Downloadsachmienphi.com

Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigan làm tan rã Liên Bang Xô Viết

Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigan làm tan rã Liên Bang Xô Viết - Peter Schwecer
Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigan làm tan rã Liên Bang Xô Viết –

Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigan làm tan rã Liên Bang Xô Viết

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigan làm tan rã Liên Bang Xô Viết – Peter Schwecer

Những Âm Mưu, Sách lược Của Chính Phủ Ri-Gân Làm Tan Rã Liên Bang Xô Viết“. Đây là cuốn sách tác giả nguyên là nhân viên CIA, do vậy cách nhìn nhận đánh giá về Liên Xô theo một phía, nhiều chỗ chưa được khách quan. thể chế nhà nước Liên Xô cùng những vai trò quan trọng của nó trong lịch sử không được chính xác. nhưng chúng tôi vẫn cho xuất bản để cung cấp cho bạn đọc nhất là những nhà cứu tìm hiểu về nguyên nhân Liên Xô bị tan rã, ngoài nguyên nhân tự thân của Liên Xô còn có nguyên nhân quan trọng do thực hiện chiến lược thù địch chồng Liên Xô bằng bốn phương diện tích…

Đã nhiều năm trôi qua, kể từ khi Liên bang Xô Viết tiến hành cải tổ, một cuộc đổi mới trong suy nghĩ của nhân dân được tiến hành với những động cơ rất tốt đẹp ở đất nước từng là cái nôi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, một quốc gia có ảnh hưởng lớn và là đối trọng với phương Tây đồng thời là một siêu cường đối trọng với Hoa Kỳ. Thế nhưng, cải tổ đã chẳng mang lại được cái gì cho nhân dân Xô Viết. Chỉ vài năm sau cải tổ, Liên bang Xô Viết đã tan rã và đến nay vẫn đang là một khu vực bất ổn và phải chịu rất nhiều những xung lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Nguyên nhân sự tan rã của Liên bang Xô Viết là gì? Đã có rất nhiều những ý kiến, những đề tài nghiên cứu, những cuốn sách đề cập và phân tích nhưng chắc chắn sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực nữa để giải đáp vấn đề này. Trước khi Goócbachốp lên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô và tiến hành cải tổ thì phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ với vai trò “chọc gậy bánh xe” đã ngấm ngầm công khai phá hoại từ bên trong lẫn bên ngoài Liên Xô với mục đích xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Cho đến khi tiến hành cải tổ, Goócbachốp đã không có một chiến lược rõ ràng với tầm nhìn xa trông rộng. Tính hấp tấp của Goócbachốp đã làm quyết định cải tổ lợi bất cập hại. Ông cũng không đưa ra được chương trình cải thiện nền kinh tế Liên Xô cũ (đã và đang bị phương Tây và Hoa Kỳ ra sức phá hoại) theo hướng thị trường có điều tiết dẫn đến Mátxcơva như một con bệnh không có thuốc chữa, nặng dần và đi đến tử vong.

Để giúp bạn đọc tham khảo một nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn “Chính phủ Ri-gân làm tan rã Liên Xô như thế nào” do Vương Mộng Bưu biên soạn từ sách của tác giả Peter Schwecer.

Cuốn sách này đã thuật lại những biện pháp và hành động cụ thể trên bốn phương diện của để đánh đổ Liên Xô:

Thứ nhất: Ngấm ngầm chi viện cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về tài chính, tình báo, hậu cần để phái phản đảng có thể tồn tại trong đất nước đó. Thứ hai: Viện trợ tài chính và quân sự cho phe đối nghịch ở Ápganistan đồng thời qua phe này đưa chiến tranh vào đất Liên Xô.

Thứ ba: Dùng trăm phương ngàn kế làm giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế hạ thấp với mục đích giảm thiểu sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô khiến đất nước này gặp khó khăn về tài chính.

Thứ tư: Phong toả Liên Xô về mặt kỹ thuật để trong quá trình chạy đua kỹ thuật luôn giữ được vị trí hàng đầu và làm tiêu hao tài lực của Liên Xô.

Đây là một cuốn sách tác giả của nó nguyên là nhân viên CIA, do vậy cách nhìn nhận đánh giá về Liên Xô theo một phía, nhiễu chỗ chưa được khách quan. Ngoài ra cách dùng câu từ để chỉ quân đội Liên Xô; thể chế nhà nước Liên Xô cùng những vai trò quan trọng của nó trong lịch sử không được chính xác. Nhưng chúng tôi vẫn cho xuất bản để cung cấp cho bạn đọc nhất là những nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân Liên Xô bị tan rã, ngoài nguyên nhân tự thân của Liên Xô còn có nguyên nhân quan trọng do thực hiện chiến lược thù địch chống Liên Xô bằng bốn phương diện trên.

Chính vì vậy, bạn đọc nên coi đây là tài liệu tham khảo, nghiên cứu để nâng cao cảnh giác chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tướng Ô-lếch Ka-lu-ghin, quan chức KGB thời Liên Xô nói: “Chính sách của nước trong thập kỷ 80 trở thành chất xúc tác làm cho Liên Xô tan rã”. Ep-cân-ni Nô-vi-côp, quan chức cao cấp, Uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, chính sách của Chính phủ Ri-gân “là nhân tố chủ yếu của sự tan rã thể chế Liên Xô”. A-lêch-xan Pes-mêl-tơ-nat, Bộ trưởng Ngoại giao thời Liên Xô trong một cuộc hội nghị được triệu tập ở một trường đại học Mỹ nói: “Kế hoạch Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) làm cho Liên Xô suy yếu nhanh chóng”.

Liên Xô bị xoá trên bản đồ thế giới, thật ra không phải từ quá trình cải cách của họ, không phải từ một loạt hiệp nghị ngoại giao, sự tiêu vong của liên bang này cũng không phải do đàm phán gây nên, mà do bản thân nó không có cách nào duy trì tiếp được nữa! Vậy nhân tố chủ yếu nào khiến cho Liên Xô phải tan rã? Do sự phá sản về hình thức quốc gia chăng? Do chủ nghĩa cộng sản đi ngược lại mà đi đến thất bại chăng? Do sự “vôi hoá” và “hoen gỉ” của nền kinh tế Liên Xô nên đi đến chỗ bùng nổ nội bộ, khác nào như một mái nhà ọp ẹp do tuyết phủ quá dày, không chống đỡ nổi nên sụp đổ chăng? Các lịch sử gia, đối với vấn đề này có thể còn phải tranh luận hàng mấy mươi năm, thậm chí hàng mấy thế kỷ nữa!

Nói tóm lại, đáp án của vấn đề này đâu chỉ hạn chế những lời giải thích trên, mà còn rất nhiều những lời giải thích khác! Điều dễ thấy nhất: vấn đề trung tâm, trường kì trong 10 năm cuối cùng của thể chế này mà Krem-li phải đối mặt, đó là vấn đề khủng hoảng về tài nguyên! Trước đó, vào thập kỷ 70, thể chế Liên Xô chỉ như một anh què đi khập khiễng. Tuy nhiên vấn đề thiếu thốn thực phẩm và vấn đề làm việc không có hiệu suất ở các nhà máy vẫn tồn tại từ trước! Nhưng đến thập kỷ 80, những khó khăn về kinh tế này lại càng không tài nào giải quyết được! Để thử giải quyết vấn đề căn bản này, Mi-khai-in Goóc-ba-chốp[4] đã phải đưa ra vấn đề cải tổ và công khai hoá. Nếu không có cuộc khủng hoảng thể chế này thì Goóc-ba-chốp quyết không bao giờ lại phải đi theo con đường cải tổ như vậy.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo