Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Với Lý Luận Giỏi – Morris S. Engel
Bất kỳ ai đọc quyển sách này đều đã quen thuộc với việc tranh cãi dường như không bao giờ có hồi kết về trí tuệ và các luận điệu của chúng ta, cái việc mà đã là một đặc tính nổi bật của cuộc sống trong suốt những năm cuối thế kỷ 20. Thông qua từng các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đã bị dội bom với những lập luận về mua cái này hay cái kia, tin diễn giả này hay diễn giả khác, làm điều này hay làm điều khác. Những thông điệp có tính thuyết phục xuất phát từ bạn bè, gia đình và chính phủ, thậm chí từ những người lạ mà ta chỉ thảo luận trong chốc lát.
Chúng ta thường lấy những điều “phi lo-gic” (vô lý) để nỗ lực thuyết phục chúng ta, nhưng chúng ta có thể phát hiện rằng rất khó khăn để chống lại nỗ lực đó bởi vì chúng ta không chắc là tại sao tính lo-gic của những tranh luận là không có hoặc nó sai ở điểm nào. Thật là không may mắn khi mà trong cuộc tranh luận, người nào nói dài nhất, to nhất thường được xem là kẻ “chiến thắng”, thậm chí ông hay bà ta tranh cãi chẳng hay ho gì cả. Đó là bởi vì không có ai đáp lại trong cuộc tranh luận và nếu không có ai chỉ ra rằng những lập luận là yếu hay không thích hợp, thì chúng ta sẽđi đến suy nghĩ: người tranh luận có thể đúng và hơn nữa chẳng có ai có thể chỉ rằng nó sai và tương tự như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta chán ngán trong việc tranh cãi về một điều nếu nó không thể nghi ngờ hay tranh cãi. Chúng ta cùng những người khác có thể bị ảnh hưởng một cách tinh vi hay thậm chí nặng nề bởi nó, có thể trong thực tế sẽ xoá dần đi những bất đồng quan điểm ban đầu với nó, và cũng có thể phát hiện ra rằng rất khó khăn để từ chối tranh luận của người khác hoặc thậm chí kêu gọi hành động xuất phát từ nó. Tất cả có thể dẫn chúng ta đến cảm giác là chúng ta không có sự lựa chọn nhưng vẫn phải nói và phải làm những việc mà chúng ta với lương tri không chọn hoặc không tin tưởng.
Bằng cách nào chúng ta biết rằng chúng ta nên mua cái gì, tin cái gì và làm những việc khẩn cấp? Những lý do đó là gì, và chúng thuyết phục đến mức nào? Tại sao chúng tồn tại, nếu không thì tại sao chúng bắt buộc chúng ta? Và làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng những phân tích cá nhân về các vấn đề có liên quan đến chúng ta là có lý như chúng ta đã thực hiện? Một mục đích của nghiên cứu lo-gic là đạt được các công cụ mà với chúng có thể phân biệt một lập luận đúng với một lập luận sai. Theo đó, lo-gic có thể được xem là một trong những nghiên cứu mạnh mẽ nhất chúng ta có thể tiến hành, đặc biệt là trong thời đại như chúng ta đang sống, thời mà có quá nhiều yêu sách và phản đối các yêu sách.
Lý Luận vừa là Một Môn Khoa Học và Môn Nghệ Thuật
Có phải lý luận học là một môn khoa học (như thiên văn học hay di truyền học), hoặc là một môn nghệ thuật thực hành (như thể dục hay nấu ăn) không? Có phải mục tiêu của nó là mô tả sự tự nhiên và cấu trúc tư duy đúng, theo cách của một môn khoa học chính xác? Hoặc là nó dạy chúng ta làm thế nào để lý luận đúng như là chúng ta có thể hướng dẫn ai đó chơi kèn?
Nói ngắn gọn là có phải mục tiêu cơ bản của nó là giúp chúng ta hiểu lập luận rõ ràng là gì và dạy chúng ta làm thế nào để lập luận đúng đắn?
Một tình huống có thể được nêu ra để nhìn nhận lý luận học bằng một trong những cách này. Một số người cho rằng lý luận học ngoài là một môn khoa học, nó khám phá, hệ thống, và thiết lập các nguyên tắc để lập luận đúng. Họ thậm chí còn gợi ý là giảng dạy cách lập luận có lo-gic là vô ý nghĩa, giống như là chúng ta chẳng cần đợi những nhà tâm lý học dạy chúng ta ăn.
Hoặc là chúng ta biết làm thế nào để lập luận hoặc chúng ta không biết. Nếu chúng ta có đầy đủ mọi năng lực, chúng ta chẳng cần những hướng dẫn. Nếu chúng ta không có nó thì những hướng dẫn cũng chẳng giúp được gì.
Những người khác lại cho rằng giá trị cơ bản của lo-gic là nâng cao sức mạnh của những lập luận và tăng cường khả năng của chúng ta để đánh giá sự đúng đắn của những lập luận và sửa chữa những điểm yếu. Với những lợi ích này, lo-gic phải được coi là một môn nghệ thuật cũng như là một môn khoa học không chỉ để thông tin cho tư duy mà còn huấn luyện nó. Một vài người định nghĩa lo-gic là một nghệ thuật tự do, những nghiên cứu của nó cung cấp hiểu biết tốt hơn về sự tự nhiên và giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ và hành động ngu dốt. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ theo đuổi việc thực hành trên góc độ coi đó vừa là một nghệ thuật vừa là một môn thực hành và quan trọng không kém là tiến hành những nghiên cứu mang tính lý thuyết của nó. Thực tế là có vài người sẽ phàn nàn là việc nghiên cứu mang tính thực hành cuả nó với những phân tích về thành kiến, thiên vị, và sự cố chấp thậm chí là quan trọng hơn việc nghiên cứu mang tính lý thuyết. Lịch sử là một cuốn danh mục về những sự kiện mà một cuộc tranh luận tồi tệ đã thuyết phục cả nhiều đám người hành động một cách xấu xa, thậm chí là tàn bạo. Rất nhiều sự tàn bạo cực điểm trong Thế Chiến II đều là bằng chứng chúng ta cần nói lên rằng với bản chất tự nhiên chúng ta dễ bị thuyết phục để thù ghét và giết người. Tất nhiên là có nhiều nhân tố đã đóng góp vào tình hình mà sự huỷ diệt có thể xảy ra nhưng nó không thể đơn giản là đặc điểm nổi bật để cố tình lập luận sai trái. Nhưng việc lập luận tồi tệ chắc chắn đã thúc đẩy rất nhiều hành động cá nhân mà đã công nhận tính hợp lý cho nó. Và tương tự thế bạo lực và thù hận tiếp tục chi phối xã hội chúng ta. Do đó việc nghiên cứu logic đúng đắn là cách thức để chúng ta có thể cố gắng hết sức để giảm bớt những hành vi như thế trong chính chúng ta và bảo vệ chúng ta khỏi nó.
Nhà trào phúng Jonathan Swift ở thế kỷ 18 đã xuất bản một tiểu luận có tựa đề “Một Lời Đề Nghị Khiêm Tốn” trong đó ông đã kín đáo gợi ý rằng tập tục ăn thịt đồng loại là một điều hết sức hợp lý, là một giải pháp mang tính thực tế cho vấn đề quá tải dân số trong nghèo đói. Trong những gì xuất hiện là một lý luận đẹp đẽ có tính thuyết phục “một điều lo-gic chặt chẽ sẽ dẫn đến tranh cãi khủng khiếp từ những giả thiết đáng kinh ngạc vì thế giả thiết đơn giản rằng người đọc tán thành trước khi anh ta biết anh ta tán thành cái gì.” (Norton Anthology of Emglish Literature, Quyển 1, dòng 3, trang 209). Điều mà Swift thực sự muốn làm là bằng cách đơn giản nào chúng ta có thể bị dẫn tới những suy nghĩ và quan điểm khiếp sợ — không dám nói lên hành động nào cả — bởi một người tranh luận biết cách làm thế nào giả tạo được sự hợp lý. Đó là lý do tại sao chúng ta nên biết cảm nhận sự hợp lý bằng bản thân chúng ta nhờ vậy chúng ta có thể phân biệt những thứ giả tạo tinh vi với những thứ thật.