Downloadsachmienphi.com

Tinh Hoa Đạo học Đông phương

Tinh Hoa Đạo học Đông phương - Nguyễn Duy Cần
Tinh Hoa Đạo học Đông phương –

Tinh Hoa Đạo học Đông phương

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Tinh Hoa Đạo học Đông phương –

Nói về Đạo học Trung Hoa là nói đến cái học của Tam Huyền: Dịch, Lão và Trang. Sự liên lạc giữa ba cái học ấy thật là chặt chẽ, mà Dịch là đầu não: “Dịch quán quần kinh chỉ thủ” (易貫羣經之首). Lão học và Dịch học như một biểu một lý, cho nên ngày xưa Vương Bật đã dùng Dịch giải Lão, dùng Lão giải Dịch một cách hết sức đắc lực. Nói đến Dịch và Lão không thể nào không nói đến công dụng của nó trong cái đạo mà Y đạo là căn bản. Bởi vậy ngày xưa người ta gọi Lão học là cái học của Hoàng Lão. Hoàng là Hoàng đế Nội kinh, sách căn bản của Y đạo Trung Hoa. Bởi vậy mới có câu: “Y đạo thông Tiên đạo”, người xưa không một ai học Dịch, học Lão mà không học Y. Ngày nay có khác, người ta đã giao phần Y học cho một hạng người gọi là y sĩ chuyên chữa bệnh làm nghề. Ngày xưa Y đạo không phải là một nghề, mà thực sự nó là cái đạo dưỡng sinh, phòng bệnh hơn là trị bệnh. Lời xưa có nói: “Vi nhơn tử giả, bất khả dĩ bất tri Y”. Là người, không thể không biết đạo Y. Dịch là “thể” mà Lão và Y là “dụng”. Cho nên, bàn đến Đạo học mà bỏ qua đạo dưỡng sinh là thiếu sót.

Lại nữa, nói đến Đạo học Đông phương không thể không nói đến Thiền học Trung Hoa, vì nó là tinh hoa của Phật giáo Đại thừa và Trang Lão.

Nói đến xưa, cũng không thể không bàn đến nay. Nói đến Trang Tử ngày xưa cũng không thể bỏ sót Trang Tử ngày nay. Tôi muốn nói đến J. Krishnamurti. Với Krishnamurti, một cái học nhất nguyên của Đông phương đã bắt đầu phục sinh trong lòng Âu Mỹ, sau một thời bác loạn chưa từng thấy có trong lịch sử loài người. Chữ “bác” (剝) đây, chúng tôi nói đến quẻ Bác trong kinh Dịch: ngũ âm đang hiếp bức một hào dương cô độc đã sắp tàn lụi và lui vào bóng tối, tượng trưng một giai cấp thức giả già nua với những tâm trí chứa đầy thành kiến. Nhưng sau quẻ Bác là quẻ Phục: hào Dương ở quẻ Bác đã phục sinh ở hào sơ quẻ Phục[1]: người “cũ” có chết, mới phục sinh người “mới”. Nhơn loại sắp đi vào một cuộc phục sinh chưa từng thấy có từ xưa đến nay, mà có lẽ Tây phương sau nầy sẽ cầm đầu phong trào phục hưng nầy. Phàm Âm cực Dương sinh, văn minh vật chất thế giới ngày nay âm khí đã đến thời kỳ cực độ, điểm Dương trong lòng Âm tăm tối ấy đang lần lần phát huy lực lượng tiên thiên một cách ngấm ngầm và mãnh liệt. Bằng chứng, Thiền học đang bắt đầu phát sinh mạnh ở các nước Âu Mỹ: một số khá đông đại trí giả và thanh niên cấp tiến đã tỏ ra yêu chuộng Thiền học một cách say đắm thành thực. Có lẽ nhờ họ đã no nê chán mứa với nếp sống nhầy nhụa hưởng thụ vật chất trong một thứ văn minh lý trí đến tột độ, và chính đó là nguyên do lợi giúp họ nhận thấy rõ ràng hơn giá trị tinh thần của Đạo học Đông phương. H.M. Lassalle quả quyết rằng: “Thiền là món quà quý nhất Đông phương tặng Tây phương”. Sách vở về Lão Trang hay Thiền bên Âu in ra bao nhiêu, bán hết bấy nhiêu. Quyển The Importance of living của là sách bán chạy nhất luôn trong 11 tháng và đã được dịch ra 14 thứ tiếng. Đó là quyển sách nói về nếp sống của nhóm người theo khuynh hướng tự nhiên của Trang Lão. Đông phương, trái lại, có lẽ vì quá bận rộn về những cuộc cách mạng liên miên về chánh trị, về những nhu cầu phát triển kỹ thuật để đáp ứng với đà tiến bộ vật chất của Âu Mỹ, nhất là họ chưa nếm đủ mùi vị đê mê ma túy của thứ văn minh thụ hưởng của Tây phương nên họ chưa nhận thấy rõ tánh cách phi nhân của nền văn minh hào nháng rực rỡ bên ngoài mà khô khan cằn cỗi bên trong nầy, cuộc phục sinh khó bề thực hiện được một cách mạnh mẽ như bên Âu ngày nay. Luật QUÂN BÌNH của tạo hóa bao giờ cũng chi phối tất cả mọi cuộc thăng trầm trong sự vật.

Tuy nhiên, sự hướng về Đông phương của Tây phương ngày nay không có nghĩa là khuyên người thành người Ấn, người Tây Âu thành người Trung Hoa, mà trái lại: đôi bên phải cố giữ cái nếp sống độc đáo của mình. Thích ứng không có nghĩa là “đồng” mà có nghĩa là “hòa”. Nói như kinh DỊCH, tuy sự vật tương sinh, tương hóa mà cũng tự sinh, tự hóa[2]. Và bởi thế mới có Thiền Ấn độ, Thiền Trung hoa, Thiền Nhật bản, Thiền Việt nam, Thiền Công giáo (ZEN chrétien) sau nầy… Giả sử có một tín đồ Công giáo đến thụ giáo một Thiền sư Đông phương, Thiền sư sẽ không bao giờ khuyến dụ anh bỏ đạo của anh, mà chỉ hỏi quan niệm của anh về Jésus như thế nào, và phận sự của Thiền sư chỉ giúp anh quan niệm một cách chính xác hơn về Jésus mà thôi. Jésus, Thích ca, Lão Tử chỉ là Một. Vấn đề chánh là Giác ngộ, mà Thiền là Giác ngộ.

Như trước đây đã nói: Hào Dương còn lại ở quẻ Bác, là thứ Dương đã quá già, sắp mất (chết) để được phục sinh vào thời quẻ Phục. Cho nên, con người “mới” có được phục sinh hay không, con người “cũ” phải chết đi. Con người “cũ” nói đây, là con người nhị nguyên, con người kết tinh của quá khứ, con người của sách vở, của xã hội, của nhơn-vi tạo thành, con người của truyền thống lâu đời không biến cải, chính là “con người cũ” mà trong sách Evangile selon Saint Jean gọi là “le vieil homme”: “Kẻ nào không sống lại, không thể thấy được Nước của Chúa” (En vérité, je te le dis: si un homme ne nait de nouveau, il ne peut voir le Royaume de Dieu).[3] “Nước của Chúa” đây, là ám chỉ ĐẠO.

Quyển sách nầy đề cập đến “con người mới” ấy, và bạn đọc, nếu thấy còn bỡ ngỡ khi mới vào ngưỡng cửa Đạo học Đông phương, nên đọc thêm những quyển Nhập môn Triết học Đông phương, Trang Tử Tinh hoa, Lão Tử Tinh hoa, Phật học Tinh hoa, vì đây là phần tinh hoa của những bộ sách tinh hoa kia.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo