Downloadsachmienphi.com

Thư Miền Tây

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thư Miền Tây –

“SAN FRANCISCO, THÀNH PHỐ THÂN YÊU CỦA TOÀN THẾ GIỚI”

Khách viếng thăm yêu thích San Francisco, Thành Phố Ưu Ái của Mọi Người, từ thời Cơn Sốt Vàng năm 1849. Hai cạnh của khu bán đảo rộng bốn mươi bốn dặm vuông được vịnh San Francisco khuôn kín trong đó một cạnh là những hải cảng thiên nhiên tuyệt đẹp của thế giới và cạnh thứ ba nằm bên biển Thái Bình Dương mà những người da đỏ địa phương Costanoan vẫn gọi là Biển Mặt Trời Lặn. Thuở sinh thời Laura Ingalls Wilder, phần lớn cạnh thứ tư là rừng Sutro, một vùng rộng lớn gồm toàn cây khuynh diệp do học trò trồng.

Rồi, như ngày nay, những ngôi nhà của San Francisco tràn lan khắp bốn mươi hai ngọn đồi tựa hồ chen nhau tắm nắng. Về đêm, hoặc là sương mù bao quanh ánh đèn đường, hoặc là bầu trời sáng trong đến nỗi một thi sĩ đương thời là George Sterling đã viết “Cuối những con phố nhà nàng là các vì sao”. Đó là một thành phố trẻ trung nồng nhiệt đầy sức sống, đã tự chứng tỏ mình bằng sự tái tạo chỉ trong vòng sáu năm sau cơn tàn phá của trận Động đất và hỏa hoạn năm 1906.

Thêm vào kiểu mẫu hoàn hảo của các ngôi nhà là một thế giới kỳ lạ gồm những ngọn tháp, lâu đài, cột đá, sân trống, vườn hoa, công trình điêu khắc và các vòi phun nước dọc theo khu bến cảng bằng phẳng kéo dài suốt hai dặm. Đây là “Thành Phố Trong Mơ” với cuộc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Panama-Pacific. Cuộc hội chợ tổ chức nhân dịp hoàn thành kênh đào Panama mở ra một thời kỳ kinh doanh trên toàn thế giới cho miền Tây. Cửa hang trưng bày phong phú của hai mươi tám quốc gia được dựng lên. Các công trình nghệ thuật trên khắp thế giới được gom tụ lại. Ba mươi trong số bốn mươi tám tiểu bang tái tạo những công trình kiến trúc tự hào nhất của mình trên khu đất triển lãm.

Illinois và Ohio xây các phiên bản viện dân biểu. Texas dựng lại căn cứ Alamo. New Jersey tái tạo doanh trại Trenton Barrack, nơi đặt đại bản doanh của George Washington. Oregon không thua kém với phiên bản đền Parthenon của người Athens làm bằng những khúc thong Douglas. Mười tòa lâu đài vĩ đại, sự cống hiến phong phú nhất cho nghệ. Ngọn Tháp Đá Quý hình thành bằng 135.000 lăng kính cắt thật đặc biệt ghép với nhau. Ban ngày, tháp chiếu long lánh tất cả những màu đá quí và về đêm bùng lên rực rỡ với ánh sáng của hai trăm ngọn đèn pha đặt kín đáo. Còn có những thính phòng, những đạo sảnh và những khu vườn khó tin nổi bởi John McLaren, người nổi tiếng với công trình nghệ thuật trên công viên Golden Gate. Và một vùng giải trí bao quanh mười sáu khu phố cung cấp đủ thứ thú vui, cưỡi ngựa và các trò chơi.

Jules Guérin, người sử dụng màu hoàn hảo nhất giữa các họa sĩ đương thời, được trao việc tuyển lựa màu sắc cho Hội Chợ. Ông ta đã tô điểm vẻ lãng mạn cho các tòa nhà bằng các gam màu trời biển, núi non “thay đổi từ màu xanh rêu đậm tới màu vàng nâu và từ màu ánh sáng sớm mai đến màu chiều”. Theo báo cáo chính thức ghi nhận, “ông ta đã làm việc cật lực để đạt hiệu quả cho nguồn một cảnh tượng thần tiên vào ban đêm thậm chí vận dụng cả màu sắc sương mù”. Điện vẫn còn là một thứ rất mới đối với cuộc sống. Mọi người đều lạ lùng khi Tổng Thống Woodrow Wilson bật nhẹ chiếc nút điện tại Washington để thắp sáng lần đầu những bong đèn điện tại Hội Chợ. Điều này hình như là một kỳ công nhỏ so với quang cảnh sáng rực hàng đêm của Hội Chợ. Những ánh đèn sáng ở đây không khác những dải sáng đậm màu của trời đêm Bắc Cực. Những vũ điệu ánh sáng và những trái pháo hoa không phun lửa vụt đến từ chiếc máy phát đặt trong Vịnh. Trước những ánh sáng lấp lánh, những tòa nhà nối tiếp nhau, sau nửa đêm ngày 4 tháng Mười Một 1915, mười tám triệu khách viếng thăm tuôn chảy qua những khung cửa. (Con số dự báo lạc quan nhất là mười triệu).

Giữa số người này có Laura, đang viếng thăm con gái, Rose Wilder Lane, cây bút đang nổi trên tờ báo hàng ngày của Fremont Older, nhật báo The Bulletin. Laura đến vào cuối tháng Tám để sống hai tháng trên ngọn đồi Russian Hill, vùng nghỉ ngơi dành cho các nhà văn, họa sĩ, kiến trúc sư.

Từ đây, bà có thể nhìn và thả bộ tới khu Chinatown, trung tâm thành phố, bãi biển Bắc, cầu tàu Fisherman, đồi Nob, tòa nhà Ferry và sự vươn lên mà Will Irwin gọi là “sự tinh khôn điên dại của đồi Tellygraft”.

Ngôi nhà mà Rose đang cư ngụ nằm tại phố Vallejo, thiết kế bởi Willis Polk, giám đốc kiến trúc của Hội Chợ. Từ đây có thể đi bộ một trăm thước tới hàng lan can để ngắm các chiếc phà Oakland và Berkeley đang kéo dài những chiếc đuôi công sáng trắng lui tới khu Hội Chợ. Cũng tại góc cạnh này, Laura có thể ngắm phi công Art Smith khi ông ta liệng quanh các tòa nhà Hội Chợ và sà xuống giữa chùm tia sáng lấp lánh của Tháp Đá Quí. Phía sau ngôi nhà, tất cả là những hàng cây tạo thành chiếc khung mái vòm lộng lẫy của Lâu Đài Nghệ. Bernard Maybeck đã ngôi nhà này, hình ảnh nổi bật nhất của khu Hội Chợ trong bức tranh kỳ ảo của Brooklin, “Đảo Tử Thần”. (Công trình kiến trúc lãng mạn này với một hồ nước phản chiếu rất được người San Francisco yêu mến và không chịu để cho nó hoang tàn biến dạng. Trong thập niên 1960, một người ngưỡng mộ tòa nhà là Walter Johnson đã bỏ tiền riêng của mình để lo tu trì tốn 2,3 triệu đô Laura. Hiện nay tòa nhà là một nhà bảo tang, The Exploratium).

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo