Downloadsachmienphi.com

Thiên Nga Đen

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thiên Nga Đen –

Trước khi phát hiện ra nước Úc, cư dân của Cựu Lục Địa vẫn tin rằng tất cả các thiên nga đều có bộ lông màu trắng. Niềm tin vững chắc ấy dường như được chứng thực hoàn toàn dựa trên bằng chứng thực tế. Vì vậy, việc lần đầu tiên nhìn thấy thiên nga đen có thể là điều bất ngờ thú vị đối với một số nhà điểu cầm học (hay những người đạc biệt quan tâm đến màu lông của các loài chim), nhưng đó không phải là ý nghĩa cốt lõi của câu chuyện. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây chính là những hạn chế trong việc học hỏi từ quan sát hoặc kinh nghiệm cũng như sự mong manh của kiến thức loài người. Chỉ cần một quan sát đơn lẻ cũng có thể bác bỏ lối khẳng định chung bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước xoay quanh những dấu hiệu tồn tại đầy xác thực của hàng triệu con thiên nga trắng. Tất cả những gì bạn cần là duy nhất một con thiên nga đen 1 (và tôi được biết, nó rất xấu xí).

Tôi cố gắng chuyển câu hỏi mang tính lôgic – triết học này – điều từng ám ảnh mình từ thuở nhỏ – thành trải nghiệm thực tế. Ở đây, yếu tố mà chúng ta gọi là Thiên Nga Đen (được viết hoa) chính là một biến cố với ba thuộc tính sau.

Thứ nhất, đây là một biến cố ngoại lai, không thuộc phạm vi những mong đợi thông thường bởi không có bằng chứng thuyết phục nào trong quá khứ có thể chỉ rõ khả năng xảy ra của biến cố này. Thứ hai, nó có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Thứ ba, bất kể trạng thái ngoại lai của nó, bản chất con người luôn khiến chúng ta đưa ra những lời giải thích sau khi sự việc xảy ra, khiến nó trở nên rõ ràng và có thể dự đoán được.

Tôi muốn dừng lại một chút để tổng kết bộ ba thuộc tính này: hiếm khi xảy ra, ảnh hưởng cực lớn, và có thể dự đoán được khi hồi tưởng lại quá khứ (chứ không phải hướng đối tương lai) 2. Vì vậy, chỉ cần một lượng nhỏ các yếu tố Thiên Nga Đen là có thể giải thích được gần như mọi điều trong thế giới của chúng ta, từ của các ý tưởng và các tôn giáo cùng động lực của các sự kiện lịch sử cho đến cả những yếu tố cấu thành cuộc sống riêng tư của mỗi người. Kể từ sau kỷ Pleistocene, tức một vạn năm về trước, ảnh hưởng của những yếu tố Thiên Nga Đen này không ngừng tăng lên. Nó đã bắt đầu tăng vọt lên trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp khi thế giới bắt đầu trở nên phức tạp hơn, còn những sự kiện thông thường mà chúng ta nghiên cứu, thảo luận hay cố gắng dự đoán dựa trên thông tin thu thập được từ báo chí đang ngày càng trở nên nhỏ bé.

Hãy tưởng tượng xem, làm sao mà vốn hiểu biết ít ỏi về thế giới trước thềm của những sự kiện xảy ra trong năm 1914 lại có thể giúp bạn đoán được điều gì sắp xảy ra. (Đừng trả lời tôi bằng những cách giải thích mà các giáo viên trung học đã từng gieo vào đầu bạn). Đâu là căn nguyên của Hitler và cuộc chiến diễn ra sau đó? Do đâu mà khối Xô Viết bị tan rã?

Khởi nguồn của trào lưu chính thống Hồi giáo? Rồi sự bùng nổ của Internet? Và đâu là gốc rễ của sự sụp đổ thị trường năm 1987 (cũng như quá trình phục hồi đầy bất ngờ của nó)? Các trào lưu, dịch bệnh, thời trang, sự nổi lên của các trường phái nghệ thuật và trường đào tạo nghệ thuật. Tất cả đều xuất hiện sau những động lực mang yếu tố Thiên Nga Đen này. Quả thực, mọi thứ quan trọng xung quanh bạn đều có khả năng ẩn chứa yếu tố này.

Sự kết hợp giữa khả năng dự đoán thấp và sức ảnh hưởng lớn khiến yếu tố Thiên Nga Đen trở thành một câu hỏi lớn, tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề cốt lõi của cuốn sách này. Thực tế còn cho thấy chúng ta có xu hướng hành động như thể hiện tượng này không hề tồn tại. Ý tôi không phải chỉ có bạn, người nhà của bạn hay tôi, mà hầu như tất cả các “nhà khoa học xã hội” – những người, mà hơn cả trăm năm qua, đã bám theo một niềm tin sai lầm rằng các công cụ của họ có thể đo lường được sự bất định. Vì việc áp dụng các môn khoa học về sự bất định để giải quyết các vấn đề của thế giới thực đã tạo ra những hiệu ứng nực cười. Tôi có vinh dự được chứng kiến điều này trong ngành tài chính và kinh tế học. Hãy thử yêu cầu nhà quản lý danh mục vốn đầu tư của bạn định nghĩa “rủi ro” và tôi dám chắc anh ta sẽ cung cấp cho bạn biện pháp nhằm loại trừ yếu tố Thiên Nga Đen – mà như thế thì chẳng khác gì giá trị dự đoán những rủi ro toàn diện của ngành chiêm tinh học (rồi ta sẽ thấy làm cách nào các nhà khoa học này có thể ẩn mình dưới lớp vỏ trí thức nhờ toán học). Đây là căn bệnh trầm kha trong các vấn đề xã hội.

Ý tưởng trọng tâm của cuốn sách này nói về sự mù tịt của chúng ta về tính ngẫu nhiên, đặc biệt là những độ lệch lớn: Vì sao chúng ta, dù có là nhà khoa học hay không, là người nổi tiếng hay dân thường, đều đủ nhìn thấy được những đồng xu thay vì đồng đô-la? Vì sao chúng ta toàn chú trọng vào những chi tiết vụn vặt mà không quan tâm tới bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng to lớn của các sự kiện tầm cỡ mang tính trọng đại có thể xảy ra? Và, nếu chấp nhận lập luận của tôi thì tại sao việc đọc báo lại thực sự làm giảm kiến thức của bạn về thế giới?

Dễ nhận thấy rằng cuộc sống là kết quả tích lũy của nhiều cú sốc lớn. Và cũng không quá khó để nhận diện được vai trò của các yếu tố Thiên Nga Đen khi thả mình suy ngẫm trong một chiếc ghế bành (hay bên quầy rượu). Hãy thực hiện bài tập sau bằng cách xem xét sự tồn tại của chính bạn. Hãy tính đến những sự kiện trọng đại, những đổi mới công nghệ và những phát minh từng xuất hiện trong môi trường của chúng ta từ khi bạn sinh ra, rồi đem so sánh với điều được con người mong đợi trước đó. Có bao nhiêu trong số chúng xuất hiện theo dự tính? Hãy nhìn lại cuộc đời của chính bạn, chẳng hạn như việc lựa chọn nghề nghiệp, gặp bạn đời, tha phương cầu thực, sự phản bội, sự giàu có hoặc nghèo khổ. Những sự kiện ấy xảy ra theo kế hoạch đến mức nào?

Điều bạn chưa biết

Logic theo yếu tố Thiên Nga Đen khiến cho điều bạn chưa biết trở nên đáng giá hơn rất nhiều so với điều đã biết. Hãy cân nhắc rằng, nhiều yếu tố Thiên Nga Đen có thể xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn bởi sự xuất hiện bất ngờ của chúng.

Hãy nghĩ tới vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001: rủi ro ấy đã không xảy ra nếu có thể được nhận thức một cách hợp lý vào ngày 10/9. Nếu một khả năng xảy ra như vậy được coi là đáng quan tâm thực sự thì các máy bay chiến đấu sẽ bay tuần tiễu quanh đỉnh hai tòa tháp, máy bay ắt đã có cửa chống đạn khóa chặt và cuộc tấn công sẽ không xảy ra, chấm hết. Một sự kiện khác cũng có thể đã xảy ra. Đó là gì vậy? Tôi không biết.

Chẳng phải lạ lùng sao khi được chứng kiến một biến cố mà người ta không hề nghĩ nó có thể xảy ra? Chúng ta có kiểu phòng thủ nào chống lại điều đó? Bất kể điều gì bạn biết (chẳng hạn như New York là một mục tiêu khủng bố dễ dàng) đều có thể trở nên không quan trọng nếu kẻ thù biết rằng bạn nắm rõ điều đó. Trong trò chơi chiến thuật như vậy, có lẽ hơi khác thường khi điều bạn biết thực sự chẳng quan trọng gì cả.

Điều này được áp dụng đối với tất cả các ngành nghề. Hãy nghĩ về “công thức bí mật” để tạo nên bất ngờ trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Nếu là điều hiển nhiên, hẳn “gã hàng xóm” cũng đã phất lên từ đây và hẳn ý tưởng đó đã được mọi người biết đến. Vì vậy, thành công tiếp theo trong lĩnh vực nhà hàng là phải có một ý tưởng mà “dân trong nghề” không dễ gì nghĩ ra. Nó phải vượt xa hơn mong đợi của mọi người. Và thành công của một sự mạo hiểm như thế càng bất ngờ bao nhiêu, số lượng đối thủ cạnh tranh càng ít bao nhiêu thì doanh nghiệp thực thi ý tưởng đó càng thành công bấy nhiêu. Điều này cũng đúng trong ngành kinh doanh giày dép, sách báo – hoặc bất kỳ ngành nào. Nó còn đúng cả với các nguyên lý khoa học – không ai muốn nghe những chuyện tầm phào. Nhìn chung, phần thưởng cho sự mạo hiểm của con người tỷ lệ nghịch với những gì nó được kỳ vọng.

Hãy xem xét đợt sóng thần xảy ra hồi tháng 12/2004 ở Thái Bình Dương. Nếu người ta dự đoán được nó thì hậu quả đã không nghiêm trọng đến thế, bởi dân cư hẳn đã được sơ tán khỏi khu vực chịu ảnh hưởng và một hệ thống cảnh báo sớm hẳn đã được lắp đặt. Thế nên, những gì được biết không thực sự gây tổn hại cho bạn….

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo