Downloadsachmienphi.com

Bí Quyết Thành Công Sinh Viên

Bí Quyết Thành Công Sinh Viên - Nhiều Tác Giả
Bí Quyết Thành Công Sinh Viên – Nhiều Tác Giả

Bí Quyết Thành Công

Tác Giả: Nhiều Tác Giả

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bí Quyết Thành Công Sinh Viên – Nhiều Tác Giả

Các tác giả quyển sách này từng là những giỏi và hiện đang là giảng viên Đại học uy tín, đầy nhiệt huyết. Chính vì vậy những nội dung được trình bày trong sách đề cập đến nhiều vấn đề mà Sinh viên thường gặp phải, từ phương pháp học tập cho đến rèn luyện các kỹ năng hỗ trợ, thậm chí cả việc “săn” học bổng và tìm đường du học.

Điều quan trọng và thú vị ở đây là sau khi nêu ra vấn đề, các tác giả đều đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề một cách rất “Sinh viên” trong việc làm thế nào để có những kỹ năng mềm hết sức cần thiết cho một hiện đại như nghe, ghi chú, học ngoại ngữ, sử dụng Internet…

Tựa sách là “Bí quyết thành công Sinh viên”, nhưng theo tôi, các em học sinh Trung học phổ thông sắp bước vào giảng đường Đại học cũng có thể sử dụng như là một cách tiếp cận với phương pháp học Đại học, vốn khác rất xa so với cách học ở bậc Trung học phổ thông. Khi đọc hết những trang cuối cùng, người đọc sẽ thấy bí quyết mà các tác giả đưa ra tập trung vào ba điểm chính: 1. Biết đặt mục tiêu học tập cho đúng, 2. Có phương pháp và có kế hoạch thực hiện hiệu quả mục tiêu đã đặt ra và 3. Có ý chí quyết tâm và tự tin theo đuổi đến cùng kế hoạch của mình.

Chặng đường học tập ở bậc Đại học không mấy dài, nhưng là chặng đường quan trọng trong đời người trí thức. Quyển sách này, với trải nghiệm của chính những người đã đi qua chặng đường đó, chắc chắn rất hữu ích cho các Sinh viên, giúp các bạn rút ngắn hơn con đường đi đến thành công trong học tập để trở thành người trí thức trẻ có năng lực thực sự.

HÀNH TRÌNH ĐẠI HỌC

Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.

Vijaya Lakshmi Pandit

Nhiều bạn trẻ đã nỗ lực bằng mọi giá để trở thành Đại học, để có mặt ở giảng đường Đại học với khát vọng tìm kiếm một tương lai tươi sáng. Nhưng tương lai tươi sáng thường chỉ thật sự hiện ra nếu các bạn khám phá được hết tiềm năng của mình. Và hành trình Đại học với đòi hỏi quan trọng nhất là tiếp cận được tinh thần Đại học sẽ giúp các Sinh viên nhận ra điều đó.

Làm quen với tinh thần Đại học Học tập là một hành trình dài – hành trình suốt đời. Song có lẽ, học Đại học luôn là chặng đường tích lũy nhiều giá trị nền tảng nhất và mang theo nhiều cảm hứng đặc biệt nhất trong suốt cuộc đời chúng ta. Không phải vì Đại học là bậc học cao hơn các bậc học trước đó, mà là vì bắt đầu ở chặng đường này, các trẻ tuổi sẽ được hấp thu giáo dục theo một triết lý hoàn toàn mới so với bậc phổ thông: triết lý giáo dục mà nhiều người vẫn gọi là tinh thần Đại học.

Liệu ý kiến của những trẻ, không tên tuổi có được lắng nghe và chấp nhận? Liệu họ có được tạo cơ hội phát triển ngay khi còn ngồi ở ghế nhà trường? Câu trả lời chính là một trong những vấn đề mấu chốt của tinh thần Đại học, cho thấy trường Đại học cần phải là nơi có một cộng đồng khoa học đông đảo với tinh thần khoa học thực thụ. Giới Đại học, bao gồm đội ngũ cán bộ giảng dạy và cả Sinh viên, luôn được xem là những người tiên phong, đi đầu trong việc đề xuất các tư tưởng, khuynh hướng nghiên cứu, các giải pháp cho xã hội; hoặc ít ra là, ở mức độ thấp hơn, giới đại học luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng và cập nhật các nghiên cứu của thế giới vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đề cao sự sáng tạo và khả năng phát hiện ra cái mới là một giá trị cốt lõi của tinh thần Đại học. Xã hội luôn kỳ vọng trường Đại học là nơi sẵn có không gian đối thoại, cơ hội cọ xát tư duy và sự tôn trọng chân lý. Nói đến tinh thần Đại học, không thể không nhắc đến Wilhelm von Humboldt – người được xem là đã đặt những nền móng quan trọng cho việc cải cách Đại học Đức nói riêng và nền Đại học phương Tây nói chung từ năm 1810, người đã đi vào lịch sử Đại học thế giới với đề án “Cải cách tổ chức từ bên trong và bên ngoài các cơ sở khoa học cấp cao ở Berlin”.

Tinh thần Đại học có thể khái quát dựa trên ba từ khóa cơ bản: Tư duy (chứ không phải học thuộc lòng) – Khái quát hóa, phổ quát (chứ không phải chỉ nhìn thấy những điều cá biệt) – Tự do(cá nhân được tạo điều kiện, được khích lệ để thể hiện quan điểm, năng lực, tài năng của mình).

Trải nghiệm đáng giá nhất khi bạn bước vào Đại học là bạn sẽ có cơ hội trưởng thành nhờ được rèn luyện trong một môi trường đề cao tư duy phản biện, sự sáng tạo và khả năng tìm kiếm, phát minh cái mới. Thay đổi thói quen của một học sinh phổ thông vốn phụ thuộc vào việc cung cấp kiến thức giáo khoa của nhà trường để trở thành một thấu triệt tinh thần Đại học đòi hỏi tư duy độc lập, sáng tạo. Và đây sẽ là thử thách quan trọng trong hành trình Đại học của bạn.

Có thể bạn đã quen với mục tiêu “học để biết, học để hiểu” ở bậc phổ thông, dù giờ đây không ít trường phổ thông đã đòi hỏi ở học sinh nhiều hơn mục tiêu đó. Các kiến thức giáo khoa yêu cầu bạn phải biết, phải hiểu được những điều mà sách vở và nhà trường đã lựa chọn để cung cấp cho bạn. Điểm khác biệt cơ bản nhất của biết vàhiểu là bạn phải có khả năng trình bày lại vấn đề, nhất là trong các bài thi, kỳ thi quan trọng.

Bước vào Đại học, mục tiêu học tập cao sẽ được nâng cao hơn và trở thành các chuẩn mực tốt nghiệp. Bạn sẽ được yêu cầu “học để áp dụng”, nghĩa là để sẵn sàng làm việc ở một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể nào đó ngay sau khi ra trường. Các chương trình Đại học thiên về định hướng một nghề nghiệp cụ thể nào đó (chẳng hạn chương trình đào tạo kế toán, đào tạo về kỹ thuật xây dựng…) chắc chắn sẽ rất chú trọng yêu cầu này. Bạn phải nắm vững những kiến thức được trang bị, những kỹ năng nghiệp vụ được huấn luyện để có thể áp dụng vào một ngành nghề cụ thể. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay của Việt Nam, yêu cầu đang được các doanh nghiệp đòi hỏi như là một tiêu chuẩn ưu tiên này phải được các trường Đại học lưu ý. Nếu bạn là của những ngành học có xu hướng thực hành thì yêu cầu “làm được công việc ngay sau khi ra trường” sẽ là một yêu cầu được ưu tiên. Bạn cần tập trung nhiều vào phần thực tập để có thể áp dụng được những gì đã học vào thực tế một cách hiệu quả. Sự thuần thục về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là một đòi hỏi rất nghiêm túc để bạn thành công trong lĩnh vực đã chọn.

Tuy nhiên, Biết – Hiểu – Áp dụng chỉ nên xem là mức yêu cầu tối thiểu của học tập bậc Đại học. Những mức yêu cầu đó chưa phải là cao nhất theo đúng tinh thần Đại học. Câu hỏi lớn khiến các nhà giáo dục cũng như các bận tâm là liệu việc Biết – Hiểu – Áp dụng một số thứ vào thực tế có đủ để tạo ra những giá trị lâu dài, bền vững và đáng giá cho một Sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhất là khi mà bối cảnh xã hội thay đổi ngày càng nhanh, thậm chí đến mức khó lường. Nhiều kiến thức nhanh chóng lạc hậu, tốc độ làm mới kiến thức của nhân loại trong các lĩnh vực nghề nghiệp đang diễn ra chóng mặt. Vậy việc an tâm Biết – Hiểu – Áp dụng những gì đã học được ở Đại học có đủ “an toàn” đối với tương lai những người trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Đại học phải là một nơi giảng dạy, ươm mầm cho những công việc sáng tạo. Và những Đại học thực thụ luôn hướng đến những mục tiêu học tập cao hơn thế. Đó là học để Vận dụng học để Sáng tạo. Vận dụng và Sáng tạo là hai mức yêu cầu đòi hỏi Sinh viên phải tiếp cận kiến thức trong thái độ phản biện toàn diện, không dễ dàng chấp nhận những kết luận được sách vở và giảng viên cung cấp, mà luôn biết đặt các câu hỏi nghi vấn, tìm tòi những khía cạnh mới chưa được nói đến của vấn đề và tự săn lùng câu trả lời. Sinh viên chỉ có thể là một thành viên Đại học thực thụ nếu họ thấm nhuần triết lý này.

Để theo kịp cách học mà triết lý Đại học đòi hỏi, các Sinh viên trẻ tuổi phải sẵn sàng để vào vai những “đồng nghiệp trẻ” của giảng viên, thậm chí là các giảng viên còn được yêu cầu phải khích lệ Sinh viên để họ sớm vào vai đó. Họ sẽ phải học điều đầu tiên rất quan trọng ở bậc Đại học: “Muốn giỏi là phải biết tự giỏi”. Chẳng bao giờ có ai khuyên bạn nên quên thành ngữ dân gian đầy hàm ý “Không thầy đố mày làm nên”. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà cứ ngồi yên đó trông chờ thầy cô đọc cho chép rồi làm theo những gì thầy cô yêu cầu, và chỉ làm chừng ấy thôi. Trong vai những “đồng nghiệp trẻ” của giảng viên, bạn cũng đừng vội nghĩ là mình phải luôn sẵn sàng tranh luận mọi lúc mọi nơi với giảng viên. Hãy nghĩ đơn giản hơn rằng khi cần thiết, bạn hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi nghi vấn, phát biểu quan điểm cá nhân, tìm kiếm các lý lẽ và kết luận cho một vấn đề nào đó, mà không nhất thiết phải tán thành quan điểm và lý lẽ của giảng viên và của người khác. Các vấn đề luôn cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ, không chỉ là chính đề mà cả các phản đề của nó, nghĩa là bạn phải sẵn sàng lật ngược lại vấn đề nhằm xem xét các khía cạnh khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của cùng một vấn đề.

Những thói quen tốt mà Sinh viên Đại học thường có như đọc sách, ghi chép tư liệu, làm việc ở thư viện, chủ động trao đổi với bạn bè hay giảng viên, đặt câu hỏi, thuyết trình, tham gia đề tài nghiên cứu… chính là những biểu hiện của mức độ tiếp cận triết lý học tập theo tinh thần Đại học. Ghi chép máy móc, học thuộc lòng kiến thức, không đọc sách tham khảo, không tham gia tranh luận, thuyết trình… sẽ là những kịch bản tồi tệ khiến một Sinh viên không phát huy được năng lực bản thân trong môi trường Đại học.

Tinh thần Đại học khích lệ bạn đừng dễ dãi chấp nhận các lý lẽ và các kết luận có sẵn. Bạn nên sẵn sàng theo đuổi hành trình tìm kiếm, khám phá những lý lẽ và kết luận của chính bạn về vấn đề mà bạn được giới thiệu qua sách vở và bài giảng. Không kịp chuyển đổi nhận thức về việc học tập với tinh thần Đại học, bạn có thể sẽ đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu có mặt ở trường Đại học – tình trạng “sốc Đại học”

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo