Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Những lực lượng đặc nhiệm thế giới – Khắc Tô, Vũ Nông
Trên vũ đài quân sự thế giới ngày nay, lực lượng đặc nhiệm luôn mang màu sắc ly kỳ, huyền thoại. Là một binh chủng quan trọng mới ra đời, được trang bị hiện đại, trình độ kỹ, chiến thuật cao, phản ứng nhanh, thường được sử dụng để tập kích vào những mục tiêu đặc biệt, trong những thời điểm đặc biệt, thực hiện những sứ mệnh mà lực lượng chiến đấu thông thường khó có thể thực hiện, nó được mang danh hiệu “thần binh” trong chiến tranh hiện đại, là “thanh kiếm sắc” trong khi xử lý các sự kiện đột biến bất ngờ như chống khủng bố, bạo loạn. Ở đâu có những tình huống nguy hiểm, khó khăn, ở đó có bóng dáng kiêu hùng những câu chuyện huyền thoại về lực lượng đặc nhiệm. Lực lượng đặc nhiệm đã phát triển trở thành binh chủng “chủ bài” không thể thiếu trong đấu tranh chính trị, quân sự, trở thành một trong những trọng điểm chú ý của dư luận xã hội. Xuất phát từ những chiến công phi thường của lực lượng đặc nhiệm thế giới trong các cuộc chiến tranh và chiến đấu, những thành tích đặc biệt trên mặt trận giữ gìn ổn định xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích lực lượng đặc nhiệm của hàng chục quốc gia với gần một trăm chiến dịch lớn nhỏ, lựa chọn ra hơn 20 ví dụ tiêu biểu, biên soạn thành cuốn “Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới” gồm 17 chương. Nửa phần đầu chủ yếu miêu tả hoạt động tác chiến giải cứu, chống khủng bố, phần sau chú trọng lột tả vai trò hiệu quả của lực lượng này trong chiến đấu.
Về mặt thời gian, bắt đầu từ khi lực lượng đặc nhiệm đầu tiên ra đời trong chiến tranh thế giới lần hai, đến cuối thế kỷ 20, lực lượng đặc nhiệm giải cứu phi công của chiếc F-117A bị rơi trong chiến tranh Bosnia-Herzegovina. Về không gian, từ rừng rậm nhiệt đới Đông Nam Á đến các thành phố hiện đại của Nam Mỹ, từ thành phố Nante ven bờ Bắc Đại Tây Dương đến Uganda của Châu Phi, tất cả đều nằm trong tầm bao quát của cuốn sách trong đó chứa đựng vô số những mưu trí những tình tiết bên trong ít người được biết. Cuốn sách tập hợp tri thức, sử liệu và chuyện kể tổng hợp mang tính lý luận và đại chúng. Trong từng phần được chia thành các chương, nằm trong tổng thể thống nhất.
Trong khi biên soạn, chúng tôi cố gắng lưu giữ tính chân thực trong hành động, các câu chuyện với các tình tiết sinh động, thú vị. Để tiện cho bạn đọc tìm hiểu, khi dẫn dắt chúng tôi cố gắng làm rõ lịch sử ra đời và phát triển, nhiệm vụ và nguyên tắc, biên chế và trang bị, huấn luyện và chiến thuật và các kiến thức chuyên ngành khác của lực lượng này.
Chúng tôi luôn mong muốn được cùng các độc giả quan tâm, dõi theo diễn biến không ngừng của đời sống chính trị quân sự thế giới, quan tâm đến sự nghiệp ngày càng phát triển của nền quốc phòng có tổ chức, ủng hộ sự phát triển của lực lượng đặc nhiệm nước nhà, cống hiến xứng đáng vì an ninh tổ quốc và sự nghiệp giữ gìn hoà bình thế giới.
1. CHIẾN DỊCH “BỜ BIỂN NGÀ” TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(VỤ TẬP KÍCH SƠN TÂY)
Kể từ khi can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam tháng 8 năm 1964, Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh, số lượng phi công Mỹ bị bắt làm tù binh ngày càng nhiều. Ngày 21 tháng 11 năm 1970 Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu tù binh mang mật danh “Bờ biển Ngà”, sử dụng đơn vị đặc nhiệm thuộc không quân 1127, thực hiện hành trình xuyên lục địa, nhằm hướng bán đảo Đông Dương, bất ngờ tập kích vào trại tù binh Sơn Tây nằm ở phía Tây ngoại thành Hà Nội. Cuộc tập kích này đã trải qua 170 lần diễn tập, và sự tham gia của 97 lính đặc nhiệm và 30 máy bay, cùng với sự hiệp đồng, chặt chẽ cửa các tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, dự tính khả năng thành công của chiến dịch là gần 100%. Nhưng trong quá trình thực hiện, từ sai lầm này đã dẫn đến sai lầm kia, kết quả cuối cùng lại nằm ngoài dự tính của người Mỹ.
Cuộc tuần hành của thân nhân tù binh
Sau chiến tranh thế giới lần 2, tham vọng làm sen đầm quốc tế của Mỹ ngày càng lớn. Sau thất bại của cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, Mỹ lại bị cuốn vào cuộc chiến tại chiến trường Đông Dương. Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã bị người Nhật chiếm đóng. Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, người Pháp quay trở lại với mưu đồ chiếm đóng lâu dài mảnh đất thần kỳ này. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ huyền thoại Hồ Chí Minh, đã đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến chững thực dân Pháp.
Mùa xuân năm 1954, vùng đất Điện Biên Phủ giáp biên giới Việt-Trung ầm vang tiếng đại bác, đó cũng là lời tuyên bố cáo chung cho sự thống trì của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tỏ ý mèo khóc chuột, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Mỹ Doules – người có tư tưởng chống cộng điên cuồng, đã đưa ra ý tưởng cho phía Pháp mượn 3 quả bom nguyên tử để người Pháp dùng để đối phó với Việt Nam. Nhưng do phía Mỹ e ngại sẽ xảy ra sự can thiệp của Trung Quốc, tái diễn một chiến trường Triều Tiên thứ hai, nên phi vụ đổi chác đó đã không được thực hiện. Cũng vào tháng 7 năm đó, các nước lớn ký kết hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Với quan điểm của người Mv thì thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ khiến hàng loạt nước nhỏ thân phương Tây trong khu vực Đông Nam Á sẽ đổ vỡ hàng loạt như những con bài đomino. Doules coi thái độ của nước Pháp tại Hội nghị Geneva là sự “đầu hàng.” Nước Mỹ vội vã nhảy vào cuộc. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, nhằm gây hấn, nước Mỹ đã tạo dựng cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 15 năm.