cân bằng…

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo