Downloadsachmienphi.com

Tầm vóc Lê Hoàn

Tầm vóc Lê Hoàn - Hoàng Hải Vân
Tầm vóc Lê Hoàn –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Tầm vóc Lê Hoàn –

Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, là vị hoàng đế đầu tiên mở đầu nền độc lập tự chủ của nước ta. Tuy nhiên, do “không biết phòng xa”, nên Đinh Tiên Hoàng chỉ làm vua được 12 năm thì bị Đỗ Thích sát hại. Ấu chúa Đinh Toàn (Tuệ) nối ngôi khi mới 6 tuổi. Vương triều nhà Đinh chưa có thời gian củng cố thì bên trong nội loạn diễn ra, bên ngoài thì đang rắp tâm thôn tính. Nền độc lập non trẻ của nước nhà lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm nhiếp chính, nhìn lại lịch sử ta có thể khẳng định ông có đủ tài năng và tư cách hơn ai hết để đảm nhận trọng trách đó. Thế nhưng ở trong nước, một số công thần trung thành với nhà Đinh nhưng do đầu óc thiển cận lo sợ Lê Hoàn quyền to lấn át ấu chúa, đã cùng nhau khởi binh nhằm tiêu diệt ông, bất chấp hiểm họa ngoại xâm cận kề sát nách. Cầm đầu cuộc chống đối không phải là những kẻ tầm tường mà là Định quốc công Nguyễn Bặc (chức vụ như tể tướng) cùng các đại thần khai quốc nắm trong tay nhiều binh lực như Ngoại giáp Đinh Điền, Vệ úy Phạm Hạp.

Nhà Tống lúc này căn bản đã dẹp xong các thế lực cát cứ, tái thống nhất Trung Quốc. Cho nên đối chọi với ngoại xâm lúc này không phải là thứ quân Nam Hán “cóc nhái” thời Ngũ Đại thập quốc mà là một đội quân xâm lược của một nước Trung Hoa thống nhất tương đối hùng mạnh dưới sự trị vì của Tống Thái tông Triệu Quang Nghĩa, một ông vua tiếng là “văn trị” nhưng rất hiếu chiến. Khi Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo đang trấn thủ Ung Châu dâng lên vua Tống “Đắc Giao Châu sách” (kế sách lấy Giao Châu), kiến nghị đây là thời cơ tốt nhất để đánh chiếm nước ta và xin được về triều tâu bày trực tiếp. Vua Tống định triệu Hầu Nhân Bảo về, nhưng Tể tướng Lư Đa Tốn thâm độc hơn, cho rằng nước ta đang có nội loạn, nên phải bất ngờ đem quân sang đánh úp “như sét đánh không kịp bịt tai” và đề nghị không nên triệu Hầu Nhân Bảo về, vì như thế tin tức sẽ bị lộ. Tống Thái Tông y lời, cử Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn… đem đại quân hội từ bốn hướng chia hai đường thủy bộ “hẹn cùng sang xâm lược”.

Chưa hết, ở phía Nam, phò mã Ngô Nhật Khánh (con rể Đinh Tiên Hoàng) làm phản, dẫn quân Chiêm Thành với hơn 1000 thuyền chiến do đích thân vua Chiêm cầm đầu theo đường biển tiến thẳng vào kinh đô Hoa Lư, rắp tâm xâm chiếm nước ta, may mà đội quân này chưa tới nơi đã bị bão dìm chết, chỉ còn vua Chiêm sống sót.

Trong tình thế hiểm nghèo như thế, dưới sự hậu thuẫn của thái hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn một mặt nhanh chóng dẹp yên nội loạn, một mặt ráo riết chuẩn bị đối phó với quân xâm lược.

Được tin quân Tống sắp kéo sang, “khi triều đình bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lượng cùng các tướng quân khác mặc áo trận đi thẳng vào nội phủ nói : “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn’. Quân sĩ nghe vậy đều hô “vạn tuế!”. Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế” (Đại Việt sử ký toàn thư – ĐVSKTT).

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo