Downloadsachmienphi.com

Tứ Thơ Đại học – Trung dung

Tứ Thơ Đại học - Trung dung - Nhiều Tác Giả
Tứ Thơ Đại học – Trung dung –

Tứ Thơ Đại học – Trung dung

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Tứ Thơ Đại học – Trung dung –

Trung dung vốn là tên một thiên, thiên thứ 31 trong 49 thiên của sách Lễ kí, sau được tách ra thành một trong “Tứ thư” trở thành kinh điển của Nho gia. Tương truyền là tác phẩm của Tử Tư 子 思 sống đầu thời Chiến Quốc.

Tử Tư (483-402 tr CN), họ Khổng, tên Cấp 伋, là cháu đích tôn của Khổng Tử. Sử kí Khổng Tử thế gia chép: “Khổng Tử sinh Lí 鯉, tự Bá Ngư 伯 魚. Bá Ngư sinh Cấp, tự Tử Tư”. Sử kí còn cho biết Tử Tư “thường khốn ư Tống. Tử Tư tác Trung dung” (từng bị khốn ở nước Tống. Tử Tư làm ra thiên Trung dung). Sự tích cuộc đời Tử Tư ngày nay không thể khảo rõ được. Theo sự ghi chép của sách Mạnh Tử thì Tử Tư từng được Lỗ Mậu Công 魯 謬 公 và Phí Huệ Công 費 惠 公 tôn làm người hiền, đãi theo lễ thầy học, nhưng rốt cuộc vẫn không được dùng. Hán thư – Nghệ văn chí ghi tên sách Tử Tư tử 子 思 子, 23 thiên, đã thất truyền. Trịnh Huyền và Khổng Dĩnh Đạt đều nói Trung dung trong sách Lễ kí là do Tử Tư làm ra. Tống Nho đã khẳng định thuyết đó, cho rằng “thử thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm pháp, Tử Tư khủng kì cửu nhi sai dã, cố bút chi ư thư, dĩ thụ Mạnh Tử” (thiên này chính là tâm pháp truyền thụ của Khổng môn. Tử Tư e lâu ngày sẽ sai lạc đi, nên chép vào sách để trao cho Mạnh Tử – Chu Hi – Trung dung chương cú). Trong mạch truyền đạo thống, Tử Tư là cái gạch nối giữa Tăng Tử ở trước với Mạnh Tử ở sau, được tôn là “Thuật Thánh”. Đời sau phần nhiều coi Trung dung là trước tác của Tử Tư, và ghép Tử Tư với Mạnh Tử làm một học phái gọi là “Tư Mạnh học phái”. Các học giả cận đại có người hoài nghi, cho rằng trong Trung dung có những câu như “Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân”, hẳn là tác phẩm ở buổi giao thời Tần – Hán, chứ không phải của Tử Tư.

Hàn Phi Tử. Hiển học khi trình bày “Nho phân vi bát” coi “Tử Tư chi Nho” là một học phải độc lập. Tư tưởng của Tử Tư thành một học phái là điều có thể khẳng định song tình hình thực tế của tư tưởng Tử Tư thì còn phải tiếp tục nghiên cứu.

Quách Mạt Nhược, Dương Vinh Quốc cho Trung dung là tác phẩm của học phái Tư Mạnh thời Tiên Tần. Phùng Hữu Lan coi là tác phẩm của học phái Mạnh Tử thời Tần – Hán. Toàn thiên lấy “Trung dung” làm chuẩn mực đạo đức và quy luật tự nhiên tối cao. “Trung dung” là khái niệm được Khổng Tử nêu ra trước nhất “Trung dung chi vi đức dã, kì chí hĩ hồ! Dân tiển cửu hĩ” (Trung dung là cái đức tốt đến cực điểm. Mọi người thiếu cái đức đó đã lâu lắm rồi – Luận ngữ Ung dã). Với Khổng Tử, “Trung dung” là một phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học và đạo đức của ông, có nghĩa là cái nguyên tắc chung nhất nắm lấy “trung” như quy luật vận động của sự vật, không thiên lệch. Thật ra cội nguồn của tư tưởng này đã có từ lâu. Nghiêu lúc nhường ngôi cho Thuấn đã nhấn mạnh rằng cai trị xã hội phải “doãn chấp kì trung” 允 執 其 中 (Luận ngữ Nghiêu viết). Chu Công cũng đề xướng thực hành “trung đức” 中 德 (Thượng thư. Tửu cáo) và nhấn mạnh rằng khi xử kiện và dụng hình phải “trung chính” 中 正 (Thượng thư. Lã hình). Quan niệm chuộng “trung” trong Chu Dịch càng thể hiện rõ. Hào từ của các hào trung (tức là hào Nhị và hào Ngũ) trong 64 quẻ hầu hết đều tốt lành. Thời Xuân Thu, quan niệm “trung hoà” 中 和 được phát triển. Như Án Anh nêu ra ngũ vị điều hoà thành mĩ canh (canh ngon), ngũ sắc hiệp hoà thành văn thái (màu sắc đẹp đẽ), ngũ thanh tương hoà thành mĩ nhạc, quân tử nghe thấy “tâm bình đức hoà” (Tả truyện. Chiêu Công nhị thập niên).

Trên cơ sở ấy, Khổng Tử nêu lên khái niệm “Trung dung” nâng quan niệm “trung hoà” lên tầm triết học. Ông nói: “Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung” (Lễ kí, Trung dung). Chữ “dung” 庸 có ba nghĩa:

(1) nghĩa là “dụng” 用. Trình Huyền thời Đông Hán nói: “Danh viết Trung dung giả, dĩ kì kí trung hoà chi vi dụng dã. Dung, dụng dã” (Đặt tên là Trung dung, vì nó ghi lại cái tác dụng của trung hoà. Dung tức là dụng – Thích văn và Lễ kí chính nghĩa).

(2) nghĩa là “thường đạo” 常 道. Trịnh Huyền chú Lễ kí. Trung dung nói rằng: “Dung, thường dã. Dụng trung vi thường đạo dã” (Dung là đạo thường. Dụng trung vi thường đạo dã” (Dung là đạo thường. Lấy trung làm đạo thường, đạo không thay đổi). Hà Yến thời Nguỵ Tam Quốc nói “Dung, thường dã. Trung hoà khả thường hành chi đức” (Dung là thường. Trung hoà là đức có thể luôn luôn thi hành – Luận ngữ Ung dã chú).

(3) nghĩa là “bình thường” 平 常 (Chu Hi Trung dung chương cú).

Tư tưởng “Trung dung” của Khổng Tử thừa nhận “lưỡng đoan” hai đầu đối lập của sự vật là tồn tại khách quan và chủ trương thái độ “hoà nhi bất đồng” đối với hai đầu đối lập ấy. Ông nhấn mạnh “chấp lưỡng dụng trung” 執 両 用 中 không “quá”, không “bất cập”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo